Lợi ích chữa bệnh tuyệt vời từ khoai sọ
Khoai sọ, khoai môn là thực phẩm rất quen thuộc, chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng.
Chúng chứa nhiều tinh bột, lipid, đường, chất xơ, sinh tố và khoáng chất (Fe, Ca, P) và nhiều acid amin. Các chất xơ trong khoai giúp tăng hoạt động hấp thu của ruột và tác dụng nhuận tràng chống táo bón; các acid béo chưa no linoleic và linolenic có tác dụng làm hạ huyết áp, giãn mạch, giảm cholesterol máu.
Theo Đông y, lá khoai sọ, khoai môn có vị cay, tính bình, có độc; củ vị ngọt cay, tính bình; vào tỳ thận. Có tác dụng ích khí bổ thận, phá huyết tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm tiêu thũng.
Khoai sọ, khoai môn là thực phẩm rất quen thuộc, chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng.
Một số món ăn thuốc từ khoai sọ
Canh cua khoai sọ: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2 – 3 ngày. Món này tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ.
Xương lợn hầm khoai sọ: khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước gia vị, đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Món ngày dùng cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
Ngoài ra, khoai sọ, khoai môn còn dược dùng chữa các bệnh:
Thông hầu họng kháng độc: khoai sọ 15 – 20g, rễ kỷ tử 50g. Sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong cho uống ngày 1 lần.
Uống liên tục 60 ngày. Dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.
Chữa tiêu chảy, lỵ: lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi vài nhánh. Sắc uống.
Chữa mụn nhọt, đầu đinh: củ khoai tươi và giấm, liều lượng bằng nhau. Đun sôi và nghiền nát, đắp vào chỗ đau.
Video đang HOT
Chữa vết thương kín sưng nề: khoai sọ 120g, hành sống 3 củ. Giã nát, thêm chút rượu trộn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím. Tác dụng: hoạt huyết tiêu viêm.
Trị rắn cắn, ong đốt: lá khoai tươi giã nát, đắp vào chỗ đau.
Chữa mề đay: bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống.
Chú ý: khoai sọ, khoai môn phải nấu chín kỹ để tránh gây ngứa.
Theo Suckhoedoisong
Khoai sọ, 'thuốc bổ' mùa hè cho con
Mẹ hãy bổ sung món khoai sọ vào bản danh sách các món ăn dặm "siêu" bổ dưỡng cho bé.
Rất nhiều mẹ luôn trong tình trạng "loay hoay" khi soạn thực đơn ăn dặm cho bé. Làm thế nào để món ăn đa dạng phong phú mà vẫn đủ dinh dưỡng là thắc mắc của không ít chị em. Thay vì loanh quanh với cà rốt, củ cải, bí đỏ, hay khoai tây, mẹ hãy thử chọn một nguyên liệu hoàn toàn mới mà lại "siêu" bổ dưỡng cho bé : khoai sọ. Không chỉ là một nguyên liệu để nấu món canh cua khoai sọ yêu thích của cả gia đình, khoai sọ cũng đồng thời là một món ăn dặm chứa đầy dinh dưỡng mà bé sẽ thích mê.
Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ
Dù vẫn nấu khoai sọ hàng ngày, nhưng có nhiều mẹ không nghĩ rằng trong thực phẩm này lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Trong một củ khoai bé tẹo lại bao hàm các chất tinh bột, protid, lipid, galactose, Ca, P, F; các vitamin A, B, C và nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể.
Tác dụng khó tin của khoai sọ
Khoai sọ có rẩt nhiều tác dụng tốt cho cơ thể mẹ và bé. Một trong những công dụng đối với trẻ mà nhiều mẹ sẽ rất quan tâm là khả năng giúp nhuận tràng và chống táo bón của loại thực phẩm này. Nếu mẹ đang đau đầu vì con đã vài ngày "không thấy gì" thì khoai sọ đúng là món mẹ cần.
Khoai sọ chứa rất nhiều dinh dưỡng cho bé (ảnh minh họa)
Ngoài ra, khoai sọ còn có nhiều tác dụng khác như chống suy nhược cơ thể, tiêu khát, chữa mệt mỏi, kém ăn, kiết lỵ... Nếu mẹ đang lo lắng vì bé có một trong các triệu chứng trên thì khoai sọ đúng là một giải pháp tuyệt vời.
Bé ăn được khoai sọ khi nào
Bé từ 6 tháng và bắt đầu tập ăn dặm đã có thể ăn được khoai sọ nếu mẹ biết cách chế biến hợp lý. Tất nhiên, lượng khoai mẹ cho bé ăn chỉ là một ít và tăng dần theo độ tuổi của con.
Các món ăn dặm từ khoai sọ cho bé
Mẹ hãy tham khảo một số gợi ý về các món ăn dặm từ loại thực phẩm bổ dưỡng này cho bé nhà mình theo từng tháng phù hợp sau đây:
Dành cho bé từ 6 tháng: Cháo khoai sọ
Nguyên liệu: Khoai sọ, nước luộc rau củ hoặc nước dashi, gạo nấu cháo, nước.
Món cháo khoai sọ bột sắn ngon lành cho bé (ảnh minh họa)
Cách làm:
Khi bé mới bẳt đầu ăn dặm, mẹ nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo, 10 nước và tăng dần theo tháng tuổi của con. Cháo nấu ở mức độ loãng phù hợp với
bé.
Khoai sọ mẹ ninh nhừ, sau đó dằm nát cùng với nước ninh hoặc nước rau củ, nước dashi theo sở thích của mẹ. Mẹ nên làm ở độ đặc vừa phải
để tránh bé bị nghẹn, khó nuốt.
Cuối cùng, mẹ trộn thành phẩm khoai đã chế biến trên vào cháo cho bé ăn. Như vậy là con đã có một bát cháo khoai ngon lành rồi.
Dành cho bé từ 7-8 tháng: Khoai sọ nấu rau cải
Nguyên liệu: 3 thìa khoai sọ, 1 thìa rau cải, 5 -6 thìa nước dashi/nước luộc rau củ
Chắc hẳn bé sẽ rất thích bát khoai sọ rau cải này của mẹ (ảnh minh họa)
Cách làm:
Khoai sọ mẹ chế biến như trên, luộc kĩ rồi dằm nát
Rau cải lọc lấy phần lá, sau đó luộc chín và băm nhỏ
Cho khoai sọ, rau đã chế biến ở trên vào nồi và đun lại cho sôi là được.
Đối với các bé lớn hơn, mẹ có thể bổ sung thêm các loại thịt khác vào cháo để món ăn thêm hấp dẫn.
khám phá
Rượu vang đỏ - thần dược cho tim mạch và ngừa bệnh ung thư Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp, rượu vang đỏ có 3 cơ chế tác dụng: Phòng chống ôxy hóa, giãn mạch và chống huyết khối. Rượu vang đỏ được nhiều người ưa chuộng vì nó có những hương vị đặc trưng. Đó là mùi nho khô, hay mùi dâu tây, mùi anh đào, mùi quả mâm xôi, mùi bánh mỳ...