Lời giải cho “bài toán khó” có tên: Nợ đọng trong nông thôn mới
Nợ đọng xây dựng nông thôn mới (NTM) là “bài toán khó” với hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.
Tuy nhiên, ở những xã mà chúng tôi ghi nhận dưới đây đã có nhiều cách làm hay và hiệu quả để hạn chế tối đa nợ đọng trong xây dựng NTM.
Cách làm từ cơ sở
Năm 2017, sau nhiều nỗ lực, cố gắng, xã Diễn Xuân (Diễn Châu) đã trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới. Niềm vui ấy được nhân đôi khi xã Diễn Xuân không bị nợ đọng trong quá trình huy động xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thành các tiêu chí NTM.
Chợ Đại Xuân xã Diễn Xuân (Diễn Châu) được xây dựng bằng nguồn vốn 100% của doanh nghiệp. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Đặng Xuân Mẫn – Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM xã Diễn Xuân cho biết: ể có được kết quả ấy trong bối cảnh nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, địa phương đã có cách làm riêng, sáng tạo, phù hợp với đặc thù của xã. Đó là không chạy theo thành tích, chạy theo sự hoành tráng của các công trình mà có đến đâu làm chắc đến đó, triệt để tiết kiệm.
“Phương châm của Đảng bộ, chính quyền xã khi bắt tay vào xây dựng NTM là không đầu tư dàn trải, luôn ưu tiên cho những công trình thiết thực với đời sống nhân dân, huy động đa dạng các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, nắm chắc nguồn vốn mới đầu tư.
Những năm gần đây, địa phương đầu tư hàng chục tỷ đồng để đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm: Trụ sở Đảng ủy, UBND xã, trường học, trạm y tế, đường giao thông, sân vận động… trong đó một phần vốn do Nhà nước hỗ trợ, phần lớn là huy động vốn của người dân và xã hội hóa. Để người dân đồng tình ủng hộ đóng góp vốn, trước khi đầu tư xây dựng công trình gì thì Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị làm tốt công tác tuyên truyền. Khi được đa số người dân đồng tình mới triển khai và bàn bạc phương án đóng góp kinh phí.
Video đang HOT
Nhờ sự đồng thuận của nhân dân, sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, từ năm 2011 đến nay, xã Diễn Xuân đã huy động được hơn 321 tỷ đồng để đầu tư xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí NTM.
Xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành cũng được Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh đánh giá có cách làm hay trong giải quyết nợ đọng trong quá trình xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Văn Thạch – Chủ tịch UBND xã cho rằng: Đến thời điểm này, địa phương đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. Hiện nay, địa phương còn triển khai xây dựng một số công trình dở dang như sân vận động, trường học mầm non xã… Qua kiểm tra, Mỹ Thành còn nợ gần 2 tỷ đồng xây dựng cơ bản, tuy nhiên địa phương đã có kế hoạch trả nợ.
Đến cuối năm 2017, xã sẽ tiến hành đấu giá một số lô đất ở để lấy vốn trả nợ. Sau 6 năm xây dựng NTM, Mỹ Thành đã huy động được hơn 236 tỷ đồng, trong đó: ngân sách tỉnh chiếm 18;29%, ngân sách huyện chiếm 4,04%, ngân sách xã chiếm 11,3%, vốn lồng ghép chiếm 9,39%, nhân dân đóng góp chiếm tới 56,9%.
Đến nay bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông nông thôn từng bước được hoàn thiện, thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất; hệ thống trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang đáp ứng nhu cầu dạy và học, khám và điều trị bệnh ban đầu cho nhân dân.
Không nặng về đích
Theo báo cáo của Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh, năm 2017, toàn tỉnh có 20 xã ký cam kết với UBND tỉnh về đích NTM.
Công trình sân vận động xã Mỹ Thành (Yên Thành) đang xây dựng dở dang. Ảnh: Xuân Hoàng
Đến cuối tháng 11, Hội đồng thẩm định xét, bỏ phiếu công nhận đạt chuẩn NTM cho 12 xã của 4 huyện: Minh Thành, Mỹ Thành, Trung Thành (huyện Yên Thành); Nam Tân, Nam Phúc, Khánh Sơn, Nam Lĩnh, Xuân Lâm (huyện Nam Đàn); Diễn Phúc, Diễn Xuân (huyện Diễn Châu), Nghĩa Liên, Nghĩa Tân (huyện Nghĩa Đàn). Nhìn chung các địa phương này đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, bứt phá mạnh mẽ, huy động các nguồn lực để hoàn thành 19/19 tiêu chí. Điều đáng mừng là cả 12 xã này không có tình trạng nợ đọng vốn trong xây dựng NTM.
