Lợi dụng tập thể để hợp thức hóa ý kiến cá nhân là rất nguy hiểm!
Ông Phan Xuân Xiểm khẳng định: “Việc kiểm soát quyền lực sẽ ngăn chặn cá nhân lạm dụng sự lãnh đạo của tập thể để lồng ý kiến của mình vào nghị quyết chi bộ”.
Cán bộ là gốc của mọi công việc, công tác cán bộ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện trong công tác cán bộ còn không ít hạn chế, khó khăn, nhất là tình trạng lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực, thao túng.
Không ít cá nhân sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực chậm được ngăn chặn, đẩy lùi.
Để hạn chế tình trạng này, ngày 10/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị góp ý vào dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
Theo đó, dự thảo này quy định gồm 4 chương, 16 điều để xin ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên.
Ông Phan Xuân Xiểm cho rằng: “Việc quy định về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền là rất cần thiết” – ảnh Trinh Phúc.
Xung quanh dự thảo này, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Phan Xuân Xiểm – Nguyên Hàm vụ trưởng Vụ 1 Ủy ban kiểm tra Trung ương.
Theo đánh giá của ông Phan Xuân Xiểm, quy định này là cơ sở để phòng ngừa ngăn chặn những người lâu nay lạm dụng quyền lực, những cán bộ có quyền nhìn vào đó để răn mình.
Khi được ban hành thì quy định này là căn cứ để tổ chức công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nếu để xảy ra vi phạm.
Theo ông Phan Xuân Xiểm, trước đây vấn đề kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền có đề cập trong nhiều văn bản nhưng thường các quy định chung chung, không cụ thể.
Do đó, quy định mới này cần thiết phải cụ thể, chi tiết, toàn diện để lấy đó làm căn cứ xem xét đối với Đảng viên và trọng trách của Đảng đối với nhà nước.
“Tôi cho rằng việc quy định về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền là rất cần thiết.
Video đang HOT
Để ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn lạm quyền và chạy chức chạy quyền” – ông Xiểm nhấn mạnh.
Bàn luận về hiện tượng thao túng quyền lực, cá nhân to hơn chi bộ, ông Phan Xuân Xiểm nhận định đây là một thực tế đang tồn tại.
Theo đó, ở những nơi chi bộ có sức chiến đấu kém, người đứng đầu áp đặt ý kiến cá nhân lên chi bộ thì chẳng ai có ý kiến gì. Chính vì thế mà họ dễ lợi dụng để áp đặt ý định cá nhân lên tập thể.
Những cá nhân này đã lạm dụng sự lãnh đạo của tập thể để hợp thức hóa ý kiến cá nhân. Đây là thực trạng rất nguy hiểm.
Do đó, ông Phan Xuân Xiểm khẳng định việc kiểm soát quyền lực sẽ góp phần ngăn chặn cá nhân lạm dụng sự lãnh đạo của tập thể. Lồng ý kiến cá nhân của mình vào nghị quyết.
Trước đó, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) đề ra nhiệm vụ “kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức, chạy quyền”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần chỉ rõ: “Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ;
Quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn;
Ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Phát biểu tại Hội nghị góp ý vào dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khẳng định:
“Xây dựng Quy định kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ là vấn đề mới, khó, phức tạp, chưa có các công trình nghiên cứu sâu nhưng việc ban hành nội dung này có ý nghĩa quan trọng và hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay để xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh.
Tinh thần chung là không cầu toàn, nóng vội, quy định đưa ra phải sát thực tế, dễ thực hiện, dễ đánh giá, giám sát, kiểm tra”, ông Xiểm nói.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
"Chạy chức, chạy quyền là nỗi niềm trăn trở của Tổng Bí thư"
Nói về tình trạng chạy chức, chạy quyền tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 sáng nay, 19/1, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Thanh Bình nhận định, đây là nỗi niềm trăn trở, băn khoăn, lo lắng của các cấp uỷ Đảng, nhất là của Tổng Bí thư trong bối cảnh hiện tại.
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2017 của Ban Tổ chức Trung ương đi thẳng vào vấn đề kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền
Hội nghị có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính và đại diện các cơ quan, đơn vị...
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư nhấn mạnh, trong thời gian vừa qua, toàn ngành Xây dựng Đảng đã thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đi đôi với đổi mới phong cách, lề lối, phương pháp, thái độ làm việc.
