Lợi dụng tình cảm, cựu cán bộ Văn hóa quận chiếm đoạt tiền tỷ
Trong số các bị hại của cựu cán bộ văn hóa tại tòa, có người phụ nữ ngoài 60 cho biết, vì lòng thương đã cầm cố nhà đất cho Hương vay tiền.
Bà N. (64 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khổ sở kể, chỉ vì lòng thương người, bà đã cho bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương (SN 1966, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) vay tiền tỷ, để rồi bà phải gồng gánh trả nợ lãi ngân hàng. Thời điểm xảy ra vụ việc, Giáng Hương đang là cán bộ văn hóa của quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bà N. là hàng xóm của mẹ bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương. Theo bà N. bà xem Hương như là con cháu. Cuối năm 2008, đầu năm 2009, khi Hương đến nhà kể khổ về việc xưởng máy của bị cáo bị ngập nước sau trận lụt lịch sử, chị ta khóc lóc vay tiền bà để sửa sang nhà xưởng, trả tiền lương cho công nhân.
Bị cáo Hương tại tòa sơ thẩm.
Bà N. xuôi lòng cầm sổ đỏ nhà đất của mình cầm cố ngân hàng để vay 800 triệu đồng đưa cho Hương trang trải công việc.
Rồi sau đó, chị ta tiếp tục vay thêm nhiều lần tiền của bà N với tổng hơn 500 triệu đồng. Ban đầu, Hương trả lãi ngân hàng đầy đủ. Đến tháng 2/2011, Hương biến mất.
Theo bà N. từ khi Hương bỏ trốn, bà phải gồng gánh trả nợ ngân hàng. Có lần bà gọi điện thoại cho Hương bảo chị ta về để đối mặt với sự việc, nhưng người phụ nữ 40 tuổi này vẫn chỉ im lặng.
“Đến phiên tòa ngày hôm nay, tôi ngớ người khi biết Hương vay tiền để đầu tư nhà đất. Tôi quả cả tin, đáng lẽ Hương bảo có nhà xưởng thì tôi phải đến kiểm tra. Có như vậy thì đâu đến nỗi”, bà N ngậm ngùi.
Cũng theo bà N. một số bị hại đang ngồi ở phòng xử án cũng vì tin tưởng bà mà cho Hương vay tiền. Bà N. cho biết, Hương đã cầm sổ đỏ mà bà cho mượn đi cắm ngân hàng để “khoe” với các bị hại, để rồi từ niềm tin tưởng này, mỗi người bị Hương chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Video đang HOT
Điều bà N. canh cánh nhất trong lòng, đấy chính là vì bà thương Hương như con cháu trong nhà, mà bà đã bị Giáng Hương lợi dụng.
Cũng ngồi ở phòng xử án của TAND Hà Nội, chị H. một bị hại của Giáng Hương cũng trăn trở. Giọng người phụ nữ đứng tuổi này trầm tư: “Hương ơi! Tại sao em lại khai chị cho em vay lấy lãi. Vì tình cảm, chị cho em vay tiền, không một đồng lãi. Khi nào lấy tiền chị sẽ báo trước 10 ngày. Sao em lại bảo chị cho em vay lấy lãi…”.
So với thời điểm bị cơ quan công an bắt giữ, đứng trước phiên tòa ngày hôm nay, bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương trông già gầy xọp, mái tóc cũng đã nhuốm bạc.
Cựu cán bộ nhà văn hóa quận Hoàn Kiếm cho biết, chị ta vay tiền để kinh doanh bất động sản. Để có tiền đầu tư lớn, chị ta đi vay mượn của người quen.
Có khoảng 10 tỷ đồng, Giáng Hương hùn vốn mua đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Tuy nhiên, theo như lời khai của Giáng Hương tại tòa, chị ta đã bị lừa. Không có khả năng chi trả, Giáng Hương rời khỏi địa phương vào huyện Châu Đốc, An Giang, rồi sau đó là TP.HCM.
Bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương cho biết, 4 năm sống ở miền Nam, chị ta rất trăn trở. Vì sa cơ lỡ vận, người phụ nữ 40 tuổi này vướng tội chiếm đoạt hàng tỷ đồng của những người quen biết.
