Lợi dụng Nga rút khỏi Syria, Trung Quốc chớp thời cơ kiếm “món hời”
Bắc Kinh được cho là chuẩn bị đầu tư hàng triệu USD vào việc tái thiết Syria trong khi các nước phương Tây ngần ngại còn Nga đang rút quân khỏi quốc gia bị chiến tranh tàn phá thảm hại này.
Syria gần như bị tàn phá hoàn toàn vì nội chiến kéo dài hơn 6 năm.
Theo SCMP, mức chi phí để xây dựng lại Syria sau nội chiến ước tính lên tới 1/4 nghìn tỷ USD – được cho là quá sức đối với Nga, Iran – 2 đồng minh chính của chính quyền Assad và khiến các nước phương Tây ngần ngại.
Và đây chính là thời cơ của Bắc Kinh khi các công ty nước này đang bày tỏ mối quan tâm lớn đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Syria.
Theo đó, Phó Chủ tịch Liên hợp Trao đổi Trung Quốc – Ả-rập Qin Yong đang chuẩn bị chuyến thăm thứ 4 tới Syria trong năm nay để xúc tiến đầu tư.
“Mỗi ngày chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại chất vấn (từ các công ty Trung Quốc). Họ thấy được tiềm năng làm ăn rất lớn ở Syria vì toàn bộ đất nước này cần phải được xây dựng lại”, ông Qin chia sẻ và nói thêm rằng, phía Syria rất hoan nghênh sự nhiệt tình từ phía Trung Quốc.
Sau 6,5 năm chìm trong nội chiến, Syria hiện vẫn chưa hoàn toàn thoát được bom đạn khói lửa dù đã chuyển sang giai đoạn ngoại giao. Việc tái thiết Syria – theo Liên Hợp Quốc ước tính sẽ có giá là 250 tỷ USD, đang được rục rịch lên kế hoạch.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố chiến thắng trong chiến dịch quân sự kéo dài 2 năm tại Syria đồng thời tuyên bố sẽ rút bớt quân khỏi đất nước Trung Đông.
Trong khi đó, Mỹ và các quốc gia đồng minh ở châu Âu và vùng Vịnh, vốn ủng hộ lực lượng phiến quân Syria được cho là sẽ dùng khoản tiền để tái thiết đất nước mà Syria cần lên bàn đàm phán hòa bình để mặc cả.
Liên minh châu Âu, các quốc gia Ả-rập và Mỹ vốn muốn Tổng thống Syria Assad phải từ chức từng dành 9,7 tỷ USD để viện trợ nhân đạo và tái thiết Syria hồi tháng 4 nhưng 5 tháng sau đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết, liên minh sẽ không hỗ trợ Syria tái thiết khi nước này chưa chuyển đổi chính trị.
Về phần mình, không giống như Iraq khai thác được khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, bản thân Syria có rất ít khả năng để tự kiếm được tiền nhằm trang trải cho việc tái thiết đất nước.
Ngoài Trung Quốc, Thổ Nhỹ Kỳ và Ả-rập Saudi cũng tỏ ra “nhòm ngó” cơ hội kiếm lời từ việc tái thiết Syria. Tuy nhiên, cả 2 nước này đề ủng hộ phe đối lập Syria và chính quyền Assad đã tuyên bố rằng, các quốc gia có lập trường như vậy đều sẽ không được đóng vai trò xây dựng lại nước ông ngay cả khi họ mong muốn được làm như vậy.
Theo đó, chính quyền Assad đang tìm kiếm các nhà đầu từ khác như từ nhóm BRICS (Các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hoặc các nhà đầu tư đa phương không bị phương Tây kiểm soát.