Đồng thời đã huy động được sức mạnh chung để hoàn thành một khối lượng lớn công việc, trong đó có nhiều việc mới, khó, nhạy cảm, phức tạp, góp phần vào những thành tựu chung của đất nước trong năm 2017, nhất là củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.
Ông Phạm Minh Chính cũng đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị tập trung và dành thời gian cho ý kiến về mục tiêu, quan điểm, giải pháp để kiểm soát quyền lực và phòng, chống chạy chức, chạy quyền trong công tác tổ chức cán bộ.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị
Ông Chính cũng đề nghị các đại biểu thảo luận về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảng cần triển khai như thế nào nhằm vào trọng tâm gì cho thật sự có hiệu quả. Nhất là tạo bước đột phá trong việc thực hiện NQ T.Ư 4 khóa XI, XI về xây dựng chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết số 18, số 19 của Hội nghị T.Ư 6 khóa XII về tinh giản bộ máy, biên chế.
Hạn chế việc bố trí sai người, nhầm chỗ trong công tác cán bộ
Báo cáo về vấn đề, Phó trưởng ban Tổ chức TƯ Nguyễn Thanh Bình cho biết, ngành tổ chức xây dựng đảng đã giảm biên chế liên tục trong 3 năm. Năm 2017, tổng số thực tế hưởng lương ngân sách của các ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc TƯ là 2.044 người ( 89,53% so với tổng biên chế được giao); các ban tổ chức cấp uỷ cấp trên cơ sở là 5.371 người ( 92,38% so với tổng biên chế được giao).
Năm 2016, toàn Đảng có hơn 4,27 triệu/4,76 triệu đảng viên, 56.581/57.076 tổ chức cơ sở đảng được đánh giá chất lượng, đi vào thực chất; tỷ lệ đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiệm 15,76%, giảm so với năm trước.
Tính đến hết tháng 12/2017, cả nước có 56.329 tổ chức cơ sở đảng, trong đó, 25.483 đảng bộ cơ sở và 30.836 chi bộ cơ sở. Năm 2017 kết nạp mới 207.279 đảng viên, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng lên hơn 4,9 triệu.
Về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, theo ông Bình, Ban Tổ chức đã rà soát, thẩm định tiêu chuẩn chính trị đối với 1.122 cán bộ diện TƯ quản lý; trong đó loại bỏ 47 trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự hội nghị
Theo Phó ban Tổ chức TƯ, toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã hoàn thành khối lượng lớn công việc, trong đó có nhiều việc mới, việc khó, nhạy cảm, phức tạp nhiều năm băn khoăn, trăn trở, đến nay mới từng bước được nhận diện tháo gỡ.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đã huy động được sức mạnh chung và đạt những kết quả ban đầu quan trọng.
Tuy nhiên, ông Bình cũng nhấn mạnh việc thẳng thắn, mạnh dạn, cầu thị chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần tập trung khắc phục có hiệu quả trong thời gian tới. Cụ thể như việc lãnh đạo thể chế hoá, cụ thể hoá nghị quyết của Đảng về tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị còn lúng túng, chưa kịp thời, kém hiệu quả.
Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, chồng chéo, nhiều tầng nấc, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả; chi ngân sách thường xuyên tăng và đang ở mức cao 65%.
"Cơ chế kiểm soát quyền lực và tình trạng chạy chức, chạy quyền vẫn là nỗi niềm trăn trở, băn khoăn, lo lắng của các cấp uỷ Đảng, nhất là của Tổng Bí thư, thường vụ cấp uỷ và bí thư cấp uỷ các cấp" - ông Bình nói.
Nói về nguyên nhân của những hạn chế này, Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ cho rằng nhận thức và vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của một số cấp uỷ, tổ chức Đảng, người đứng đầu chưa ngang tầm, chưa thật sự quan tâm thích đáng cho công tác tổ chức xây dựng Đảng.
Các quy định, quy chế về tổ chức xây dựng Đảng đã bổ sung hoàn thiện nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cũng như việc kiểm soát quyền lực và phòng chống nạn quan liêu, tiêu cực trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
P.Thảo
Theo Dantri
Bác Hồ đã cảnh báo sự tha hóa của quyền lực và kiểm soát thế nào? "Trong thập kỷ 40 của thế kỷ XX một trong những điều trăn trở nhất của Bác khi Đảng CSVN trở thành đảng cầm quyền, đó là: Khi cán bộ của chúng ta chưa có quyền lực trong tay có thể nói họ rất trong sạch, gắn bó với dân, tận tụy, không quan liêu, không tham nhũng, không hủ hóa, nhưng đó...