Chấp nhận hình phạt cũng như mức bồi thường mà VKS đề nghị, bị cáo Hương trong lời nói sau cùng gửi lời xin lỗi bị hại cũng như chỉ xin cho mình một mức án thấp nhất có thể để sớm ra tù khắc phục hậu quả.
Theo tài liệu của cơ quan tố tụng, bị cáo Hương đã có hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hơn 8,6 tỷ đồng của 6 bị hại.
Hành vi của bị cáo Hương được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, TAND Hà Nội ngày 21/3 tuyên phạt cựu cán bộ văn hóa quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mức án 20 năm tù giam./.
Theo_VOV
Liên Kết Việt lừa đảo: Nhiều tướng, tá nghỉ hưu bị lợi dụng
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an phát hiện, Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT Cty Liên Kết Việt cũng bị chính Nguyễn Thị Thủy - trợ thủ đắc lực và nhóm tay chân "xỏ mũi". Nhiều tướng, sĩ quan cấp tá quân đội bị công ty này lợi dụng mượn danh để lừa đảo.
Trùm lừa đảo Lê Xuân Giang cũng bị trợ thủ "xỏ mũi"
Theo hồ sơ của cơ quan công an, Nguyễn Thị Thủy (SN 1970, quê Tứ Kỳ, Hải Dương) trước khi bị tạm giam trú tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội. Sau khi học hết phổ thông ở quê, Thủy phiêu bạt kiếm sống bằng nhiều nghề như thợ may, cắt tóc - gội đầu, sơn sửa móng tay... Cách đây vài năm, Thủy bắt đầu tham gia vào một số Cty kinh doanh đa cấp, khai đã theo học một lớp đào tạo về đa cấp do Bộ Công Thương mở (?). Tại cơ quan điều tra, Thủy khai lớp học này diễn ra trong 3 ngày, nhưng Thủy chỉ học có 1 ngày là lấy được chứng chỉ.
Lê Xuân Giang (mặc quân phục) trắng trợn làm giả cả lễ đón nhận Bằng khen của Thủ tướng nhằm mục đích lừa đảo. Ảnh: Chụp lại từ hồ sơ của công an.
Sau khi có chứng chỉ và học lỏm được ít ngón nghề từ những Cty cũ, năm 2014, Thủy về làm cho Cty Liên Kết Việt. Ban đầu Thủy chỉ là Trưởng nhóm "Quản lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp", sau đó được Lê Xuân Giang bổ nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhóm của Thủy phát triển được hàng chục chi nhánh tại 27 tỉnh, thành phố, lôi kéo được khoảng 60 nghìn người tham gia. Cơ quan điều tra xác định, từ đầu năm 2014 đến tháng 7.2015, với hình thức kinh doanh đa cấp, nhóm trên thu được khoảng 1.900 tỷ đồng.
Nhóm này có 5 người, đều là "tay chân" của Thủy, những người có kinh nghiệm, nhiều mánh khóe trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp. Tiếng là đầu quân cho Lê Xuân Giang, nhưng thực chất đa phần các hoạt động của Cty đều do Thủy và nhóm tay chân chi phối, bởi bản thân Lê Xuân Giang không biết gì về kinh doanh đa cấp. Chính vì vậy, Thủy và nhóm của mình đã "xỏ mũi" ông chủ, nhập thêm mã ảo vào hệ thống để rút tiền chia nhau.
Cụ thể, theo thỏa thuận, ngoài mức lương cứng 25 triệu đồng/tháng, nhóm trợ thủ do Thủy cầm đầu còn được hưởng 300 nghìn đồng/mã hàng phát sinh trong hệ thống và được hưởng quyền lợi mãi mãi trong hệ thống cộng tác viên. Lợi dụng vào sự thiếu quản lý của Giang, cứ 10 người nộp tiền vào hệ thống thì Thủy lại nhập thành 12 để lấy tiền chia nhau. Thấy nhóm của Thủy được hưởng lợi nhiều tiền, Lê Xuân Giang đã phải đàm phán lại, chỉ chi cho nhóm của Thủy 210 nghìn đồng/mã hàng; còn 80 nghìn đồng để tiếp tục phát triển hệ thống.
