Lời giải từ trái tim
Tôi lê bước qua những con phố dài vắng lạnh, mười năm kiếm tìm đến bây giờ tôi mới ngộ ra cái gọi là tình mẫu tử!
Mùa đông năm ấy, giữa đêm khuya giá rét, mẹ lặng lẽ bế thằng Út ra đi biệt xứ.
Trong những đêm không ngủ vì nhớ, tôi lặng lẽ ra sau vườn ngồi khóc, gọi thầm tên mẹ trong tiếng nấc nghẹn ngào. Tôi yêu mẹ vô vàn nhưng tình yêu ấy chỉ trong câm lặng bởi lẽ tôi không đủ sức để đi ngược lại suy nghĩ của bố. Tôi như chiếc đinh nhọn được định vị trong cái kìm chắc chắn!
Ảnh minh họa
Thời gian trôi qua, nỗi nhớ càng da diết, nỗi đau, sự tủi hờn càng lớn, tôi cố gắng nhấc chân lên từng cấp học với mong muốn thi đỗ vào một trường ở thành phố. Ở đấy, cơ hội tìm gặp mẹ sẽ cao hơn vì tôi vẫn thường nghe những người hàng xóm bảo rằng “mẹ mày lên thành phố sống sung sướng rồi…”.
Niềm tin lớn dần theo thời gian, tôi đạp đổ bao thách thức, vượt qua bao ánh mắt khinh rẻ của bạn bè về một đứa học trò nghèo. Và điều đặc biệt, tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy mẹ tôi không phải là “người phụ nữ không ra gì”. Có lẽ lúc ấy tình yêu và lòng hờn giận là hai yếu tố giúp tôi đứng vững trước sóng gió cuộc đời!
Hạnh phúc vỡ òa khi tôi nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Thế là từ nay tôi có thể bước ra khỏi cái khuôn khổ nhỏ hẹp bố đã vạch sẵn. Bố càng không có lý do gì để chấm dứt con đường học tập của tôi khi tôi khẳng định sẽ tự chủ về việc học.
Ngày đầu tiên đến thành phố, tôi lao ngay vào công việc tìm kiếm. Len lỏi khắp ngõ ngách, khắp các con đường, quán ăn… nhiều lúc tưởng như tuyệt vọng, muốn buông xuôi tất cả, nhưng tình yêu mẹ đã không cho tôi làm như thế.
Mãi đến năm thứ ba, tôi mới tìm được mẹ. Căn nhà rộng lớn với những ô cửa màu xanh làm tôi chợt nhớ câu nói của mẹ: “Ước gì một ngày nào đó gia đình mình có được căn nhà sơn toàn màu xanh con nhỉ!”.
Video đang HOT
Đúng thế, căn nhà này màu xanh, lại trồng rất nhiều hoa lan, sở thích của mẹ. Thế nhưng đây là những loài lan quý chứ không phải nhánh lan rừng bố thường tìm về cho mẹ ngày xưa. Tôi đứng đó vẽ nên bao viễn cảnh tươi đẹp về giây phút hội ngộ…
Một bóng dáng thân quen đưa tôi về thực tại. Mẹ tôi? Nhưng hỡi ơi, trong ánh mắt ấy là cả một khoảng trống lạnh lùng, vòng tay mẹ ôm tôi sao mà hờ hững… tất cả là một sự gượng ép. Rồi mẹ vội buông tay khi từ ngoài cổng một người đàn ông trạc tuổi bố bước vào. “Con về đi, hôm nào rỗi lại ghé chơi nhé!” – mẹ nói.
Tôi như bị rơi xuống cái vực không đáy và ngờ ngợ nhận ra sự thật. Có lẽ tôi đã quá ngây thơ khi vẽ bức tranh toàn bằng những gam màu hạnh phúc mà thực tế cuộc đời không giản đơn như vậy. Có lẽ tôi đã quá tin vào cái gọi là tình mẫu tử để bây giờ nó chỉ là những mảnh vỡ vụn nát cắm sâu vào trái tim một nỗi căm hờn, thù hận…
Cánh thư đến giữa lúc tôi đau khổ nhất. Thư kể về cuộc đời một người phụ nữ lầm lỗi để bây giờ trở thành nạn nhân của những lỗi lầm ấy. Cuộc đời mẹ đã bị kẻ khác an bài, gã đàn ông yêu mẹ thật sự nhưng tình yêu lại gắn với lòng ích kỷ.
Trách mẹ không có nghị lực hay trách số phận đã cố tình chia lìa mẹ con tôi? Tôi biết làm gì hơn, ngoài việc lặng lẽ đứng ngoài nhìn vào cuộc đời lầm lỡ và chấp nhận lời thỉnh cầu của mẹ…
Tôi không còn muốn tìm lý do, không muốn biết rõ giữa bố và mẹ ai đúng, ai sai, chỉ còn cách mở lòng mình ra đón nhận để được sống trong thanh thản.
