Lợi ích cho sức khỏe từ món tiết lợn
Protein trong tiết lợn có chứa lượng axit amin gần giống như trong cơ thể con người. Tiêt lợn còn có hiệu quả làm sạch các kim loại có ảnh hưởng xâu bên trong cơ thể.
Mặc dù các nội tạng động vật, đặc biệt là của lợn không được khuyến khích ăn, vì nó có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh liên cầu khuẩn vô cùng nguy hiểm, nhưng cũng không thể phủ nhận những ích lợi của tiết lợn.
Dinh dưỡng trong tiết lợn rất phong phú, lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà và toàn bộ giá trị protein (bao hàm 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người). Cứ mỗi 100g tiết lợn chiếm tới 16g protein, cao hơn thịt bò và thịt lợn.
Protein trong tiết lợn có chứa lượng axit amin gần giống như trong cơ thể con người, cho nên rất dễ được hấp thụ và tiêu hóa. Tiết lợn còn chứa hàm lượng lecithin, sắt và một số nguyên tố khác cần thiết cho cơ thể. Vì vây, ăn tiêt lợn rât tôt cho sức khỏe!
6 tác dụng chính của tiết lợn:
Thứ nhất, có tác dụng hô trợ giảm béo: Đối với những người đang giảm béo mà nói, món tiết lợn là một thực phẩm hô trợ giảm béo rât tốt, bởi vì nó có chứa rất nhiều chất sắt, có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu cho những người đang trong quá trình ăn kiêng giảm béo, mà giá thành của nó thì rât rẻ.
Công dụng: Có lợi cho việc đông máu, cầm máu, có lợi cho đại tràng trong y học Trung Quốc, ăn tiêt lợn có thể chữa bệnh thiếu máu.
Thứ hai, tác dụng phòng bênh: Trong tiết lợn có chứa hàm lượng sắt cao dễ được hâp thụ vào cơ thê, ăn nhiều tiêt động vật sẽ có lợi cho giai đoạn sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, có thể phòng ngừa thiếu sắt trong máu, đồng thời phòng chống các bệnh về tim mạch, xơ cứng động mạch, tắc mạch ở người cao tuổi …
Thứ ba, có tác dụng chống ung thư: Y học thực nghiêm đã chứng minh, các nguyên tố vi lượng trong tiết lợn có thể phòng ngừa sự sinh sản bệnh ung thư ác tính. Các nhà khoa học còn cho biết, từ trong tiêt lợn có thể tách ra một loại chất gọi là wound hormone, có thể làm tổn hại hoặc là tiêu diệt các tế bào cần loại bỏ, đồng thời tổ chức hoạt động lại cho các mô bị tổn thương, giúp chúng dần dần hồi phục chức năng bình thường. Đây chính là điều mà các thực phẩm khác khó có được.
Video đang HOT
Thứ tư, chống lão hóa: Tiết lợn có chứa rất nhiều photpholipit, mà photpholipit có thể làm tăng lượng axetyl cholin, làm cho giữa tế bào thần kinh có sự liên kết một cách nhanh chóng, từ đó có thể cải thiện trí nhớ của con người. Do đó những người già, bệnh nhân mắc chứng đãng trí nên ăn nhiều tiết lợn.
Thứ năm, giúp câm máu: Tiêt lợn chứa vitamin K, có thể thúc đẩy máu đông do đó có tác dụng cầm máu.
Thứ sáu, máu lợn còn có thể nâng cao các loại nguyên tố vi lượng của cơ thể, có lợi cho việc điều trị và dưỡng bệnh tốt hơn đối với bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, bệnh nhân mắc bênh vê thận và tim mạch. Ngoài ra nó còn dùng để chữa chứng chóng mặt , nôn mửa, chảy máu, các vết bầm tím, tổn thương do mất máu dẫn đến co giật…
Ngoài ra, tiêt lợn còn có hiệu quả trong việc làm sạch các hạt kim loại gây ảnh hưởng xâu đến cơ thể y học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện rằng, lượng protein trong tiêt lợn sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra một loại chất có thể khử trùng ruột, chất này có thể đi vào trong cơ thể con người và tiêu diệt các phản ứng sinh hóa của các hạt kim loại tạo thành, sau đó thông qua quá trình bài tiết đưa những vật chất gây hại cho cơ thể ra ngoài, do đó nếu thường xuyên ăn tiết lợn sẽ giúp bài trừ những vật chất gây hại cho cơ thể.
Theo PLXH
Những cây cỏ có công dụng cầm máu
Nghe tiếng "á" của con gái, chị Minh Anh, ngụ ở quận 8, TP.HCM, vội chạy xuống bếp. Cô con gái 14 tuổi của chị đang tập nấu ăn, vừa bị dao sắc cứa vào tay, máu chảy rất nhiều. Chị bảo con giữ chặt vết thương rồi vội chạy lên ban-công. Chẳng bao lâu sau, chị đã mang xuống một nhúm lá cỏ nhọ nồi nhanh chóng rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương đang chảy máu của con.
