Lợi ích của việc hít thở sâu
Hít thở sâu giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề hô hấp. Thở sâu làm nở phổi và tăng cường hoạt động của phổi.
Hít thở sâu cung cấp cho cơ thể lượng lớn oxy, mở rộng phổi và điều hòa tuần hoàn máu. Chúng ta thường không nhận ra những lợi ích sức khỏe khác nhau của hơi thở sâu. Nếu bạn gặp vấn đề trong kiềm chế tức giận, hít thở sâu có thể giúp. Vì vậy, hãy bắt đầu chú ý đến cách bạn hít thở. Hít thở sâu và sống lâu đi kèm với nhau. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của hơi thở sâu.
Ảnh: globul-art.com.
Giải độc tố
Một trong những lợi ích sức khỏe của hơi thở sâu là giải độc trong cơ thể. Một hơi thở sâu giúp giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể, trong khi đó nếu bạn hít thở nông, các cơ quan khác phải làm thêm giờ để giải phóng độc tố.
Giảm căng thẳng
Bạn đã có một ngày làm việc căng thẳng? Có một vấn đề khiến bạn giận sôi người? Hít thở sâu giúp làm giảm sự căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Hãy thử hít thở sâu trong khi làm việc.
Massage cơ quan bên trong
Chúng ta thường trả một khoản tiền để massage bên ngoài cơ thể mà không nhận ra rằng những cơ quan bên trong cũng cần được “nuông chiều”. Khi hít thở sâu, bạn có thể dễ dàng massage cơ quan bên trong cơ thể.
Tăng cường sản xuất máu
Video đang HOT
Một hơi thở sâu có thể làm tăng cung cấp oxy cho cơ thể bạn, làm tăng hemoglobin trong máu. Tăng cường sản xuất máu sẽ giúp ích trong các hoạt động bình thường của cơ thể.
Có tư thế đúng
Ngày nay, nhiều người trong chúng ta đang bị mắc kẹt trên chiếc bàn làm việc. Chúng ta đều đã nghe những bài giảng về việc duy trì tư thế đúng mà không biết rằng hít thở sâu buộc chúng ta phải ngồi trong tư thế thích hợp.
Chống lại các vấn đề hô hấp
Hít thở sâu giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề hô hấp. Thở sâu làm nở phổi và tăng cường hoạt động của phổi. Vì vậy, phổi trở nên khỏe mạnh và miễn dịch với bệnh tật.
Kiểm soát cân nặng
Có rất nhiều cách để quản lý chế độ ăn uống và tập thể dục giúp thân hình thon thả. Bạn có biết rằng hít thở sâu cũng giúp ích trong việc kiểm soát trọng lượng? Oxy tăng thêm khiến sự trao đổi chất nhanh hơn, dẫn đến tiêu hóa chất béo nhanh hơn.
Tăng cường hệ thần kinh
Hít thở sâu cũng có lợi cho hệ thần kinh. Thêm oxy sẽ nuôi dưỡng và tăng cường não, tủy sống và tất cả các dây thần kinh lan truyền khắp cơ thể.
Tập trung tốt hơn
Cuộc sống thường gây áp lực và chúng ta luôn tìm cách để thư giãn đầu óc. Hít thở sâu giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ tập trung vào những công việc tiếp theo.
Tăng sức chịu đựng
Hít thở sâu còn làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Điều này có nghĩa rằng cơ thể của chúng ta sẽ có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, từ đó sản xuất nhiều năng lượng hơn và làm tăng sức chịu đựng của bạn trong tất cả hoạt động.
Theo VNE
"Phương thuốc" đẩy lùi mệt mỏi
Mệt mỏi, căng thẳng là triệu chứng thường xảy ra đối với nhiều người trong cuộc sống bận rộn ngày nay, đặc biệt là những người lao động trí óc.
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
Lời khuyên sau đây của các chuyên gia sức khỏe Hoa Kỳ sẽ là "phương thuốc" hữu hiệu giúp bạn lấy lại trạng thái cân bằng.