Lê Xuân Giang luôn xuất hiện trong trang phục đại tá quân đội khi tham dự các sự kiện. Ảnh: CAND
Nhiều tướng, tá nghỉ hưu bị lợi dụng
Để tạo lòng tin cho khách hàng đóng tiền tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp của mình, ngoài việc giới thiệu Cty Liên Kết Việt là Cty trực thuộc Bộ Quốc phòng, dán logo "BQP" lên các sản phẩm hàng hóa thì mỗi lần tổ chức các cuộc hội nghị khuếch trương, Giang đều mời một số cán bộ quốc phòng nghỉ hưu đến ăn uống, tặng quà. Bản thân Lê Xuân Giang cũng tự đeo "lon" đại tá, trong khi bị can này khi xuất ngũ mới chỉ là chuẩn úy. CQĐT cho rằng, Lê Xuân Giang đã lợi dụng hình ảnh của một số tướng, tá nghỉ hưu để đánh bóng, gây nhầm tưởng cho khách hàng về việc Cty của Giang là Cty của Bộ Quốc phòng.
Cùng với "bình phong" dựng lên, Cty Liên Kết Việt còn đưa ra mức "hoa hồng" khủng: bỏ ra 9 tỷ thì 1 năm sau thu về 450 tỷ, cứ đóng tiền vào là được tiền hoa hồng, chỉ việc ngồi không, không phải kinh doanh gì, "làm giàu không khó". Thế nên, có những người đóng tiền không mua hàng, chỉ ngồi chờ tiền về, có nhiều người ôm hàng cũng không bán được, có người bán cả nhà để lấy nộp tiền vào hệ thống của Giang. Vẫn theo CQĐT, người bị lừa ít nhất là 8,6 triệu đồng nhưng cũng có không ít người bị lừa lên tới 5-6 tỷ đồng.
Tại CQĐT, Lê Xuân Giang khai không nghĩ sẽ thu về số tiền lớn đến thế, và bản thân bị ngợp trước khoản thu khổng lồ. Cơ quan chức năng ước tính, Lê Xuân Giang có thể thu lợi đến 500 tỷ đồng, nhưng chính bản thân bị can này cũng không thể tính chính xác được vì có quá nhiều tiền.
Sẽ truy thu tài sản đến cùng
"Với sự tinh quái của mình, nên khi dư luận vạch ra được phi vụ Bằng khen giả thì nhóm của Thủy biết là "chết" nên bỏ trốn, tẩu tán tài sản, bán nhà sang tên người khác, tiêu hủy tài liệu... Tuy nhiên, CQĐT sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để truy thu tài sản phạm pháp đến cùng" - một cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) - Bộ Công an nói.
Đại tá Trần Quang Huy - Trưởng phòng Hướng dẫn và điều tra án tham nhũng (C46) - Bộ Công an cho hay, vào thời điểm thực hiện các quyết định tố tụng với Lê Xuân Giang, Nguyễn Thị Thủy và 5 bị can trong vụ án này, cơ quan điều tra đã chia làm nhiều mũi, thực hiện khám xét từ tối đến đêm. Thậm chí, lúc thực hiện lệnh khám xét, trong nhà bị can có két nhưng không có chìa khóa, cơ quan công an phải thuê người đến để phá két vào lúc 1h sáng nhằm thu giữ tất cả các tài liệu liên quan.
Kết quả khám xét thu giữ được 16 máy tính, nhiều hồ sơ tài liệu, phong tỏa tài khoản, thu giữ tổng cộng số tiền trên 134 tỷ đồng.
Được biết, cùng với việc mở rộng điều tra, làm sáng tỏ vụ án tại Cty Liên Kết Việt, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an cũng sẽ tiếp tục triển khai nắm tình hình tại các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ tiến hành khởi tố để điều tra.
Theo_Dân việt
Bắt gã "biến thái" sàm sỡ phụ nữ trong lễ chùa Bà Nhiều phụ nữ bị gã "biến thái" lợi dụng lúc đông người thắp hương tại chùa Bà Thiên Hậu (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) sàm sỡ. Tối 21-2, nhiều phụ nữ bị một người đàn ông lợi dụng lúc chen lấn vào thắp hương "sờ soạng" vào người. Sự việc sau đó được trình báo lên lực lượng bảo vệ lễ hội....