Thực tế cho thấy, trong quá trình triển khai chủ trương xây dựng NTM, mỗi nơi có một cách làm khác nhau. Có nơi huy động sức dân bằng cách vận động doanh nghiệp làm trước để làm đường giao thông, các công trình hạ tầng… sau đó bàn bạc dân chủ, xin ý kiến người dân, thống nhất khoản đóng góp để trả nợ.
Trong khi đó, có những xã mặc dù bắt tay xây dựng NTM khi các tiêu chí ban đầu đạt thấp, khó huy động các nguồn lực nhưng với quyết tâm cao của hệ thống chính trị và nhân dân nên đã hoàn thành các tiêu chí mà không phải vay mượn hay nợ đọng.
Theo đại diện lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh, để hạn chế nợ đọng trong xây dựng NTM, mỗi địa phương không nặng về đích NTM bằng mọi hình thức.
Theo Xuân Hoàng (Báo Nghệ An)
Nghệ An: Nợ 650 tỷ đồng, thành "chúa Chổm" sau xây dựng NTM
Sau hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Nghệ An được đánh giá là đạt nhiều kết quả quan. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM tại đây đã khiến nhiều địa phương lâm vào cảnh nợ nần.
Nhân dân hiến hơn 5.100 tỷ đồng
Trong năm 2016, Nghệ An có thêm 43 xã được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn NTM. Như vậy, sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Nghệ An đã có 152/431 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM; 43 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí...
Đặc biệt, đến năm 2016, tỉnh Nghệ An có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là thị xã Thái Hòa và TP.Vinh.
Đường bê tông nông thôn được làm mới ở xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). ảnh: C.T
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình NTM Nghệ An, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016, người dân trong tỉnh đã hiến hơn 5,7 triệu m2 đất; đóng góp hơn 4,6 triệu ngày công và hơn 5.100 tỷ đồng xây dựng NTM... Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn Nghệ An đạt trên 22,5 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo giảm xuống còn 9,5%...
Bổng dưng thành "Chúa Chổm"
Ngoài việc sử dụng các nguồn vốn từ T.Ư và ngân sách cũng như vận động nguồn xã hội hóa trong nhân dân, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các địa phương trong tỉnh hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia trong xây dựng NTM, trong đó có chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn. Trong năm 2016, Nghệ An đã cấp hơn 530.000 tấn xi măng cho các địa phương, tương ứng với số tiền 386 tỷ đồng, nhưng mới thanh toán cho các nhà máy hơn 143 tỷ đồng, còn nợ 243 tỷ đồng tiền mặt. Nếu tính cả số xi măng chưa cấp cho các địa phương thì tỉnh này đang nợ các nhà máy xi măng khoảng 270 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh Nghệ An thì hết năm 2016, tổng nợ xây dựng cơ bản của các địa phương là 751 tỷ đồng. Nhờ ưu tiên các nguồn lực nên đến thời điểm cuối tháng 3.2017, các địa phương đã thanh toán được khoảng 100 tỷ đồng tiền nợ, hiện còn nợ 650 tỷ đồng. Đáng nói là phần lớn khoản nợ xây dựng cơ bản này đều quá khả năng trả nợ của các địa phương.
Tại xã Nghĩa Đồng, mặc dù thuộc huyện miền núi Tân Kỳ, song địa phương này vẫn đầu tư xây dựng trụ sở UBND quá hoành tráng với vốn đầu tư lên tới 18 tỷ đồng, trong đó riêng xây công trình phụ trợ đã ngốn gần 6 tỷ đồng.
Cũng giống xã Nghĩa Đồng, ở xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương bỗng dưng trở thành "Chúa Chổm". Ông Thái Khắc Mão - Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Sơn chia sẻ: "Nhà văn hóa cũ của xã mặc dù đang sử dụng tốt với khoảng 300 chỗ ngồi nhưng UBND huyện vẫn cho chủ trương xây mới nhà văn hóa 7 tỷ đồng nên nhà cũ phải phá bỏ, khiến tiền nợ càng đội lên... Trong 4 năm xây dựng NTM, người dân đã phải đóng góp mỗi người kể cả trẻ em lẫn người già gần 2 triệu đồng, giờ họ không đồng ý đóng góp để trả nợ cho xã. Đất ở cũng bán gần hết nên phương án trả nợ đang rất khó khăn..."./.
Theo Danviet
Chọn lối đi riêng, Hội An xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch TP Hội An (Quảng Nam) đã chọn cho mình một hướng đi riêng, đó là xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với phát triển du lịch. Nhờ tận dụng sáng tạo, linh hoạt những lợi thế sẵn có mà quá trình xây dựng NTM đã mang lại cho thành phố di sản này nhiều thay đổi tích cực, hiện đại hơn nhưng...