Lợi ích của ‘góc tĩnh tâm’ cho trẻ
Góc tĩnh tâm với những đồ vật kích thích suy nghĩ như lego, bộ xếp hình sẽ giúp trẻ bình tĩnh, không còn tập trung vào cảm xúc tiêu cực.
Góc tĩnh tâm là gì?
Khi đứa trẻ tức giận, có những cảm xúc gay gắt và không biết cách xử lý, ý tưởng về một góc tĩnh tâm ( calm-down corner) xuất hiện.
Đầu tiên, bạn cần hiểu việc tạo ra góc tĩnh tâm không giống việc cho trẻ thời gian chơi, thích làm gì thì làm. Thay vào đó, đây là nơi trẻ có thể lấy lại bình tĩnh để nhận ra cảm xúc của mình đang bắt đầu mất kiểm soát.
Tiến sĩ Donna Housman, nhà tâm lý học trẻ em lâm sàng, cho biết góc tĩnh tâm có thể đơn giản là chiếc thảm mềm cùng vài chồng sách, hoặc được thiết kế cầu kỳ, lạ mắt như một lâu đài bằng cách dựng cho trẻ chiếc lều kèm đèn trang trí. “Điều quan trọng là tìm ra điều giúp trẻ cảm thấy có thể bình tĩnh và cân bằng trở lại, một không gian thoát khỏi sự hỗn loạn và ồn ào với phần còn lại của ngôi nhà”, tiến sĩ Housman nói.
Nhiều người đã thắc mắc góc tĩnh tâm có gì khác so với những biện pháp giảm căng thẳng khác? Theo các chuyên gia, góc tĩnh tâm ngoài mục đích tạo ra không gian giúp vui chơi còn được thiết kế và bố trí những đồ vật thu hút sự quan tâm của trẻ, giúp trẻ không còn tập trung vào cảm xúc tiêu cực đang có. Trẻ em rất nhanh quên. Khi có thứ giúp thích thú và cần động não suy nghĩ, trẻ sẽ rất nhanh vượt qua cơn giận đang có.
Ảnh: Yejikim
Video đang HOT
Khi nào cần sử dụng góc tĩnh tâm?
Theo tiến sĩ Housman, bất cứ khi nào trẻ thấy tâm trạng không ổn đều có thể tìm đến góc tĩnh tâm. Điều quan trọng là bạn cần nhận biết hoặc giúp trẻ xác định khi nào cảm xúc của chúng không ổn. Một số biểu hiện dễ thấy nhất là nghiến răng, nắm chặt tay, la hét, nhíu mày hoặc ném đồ vật.
Ngoài ra, khi trẻ có những dấu hiệu không tôn trọng bạn hoặc phá vỡ quy tắc đã đề ra trước đó, bạn cũng cần đưa trẻ tới đây. Sở dĩ nếu tiếp tục to tiếng hoặc mắng trẻ, cố giải quyết mâu thuẫn giữa bạn và trẻ ngay lúc đó, bạn sẽ đẩy xung đột lên cao hơn. Việc trẻ tìm đến góc tĩnh tâm cũng giúp bạn bình tĩnh hơn.
Trường hợp trẻ chủ động quyết định muốn đến góc tĩnh tâm, không tiếp tục tranh cãi, bạn cũng nên tôn trọng. Bởi lẽ việc sử dụng góc tĩnh tâm là để dạy cho trẻ sự tự tin, độc lập và hiểu bản thân hơn.
Thiết kế góc tĩnh tâm cho trẻ
Nhờ trẻ lập kế hoạch: Bạn hãy lắng nghe những ý tưởng về góc tĩnh tâm của trẻ. Ngoài dựa theo sở thích, việc này còn giúp thiết kế của bạn phù hợp với chiều cao của trẻ.
Kiên định: Bên cạnh việc lắng nghe ý kiến của trẻ, bạn cũng cần có kế hoạch của riêng mình để đảm bảo kích thước của công trình cũng như chi phí thực hiện. Thông thường, góc tĩnh tâm nên đặt trong phòng của trẻ hoặc một góc của phòng sinh hoạt chung. Với những căn hộ rộng, bạn có thể thiết kế trên gác xép hoặc khoảng trống trên tầng áp mái để tạo ra một không gian đủ yên tĩnh.
Cho phép trẻ cùng thiết lập quy tắc: Vì góc tĩnh tâm còn là phương pháp dạy con, không chỉ là nơi vui chơi, bạn cũng cần xây dựng các quy tắc phù hợp. Chẳng hạn, trẻ không được ngủ ở đó qua đêm, không được dùng quá 4 lần một tuần (mục đích để giảm số lần và tần suất của trẻ trong thời gian nhất định).