Hít thở sâu
Thở sâu có thể làm chậm nhịp đập của tim, giảm sự ức chế thần kinh và giảm huyết áp. Hãy ngồi ở tư thế thoải mái, hoặc đi lại dọc hành lang công sở rồi thở sâu trong vài phút. Khi thở sâu, không khí vào đầy lồng ngực và khoang bụng, sau đó thở ra từ từ sẽ có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Thiền
Là biện pháp lấy lại sự cân bằng cho cơ thể một cách khá hiệu quả. Khi ngồi thiền, người bạn ở tâm thế hoàn toàn thư thái, tĩnh lặng, thả lỏng toàn thân, và chỉ sau 10-15 phút bạn sẽ lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Nếu sau một ngày làm việc mệt mỏi, tối đến trước lúc đi ngủ, bạn có thể ngồi thiền khoảng 30 phút, rất có lợi cho sức khỏe.
Ngủ đủ
Giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe. Sau những ngày làm việc căng thẳng, nếu có được giấc ngủ ngon bạn sẽ lấy lại sự cân bằng cơ thể, đầu óc bớt căng thẳng, tinh thần thư thái, ôn hòa hơn. Vì thế, không nên thức khuya và nên ngủ đủ mỗi ngày khoảng 7 tiếng. Nên nhớ, một giấc ngủ trưa, dù ngắn cũng mang lại sự cân bằng cho sức khỏe trong một ngày làm việc căng thẳng.
Nên nhớ, một giấc ngủ trưa, dù ngắn cũng mang lại sự cân bằng cho sức khỏe trong một ngày làm việc căng thẳng (Ảnh: Internet)
Không ăn quá no
Sau khi ăn, lượng máu trong cơ thể sẽ được huy động về hệ tiêu hóa, lúc này máu ở não rất ít, khiến con người chậm chạp, không muốn hoạt động và dễ buồn ngủ. Nếu ăn quá no, dạ dày phải làm việc nhiều, không tốt cho hệ tiêu hóa. Các chuyên gia sức khỏe khuyên mỗi người nên chia lượng thức ăn của mình trong một ngày ra làm 4 bữa thay vì 3 bữa, như vậy, đường huyết trong cơ thể bạn sẽ giữ được mức ổn định, đồng thời có lợi cho gan và dạ dày.
Thay đổi tư thế trong khi làm việc
Nếu bạn giữ nguyên một tư thế ngồi làm việc trong suốt 3-4 giờ liền chắc chắn bạn sẽ bị chồn chân, mỏi gối, đau lưng, cứng cổ, hoặc nhức mắt. Lời khuyên của các chuyên gia sức khoẻ là, cho dù bạn mê mải công việc đến mấy thì sau 2 giờ làm việc cũng nên đứng dậy, đi lại thư giãn trong phòng, thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, duỗi tay, cúi người lên, xuống và hít thở đều. Như vậy, huyết khí trong người bạn sẽ được lưu thông và tinh thần cũng bớt căng thẳng.
Uống nước trái cây
Một ly nước cam vắt hay nước bưởi, nước nho, nước táo... sẽ bổ sung các vitamine và khoáng chất cần thiết giúp bạn giải toả mệt mỏi, căng thẳng đồng thời giúp não lấy lại sự cân bằng thư thái. Bởi thế, thay vì một cốc cà phê giữa buổi chiều làm việc, bạn nên sử dụng một ly nước trái cây bổ dưỡng.
Theo VNE
Một vài tác dụng tuyệt vời của việc hít thở đúng Nếu bạn nghĩ rằng việc hít thở hàng ngày là điều đương nhiên, không cần học và chú ý thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Cách bạn hít thở cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Nếu mỗi ngày bạn tập luyện hít thở sâu từ 20 đến 30 phút thì sau 2-3 tháng, lượng serotonin - một chất được...