“Hãy giữ lấy những giây phút hạnh phúc xưa dù là mong manh. Hãy yêu thương khi còn có thể, gắng vẽ bức tranh bằng gam màu hạnh phúc, đừng vội tạt vào đó sắc u ám được kết nên từ phẫn uất về cuộc đời”. Tôi tự nhủ với lòng mình như thế và lặng thầm bước tiếp!
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Khoan, anh đừng cúp máy..."
Tôi lại gọi cho anh. Lại nghe câu nói quen thuộc: "Thôi, anh cúp máy đây". Tôi gào lên: "Khoan, anh đừng cúp máy...". Nhưng trả lời tôi chỉ là tiếng nấc của chính tôi.
trả lời tôi chỉ là tiếng nấc của chính tôi...
Sân trường đã vắng hoe. Tôi chờ mãi, nhưng con bé nhất định không ra. Nó đứng nép sau phòng bảo vệ của trường, lấm lét nhìn ra cổng. Một chiếc xe máy cũ đỗ xịch trước mặt tôi. Anh tài xế dựng xe định hỏi bác bảo vệ điều gì nhưng thật bất ngờ, con bé chạy vụt ra kêu lên: "Chú Tư ơi, con ở đây nè. Bữa nay chú tới trễ làm con chờ lâu muốn chết". Anh xe ôm xoa đầu con bé, cười: "Tại chú mắc chở hàng cho bà chủ. Con coi nè, áo chú ướt hết trơn". "Thôi mình về đi, con còn phải nấu cơm cho ba với em".
Chiếc xe nổ máy phóng đi, bỏ lại một làn khói trắng tan dần trong nắng chiều vàng hoe. Tôi nhìn theo con, không còn đủ sức gọi tên nó...
Đây không phải là lần đầu tôi đến đón con để rồi phải lặng lẽ ra về trong nước mắt. Cả hai đứa con của tôi đều lẩn tránh mẹ. Đau đớn hơn là giờ đây chúng còn có vẻ dè chừng tan trường ra là mắt chúng lấm lét nhìn trước, ngó sau hễ nhác thấy mẹ là chúng trốn biệt trong trường.
Tôi thèm đến ứa nước mắt một lần đón con đi học về, được chở chúng trên chiếc xe máy len lỏi giữa dòng người và khói bụi. Nhưng đã nhiều tháng qua, điều đó không một lần xảy ra. Bây giờ tôi có thể đưa đón con bằng xe hơi để chúng không phải đeo khẩu trang và chịu đựng sự nóng bức, ngột ngạt của cảnh chen chút mỗi lần kẹt xe hay ướt lạnh mỗi khi cơn mưa chiều bất chợt ập xuống... Nhưng điều đó đã trở thành không thể.
Vì sao lại ra nông nổi này? Mấy tháng trước, tôi không hiểu, thậm chí khi đứng trước tòa tôi cũng không hiểu. Nhưng bây giờ thì câu trả lời đã quá rõ ràng...
Tôi bấm điện thoại. Chuông đổ mãi mà không có ai nhấc máy. Tôi lại gọi. Đến lần thứ ba thì có người lên tiếng. Bé Mai, đứa con gái nhỏ của tôi bên kia đầu dây: "Mẹ phải không?". "Sao con biết là mẹ?"- tôi lắp bắp. "Ba cài số của mẹ trong điện thoại nên con biết. Mà ba không cài con cũng biết... Mẹ đừng gọi nữa. Con phải nấu cơm để lát nữa ba về ăn và đi làm thêm". Nghe tiếng con, tim tôi như bị ai bóp nghẹt. "Khoan, con đừng gác máy. Ba và em con có khỏe không?"- tôi luýnh quýnh. "Mẹ yên tâm. Thôi, con cúp máy đây".
Con bé đã gác máy. Tôi chới với như người bước hụt.
Bé Mai mới 13 tuổi nhưng giờ đây nó phải đảm nhận vai trò một người nội trợ trong gia đình. Tôi hình dung ra con bé đang tất bật chuyện bếp núc, mồ hôi ướt đẫm. Bữa cơm của ba cha con chắc cũng không có gì nhiều nhưng nó thật sự là một bữa cơm gia đình...
Tôi lại gọi cho anh. Lại nghe câu nói quen thuộc: "Thôi, anh cúp máy đây". Tôi gào lên: "Khoan, anh đừng cúp máy...". Nhưng trả lời tôi chỉ là tiếng nấc của chính tôi.