Các chuyên gia gợi ý một số đồ dùng có thể bài trí trong góc tĩnh tâm, gồm: chăn, gối, ghế ngồi, nhật ký (với trẻ đã đi học), chong chóng, lego, các miếng xếp hình… Sau khoảng 30-60 phút trẻ ở góc tĩnh tâm, bạn nên nói chuyện với trẻ để xem cảm xúc hiện tại của chúng ra sao. Nếu trẻ đã bình tĩnh, bạn có thể nói về xung đột vừa qua. Khi đó, trẻ sẽ dễ tiếp thu và nhận ra sai ở đâu.
Xúc động nhật ký phong tỏa bệnh viện của Bác sĩ làm quen với "cuộc sống 4 mới"
"...Đã 4 ngày trôi qua, chúng tôi và những bệnh nhân thân thương của chúng tôi vẫn sống tốt và sống khoẻ; tuổi thọ của Cô Vy chắc chắn sẽ rất ngắn ngủi khi tất cả chúng tôi đều quen dần với "cuộc sống 4 mới"..." - nhật ký của bác sĩ Đặng Văn Trí trong những ngày sống cách ly tại Bệnh viện C Đà Nẵng.
Ngày 29-7, bác sĩ Đặng Văn Trí (công tác tại Bệnh viện C Đà Nẵng) cho biết mình và mọi người bên trong Bệnh viện C đều đang sống tốt. Qua điện thoại, bác sĩ Trí thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào ngày chiến thắng "đội quân SARS-CoV-2. Bác sĩ cũng không quên cảm ơn tình cảm của cộng đồng, cảm ơn sự hỗ trợ của mọi người đã hướng về TP Đà Nẵng những ngày qua.
Y bác sĩ tập quen cuộc sống mới bên trong bức tường cách ly
Báo Người Lao Động đăng tải lại "Nhật ký phong tỏa bệnh viện" của bác sĩ Đặng Văn Trí:
NHẬT KÝ PHONG TOẢ BỆNH VIỆN - Ngày thứ tư
Vậy là thời khắc 0 giờ 00 ngày 28-7-2020 đã đi vào lịch sử của Đà Nẵng khi lần đầu tiên thực hiện lệnh phong toả 3 bệnh viện lớn tại Thành phố. Ai cũng hỏi, chúng tôi sống như thế nào phía bên trong 4 tường rào bệnh viện đã thực hiện phong toả?
Đã 4 ngày đi qua, kể từ khi chúng tôi nhận được 3 chìa khoá và khi cả 3 cổng vào Bệnh viện đều đóng lại; dẫu biết là "tạm thời" nhưng tất cả đều chạnh lòng; dẫu biết là tình cảm ngoài cộng đồng vẫn dành thật nhiều cho chúng tôi nhưng tất cả đều lưu luyến. Bởi, những ngày tới đây, mẹ xa con, vợ xa chồng, những tình cảm ruột rà máu mủ sẽ tạm ngưng đọng lại, mang theo cái nhớ da diết khó tả,. Và, tất cả chúng tôi đều sống "cuộc sống 4 mới" để hoàn thành thiên chức thiêng liêng của các thầy thuốc là đánh thắng đại dịch COVID-19.
Đầu tiên là "cách sống và làm việc mới": Tất cả chúng tôi đều làm việc gần như là 24/24 và liên tục để sắp đặt và tái thiết lại môi trường làm việc mới khi chúng tôi làm việc trong môi trường khắc nghiệt hơn; đôi lúc cảm thấy "mất nhịp sinh học" và thoáng quên thứ ngày - nhất là cuối tuần vừa rồi, hầu như chẳng ai để ý như thường nhật đó là dịp weekend của gia đình - tất cả đều lao vào công việc; với những bữa ăn quá bữa và những bữa ăn vội vàng. Tất cả cũng vì để bệnh nhân của chúng tôi bình yên hơn, an tâm hơn, tin tưởng hơn và ít xáo trộn cuộc sống hơn so với khi chưa phong toả. Cuối cùng, đến hôm nay, chúng tôi đã làm được điều đó. Một trải nghiệm đáng nhớ trong đời của các thầy thuốc!
Thứ nữa là "sự quan tâm và chia sẻ mới": Tất cả chúng tôi, và những bệnh nhân của chúng tôi, ngày thường vẫn là những con người đó, những gương mặt đó, những công việc đó. Nhưng những ngày này, ai cũng dành sự quan tâm chia sẻ cho nhau, thứ tình cảm giữa người với người cảm giác gần gũi thân thương. Bữa ăn quá giờ vẫn gọi chờ nhau, kỹ thuật chuyên môn khó vẫn quyết cùng nhau hoàn thành, bệnh diễn biến nặng lại cùng nhau hội chẩn để giải quyết, vẫn những tiếng gọi nhau í ới đó nhưng rất chân thành sâu lắng. Tình đồng đội đồng môn như gắn bó chúng tôi hơn. Và, như thế tất cả chúng tôi hoàn thành hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác để mỗi công việc của chúng tôi đều góp phần ngăn chặn sự lây lan và nhiễm chéo virus SARS-CoV-2, tiến tới dập dịch hoàn toàn.
