Lời giải cực sốc thi hài vị thánh tỏa hương suốt trăm năm
Sau khi qua đời, thi thể một số vị thánh của Công giáo La Mã không những không phân hủy mà còn tỏa ra hương thơm dịu nhẹ. Nhiều người không khỏi tò mò vì sao chuyện trái ngược với quy luật tư nhiên này có thể xảy ra.
Trong suốt hàng trăm năm qua, thi hài một số vị thánh của Công giáo La Mã được đặt trong các nhà thờ, nhà nguyện… ở Italy gây chú ý khi không có dấu hiệu bị phân hủy.
Những thi hài không bị mục rữa này không trải qua bất cứ quy trình ướp xác nào hay hóa chất nào để ngăn chặn quá trình phân hủy.
Kỳ lạ hơn, thi hài các vị thánh không bốc mùi tử khí mà thay vào đó tỏa ra mùi hương thơm dịu dàng.
Một số người cho hay mùi hương tỏa ra thi thi thể bất hoại của các vị thánh giống như các loài hoa. Hiện tượng kỳ lạ này thu hút sự quan tâm của công chúng cũng như giới chuyên gia.
Liên quan đến sự việc này, đa số ý kiến nhận định rằng, những thi thể bất hoại của các vị thánh là một “phép màu”.
Nguyên do là vì Giáo hội Công giáo tin rằng, cơ thể các vị thánh không phân hủy sau khi qua đời bởi đó là một phép màu mà Chúa ban cho họ.
Khi còn sống, những vị thánh này làm nhiều điều tốt, có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội.
Vì vậy, sau khi qua đời, Chúa đã ban phép màu giúp thi hài của họ nguyên vẹn mãi với thời gian.
Đặc biệt, một số thi hài bất hoại của các vị thành còn tỏa ra hương thơm dịu nhẹ được cho là họ nhận được đặc ân lớn của Chúa.
Trong khi ấy, các nhà khoa học, chuyên gia vẫn chưa thể lý giải vì sao thi thể của nhiều vị thánh Công giáo La Mã không phân hủy.
Tâm Anh (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Kỳ lạ khu vực đầy nước, màu sắc đẹp mắt nhưng không sinh vật nào sống nổi
Người ta tìm thấy động thực vật ở những sa mạc khô cằn, lãnh nguyên lạnh giá, miệng phun thủy nhiệt độc hại dưới đáy đại dương sâu thẳm, nhưng không tìm thấy một sinh vật nào, dù chỉ là vi sinh vật, tại một khu vực ở Ethiopia.
Nơi đây không sinh vật nào sống nổi. Nguồn: CNN.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được đăng trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution, khác với những nghiên cứu trước, các nhà khoa học khảo sát và tiến hành nhiều thí nghiệm hơn và cuối cùng kết luận rằng, không có sự sống ở Dallol - nơi có nhiều ao chạy ngang một miệng núi lửa ở vùng trũng Danakil của Ethiopia. Nơi đây đầy muối, khí độc và nước sôi.
Dù vào mùa đông, nhiệt độ ban ngày ở Dallol cũng vượt quá 45 độ C. Một số ao có độ axit và độ mặn siêu cao.
"Sau khi phân tích nhiễu mẫu hơn so với những lần trước, với phương pháp luận có độ chính xác cao và cách thức phù hợp để mẫu không bị hỏng, chúng tôi xác nhận rằng, không có vi sinh vật sống trong các ao mặn, nóng và độ axit siêu cao này cũng như trong các hồ muối giàu ma-giê", tác giả nghiên cứu Purificación López García, nhà sinh học công tác tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, nói.
Dallol là một núi lửa hình nón ở vùng trũng Danakil ở phía đông bắc dãy Erta Ale, được hình thành bởi sự xâm nhập của đá mắc-ma bazan vào trầm tích muối Miocene và các hoạt động thủy nhiệt sau đó. Lần phun trao gần đây nhất diễn ra vào tháng 1/2011.
Dallol là tên người Afar địa phương dùng để chỉ sự chết chóc, phân hủy. Nơi đây có vVô số ao axit xanh (độ pH nhỏ hơn 1), oxit sắt, sulfur và cánh đồng muối.
Dưới đây là những bức ảnh các nhà khoa học chụp tại Dallol:
GIA BẢO
Theo tienphong.vn
Lần đầu tiên phát hiện 2 xác ướp sư tử ở Ai Cập Hai con sư tử được ướp xác có niên đại cách đây khoảng 2.600 năm đã được phát hiện trong một ngôi mộ chứa đầy tượng mèo và xác ướp mèo ở Saqqara. Ông Mostafa Waziri, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập, người đứng đầu nhóm phát hiện cho biết đây là lần đầu tiên họ phát hiện...