Vừa quấn lại miếng gạc, chị vừa chấn an con: "Lá này giúp cầm máu, vết thương sẽ ít đau rát. Con yên tâm. Trước đây, mẹ cũng từng bị đứt tay như con, bà ngoại đắp lá này cho mẹ là đỡ ngay". Kinh nghiệm mà chị Minh Anh áp dụng đã có từ lâu đời và đến bây giờ bạn vẫn còn sử dụng.
Khi có sự cố nào đó như đứt tay, ngã, thổ huyết xảy ra, bạn có thể sẽ chảy máu. Lúc này, những cây cỏ quen thuộc sau có thể giúp bạn cầm máu.
Cỏ nhọ nồi
Loại cỏ này còn có tên gọi khác là cỏ mực, hạn liên thảo hoặc bạch hoa thảo. Cỏ nhọ nồi mọc hoang ở khắp nơi như ven đường, bờ ruộng, bờ ao, trong vườn. Thân cỏ nhọ nồi thẳng đứng, có lông cứng, hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành.
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu. Ngoài ra, những người bị rong kinh, chảy máu cam, trĩ ra máu, chảy máu vết thương thường dùng cỏ nhọ nồi để điều trị.
Bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống 2 - 3 lần trong một ngày. Với vết thương chảy máu, trĩ ra máu, ngoài uống, bạn có thể lấy gạc vô trùng thấm nước cỏ nhọ nồi rồi băng vào vị trí chảy máu.
Trường hợp thu hái được nhiều cỏ nhọ nồi cùng một lúc, bạn lấy cả thân và lá phơi khô, để nơi thoáng mát rồi dùng dần. Khi cần, bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ khô sắc với khoảng 150ml nước, uống một lần, dùng mỗi ngày 2 - 3 lần.
Rau ngổ
Bạn thường gặp loại rau gia vị này trong món canh chua hoặc các món rau sống tổng hợp. Chúng mọc hoang và dễ trồng trong vườn nhà ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
Các nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của rau ngổ khá đa dạng. Chúng có 93% nước, 2,1% protein, 1,2% glucide, 2,1% cellulose, vitamin B, C và nhiều chất có ích khác.
Ngoài công dụng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày, rau ngổ còn là vị thuốc hay để chữa chứng ăn uống không tiêu, đặc biệt có tác dụng cầm máu trong các bệnh thổ huyết, băng huyết.
Thành phần hoá học của rau ngổ khá đa dạng. (Ảnh minh họa)
Cách dùng: Bạn lấy 12 - 20g rau ngổ rửa sạch, đem sắc với nước, uống trong ngày. Nếu muốn cầm máu vết thương, bạn chỉ cần lấy cây rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương và cố định lại bằng gạc vô trùng.
Cỏ nến
Vì hoa có hình cây nến nên người ta gọi là cỏ nến. Khác với cỏ nhọ nồi, các lương y có thể dùng cả thân và lá để chữa bệnh, dân gian chỉ dùng hoa của cỏ nến trong các bài thuốc cầm máu.
Vào mùa hẹ, khoảng tháng 4 - 6, nếu gặp cây cỏ này, bạn cắt lấy phần trên của bông hoa (gọi là phần hoa đực) rồi đem về phơi khô. Sau đó, bạn tiếp tục giũ hoặc giã rồi rây qua rây, lấy phần phấn hoa, tiếp tục gũi và phơi lần nữa. Phấn hoa cỏ nến có tác dụng chữa các bệnh như ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu. Mỗi ngày, bạn dùng 5 - 8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Trong các bài thuốc cầm máu, bạn lấy 5g hoa cỏ nến, 4g cao ban long, 2g cam thảo bỏ vào nồi, đổ 600ml nước, sắc còn khoảng 200ml. Bạn uống 2 - 3 lần trong ngày.
Cây mào gà
Gồm mào gà đỏ và mào gà trắng. Cả hai loại này đều được người dân lấy hoa và hạt sử dụng như một vị thuốc cầm máu hiệu quả và dễ tìm.
Tháng Chín là khoảng thời gian hạt mào gà trắng đã già, người dân lấy hoa phơi khô rồi đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, phơi lại thật khô. Hạt hoa mào gà trắng dùng để chữa một số bệnh như chảy máu ruột, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, thổ huyết. Bạn có thể dùng 4 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc.
Bên cạnh đó, hoa mào gà đỏ có thể chữa chảy máu ở dạ dày, ruột, lỵ, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung, kinh nguyệt dài ngày không dứt. Liều dùng: Bạn lấy 15 - 30g hoa mào gà đỏ tươi đem sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày.
Theo Eva
Ăn thường xuyên trứng gà ngải cứu có tốt? Tôi mới sinh con đầu lòng, ngày nào mẹ tôi cũng ép ăn trứng gà xào ngải cứu, vì cho rằng rất tốt cho sức khỏe bà mẹ sau sinh. Tôi đã ăn liên tục như vậy 2 tháng. Vậy xin quý báo cho biết tôi có nên tiếp tục ăn như thế không? Trả lời: Cây ngải cứu (còn gọi là ngải...