Niềm tin "Một ngày không xa, đội quân SARS-CoV-2 sẽ "thất trận"
Thêm nữa là "kỹ năng mới": Tất cả chúng tôi chưa ai trong đời thầy thuốc mà có kinh nghiệm sống và làm việc khi phong toả bệnh viện, phong toả khu phố. Tất cả đều là trải nghiệm lần đầu, nhưng với bản năng thương yêu đồng loại, thương yêu con người và bằng tri thức có được, chúng tôi đã hình thành các kỹ năng mới: tính toán để sinh tồn. Ai cũng hỏi chúng tôi sẽ trụ được bao lâu sau 4 hàng rào bệnh viện khi công việc chính của chúng tôi chỉ là "nhìn - sờ - gõ - nghe" để chẩn đoán và điều trị bệnh. Giờ đây, chúng tôi phải biết tính toán phải cần bao nhiêu gạo, bao nhiêu lương thực thiết yếu, bảo quản dự trữ ra sao, ... để nuôi sống chúng tôi và các bệnh nhân của chúng tôi một cách khoẻ mạnh; có được nguồn lương thực là một việc nhưng rồi làm sao chế biến trong điều kiện khắc nghiệt để các bệnh nhân của chúng tôi có được chế độ ăn bệnh lý và đúng giờ, người bệnh tim mạch phải bớt tí muối, bớt tí mỡ nhưng bớt ít là bao nhiêu, bởi hàng ngày chúng tôi chỉ tiếp xúc với bơm tiêm, kiêm tiêm và banh kéo; chứ mấy ai tiếp xúc với "tay dao tay thớt" bao giờ. Và, thực tế tại khu chế biến thức ăn có những y bác sĩ "nước mắt ngắn nước mắt dài" khi .... cắt giả hành!!!! Cuối cùng, đến hôm nay chúng tôi cũng đã dự trữ đủ lương thực "để sống" đến một tháng - tức có "cơm ăn áo mặc", còn muốn "ăn ngon mặc đẹp" thì chỉ cầm cự được từ 7 đến 10 ngày với đầy đủ rau, cá, thịt, tôm đang ở tủ đông với khoảng ... 1 tấn và chừng 4 tấn gạo. Bởi vậy, chúng tôi là các thầy thuốc đâu chỉ có biết "Em Cô Vy" xinh đẹp nhưng thâm hiểm - mà chúng tôi còn biết kỹ năng sinh tồn do "Em Cô Vy" tạo ra!
Sau nữa nhưng chưa phải cuối, đó là "công nghệ mới": Khi chưa cách ly y tế, cứ mỗi sáng đầu ngày làm việc chúng tôi đều giao ban chuyên môn bằng cách cùng ngồi quanh một bàn để trao đổi về những bệnh nhân trong đêm trực qua. Còn giờ đây, đã cách ly y tế, không được tụ họp đông người. Vậy là, chúng tôi tìm đến với "công nghệ mới", nào là Meeting Zoom, Google Meeting, vân vân mây mây. Tất cả cũng chỉ để hiểu biết nhiều nhất, chắc chắn nhất về tình hình bệnh tật của những bệnh nhân chúng tôi. Chưa dừng lại ở đó, tại "Khu vực cách ly đặc biệt" thì rất hạn chế vào - ra vì nguy cơ lây nhiễm rất cao cho thầy thuốc và lây chéo cho người khác. Nhưng, bệnh nhân cần chúng tôi "luôn ở bên cạnh người bệnh". Vậy là, những thế hệ "công nghệ mới" về camera đã được chúng tôi dùng đến như là cứu cánh "kề vai sát cánh" với những bệnh nhân của chúng tôi trên chiến hào chống giặc Cô Vy.
Chỉ bấy nhiêu thôi, đã 4 ngày trôi qua, chúng tôi và những bệnh nhân thân thương của chúng tôi vẫn sống tốt và sống khoẻ; tuổi thọ của Cô Vy chắc chắn sẽ rất ngắn ngủi khi tất cả chúng tôi đều quen dần với "cuộc sống 4 mới".
Một ngày không xa, đội quân SARS-CoV-2 sẽ "thất trận"!
Tại BVCĐN, 01:26 ngày 28-7-2020
Nhật ký ở rừng của chàng trai Sài Gòn 'gây sốt' Các món ăn chỉ nấu theo một công thức duy nhất là cho vào nồi một chút dầu, sau đó cho tiếp những thứ cần chín trước như cua, ếch hay cá... Tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Hà Nội, sau nhiều năm làm việc ở Hà Nội và Sài Gòn, Kiều Đức Thắng (SN1992) chuyển tới thôn Dốc Bầu, xã Ba Cụm Bắc,...