Khi chúng tôi đưa nhau ra tòa, vị quan tòa hỏi bé Mai: "Con muốn sống với ai? Ba hay mẹ?". Nó hết nhìn ba rồi lại nhìn mẹ. Và thật bất ngờ, nó nói: "Con sống với ba". "Tại sao?"- vị quan tòa ngạc nhiên. "Vì chỉ có ba thương chị em con. Xin cho em con và con ở chung với ba". Thằng Minh nghe chị nói cũng lấm lét nhìn mẹ rồi nhìn vị thẩm phán: "Con cũng muốn ở với ba vì mẹ con cứ đi hoài không ở nhà với tụi con, cũng không nấu cơm cho tụi con ăn".
Hôm đó, sau phiên tòa, tôi đã giận dữ nói với anh: "Cha con anh là một lũ khốn nạn. Được rồi, thử xem không có tôi, các người có sống nổi 3 ngày không?". Anh nhìn tôi, lắc đầu: "Em làm mẹ kiểu gì vậy? Thôi, mình về đi con". Hai đứa nhỏ, một trước một sau trên chiếc xe máy cà tàng của anh, bỏ tôi lại sau lưng với những cái nhìn thật lạ lẫm.
Một ngày rồi một tuần trôi qua. Cảm giác trống vắng bắt đầu len lỏi vào cuộc sống xô bồ của tôi. Tôi đến trường tìm con nhưng chỉ dám đứng xa xa nhìn chúng. Bé Mai thì bác xe ôm trước nhà đón. Thằng Minh thì do cha nó đón. Còn tôi thì lủi thủi quay về.
Ngày trước, tôi luôn đùn đẩy và cãi nhau với anh vì chuyện đón con. Tuy đã phân công mỗi người đưa đón một đứa nhưng từ khi tôi "bước ra thương trường"- như cách mà tôi hay nói với anh, thì thời gian dành cho chồng, cho con hầu như không còn. Nhiều hôm xong việc, mọi người rủ nhau đi ăn uống đến khuya, khi tôi về đến nhà thì các con đã ngủ. Chỉ có cái bóng nghiêng nghiêng của anh là vẫn nhẫn nại in trên vách. Anh không truy hỏi, không cằn nhằn, chỉ nói nhẹ nhàng: "Anh cũng có rất nhiều việc phải làm. Em nên về sớm hơn một chút". "Hôm nay giám đốc chiêu đãi, em từ chối không được". "Giám đốc đối với em quan trọng hơn anh và các con sao?". "Anh ghen à? Có mà điên"- tôi bực tức như kẻ ăn vụng bị bắt quả tang đang cố lấp liếm.
Đối với tôi, giám đốc là thần tượng. Anh đẹp trai, giỏi giang lại lịch thiệp và hào phóng. Nhưng đáng nói là nếu không có giám đốc thì mãi mãi tôi vẫn là một phụ nữ bình thường, mãi mãi không có ai đánh thức những khả năng tiềm ẩn trong tôi để biến tôi từ một chú vịt trời xấu xí thành một con thiên nga xinh đẹp. Trong mắt tôi, giám đốc mới là một người đàn ông đích thực. Chính vì vậy mà dần dần, những lần đón con càng trễ nãi thậm chí có hôm tôi không nhớ, để con bé phải đón xe ôm về nhà, vừa đi vừa khóc. Nhưng tôi không hề xin lỗi hay an ủi con mà quát nó: "Con lớn rồi thì cũng phải biết tự lo đi. Cỡ tụi con, nhiều đứa đã phải ra đường bán vé số...".
Một lần rồi nhiều lần như vậy, con bé đột ngột trả lời: "Mẹ có phải là mẹ không vậy? Con ghét mẹ". Giọng nó lạnh tanh.
Và đó cũng chính là lúc quan hệ giữa tôi và anh bắt đầu nguội lạnh. Anh dọn ra ngủ riêng. Tôi đem khao khát của người phụ nữ đang hồi xuân dâng tặng cho người đàn ông khác. Rồi chúng tôi ra tòa...
Bây giờ tôi có nhiều thứ nhưng tất cả những thứ đó không bù đắp cho sự nghèo khó trong tâm hồn. Giờ đây, với chính mình, tôi đã trở thành một kẻ ăn mày bất hạnh vì những thứ tôi cần thì không ai cho tôi cả...
Giờ đây tôi không hi vọng được anh tha thứ nhưng không có các con, tôi thấy trái tim mình như cạn máu. Tôi phải làm sao để các con có thể tha thứ cho tôi đây?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nắng có về bên ấy Em lục tung mọi thứ lên giấu chiếc điện thoại của anh xuống tận cuối cùng của mọi thứ. Em nhìn nó mà trái tim quặn thắt. Hôn lên nó nhẹ nhàng như thể hôn lên chính nỗi đau trong em. Nó đấy, chiếc điện thoại đã mang mình đến với nhau, lúc em nhận nó là em đã chấp nhận thay đổi...