Một điều đặc biệt là, theo SCMP, Syria đặc biệt phù hợp với chiến lược của Trung Quốc. Nước này là một mắt xích quan trọng trên con đường tơ lụa cổ đại và kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình để xây dựng một tuyến đường mới – Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Bắc Kinh đang tham vọng xây dựng một mạng lưới thương mại và vận tải dọc khắp Á-Âu và châu Phi với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc gặp người đồng cấp Syria Walid Muallem ở New York vào tháng 9 nhấn mạnh rằng, đây sẽ là “một cơ hội quan trọng cho hợp tác song phương trong tương lai”.
Tuy nhiên, theo ông Phó Chủ tịch Liên hợp Trao đổi Trung Quốc – Ả-rập Qin Yong, hiện có một trở ngại lớn đối với Trung Quốc trong kế hoạch tái thiết Syria. Đó là các khoản thanh toán bằng USD và Euro vẫn bị cấm vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU nhằm loại bỏ chính quyền Assad khỏi nền kinh tế thế giới.
Theo Danviet
Trung Quốc thành "ngư ông đắc lợi" sau cuộc chiến chống khủng bố Syria
Trong khi các lực lượng khác đang bàn bạc, thảo luận về tương lai của Syria cũng như tính toán các khoản đầu tư tái thiết quốc gia này sau cuộc chiến chống khủng bố thì Trung Quốc dường như đã bắt đầu cân nhắc tới lợi ích và tận dụng thời cơ trở thành "ngư ông đắc lợi".
Syria bị tàn phá nặng nề sau cuộc chiến chống khủng bố (Ảnh: Reuters)
Bloomberg trích lời Phó chủ tịch hiệp hội giao dịch Trung Quốc - Ả-rập Qin Yong chia sẻ về tiềm năng ở thị trường Syria của các công ty Trung Quốc. "Chúng tôi nhận được cuộc gọi hàng ngày. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã nhìn thấy một khoản đầu tư đầy tiềm năng vì toàn bộ cả đất nước đó cần được tái thiết". Ông Qin cho biết thêm rằng phía Syria cũng rất nhiệt tình hồi đáp, mong muốn việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng diễn ra nhanh chóng nhất có thể.
Sau 6 năm rưỡi rơi vào tình cảnh chiến sự, đất nước Trung Đông do Tổng thống Bashar al-Assad lãnh đạo được cho là cần tới 250 tỷ USD để tái thiết, theo số liệu ước tính của Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mới tuyên bố rằng Nga đã giúp "quét sạch" các phần tử khủng bố ở Syria sau 2 năm điều lực lượng tới tham chiến và hỗ trợ quân đội Syria, đang kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế với Syria.
Tại họp báo thường niên ngày 14/12, ông Putin nhận định rằng vấn đề Syria đã có ảnh hưởng tới toàn cầu, kéo theo cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất lịch sử châu Âu từ sau Thế chiến II, và là một trong những nơi sản sinh ra chủ nghĩa khủng bố. Ông Putin cho rằng các nước cần chung tay hiệp đồng giải quyết tình hình Syria một cách triệt để nhất.
Mỹ, các đồng minh châu Âu và Vùng Vịnh ủng hộ lực lượng đối lập ở Syria, cho rằng vấn đề nằm ở phía Nga và Tổng thống Assad. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết liên minh chống chính phủ Syria sẽ không bỏ tiền ra hỗ trợ cho Syria trừ khi có một cuộc chuyển giao quyền lực chính trị diễn ra trong nội bộ. Các chuyên gia nhận định tuy Nga và Syria đã có thắng lợi quan trọng trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố, nhưng căng thẳng từ cuộc nội chiến Syria với các lực lượng đối lập vẫn là bài toán khó với chính quyền ông Assad.
Mặc dù phía Nga và một số nước như Iran, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước đã có cam kết hỗ trợ xây dựng tại quốc gia Trung Đông, nhưng khoản đầu tư để tái thiết Syria là con số "khổng lồ".
Trung Quốc dường như tỏ ra "năng nổ" trong công cuộc tái thiết Syria. Ông Qin cho biết trong giai đoạn đầu, Trung Quốc sẽ chi 2 tỉ USD đầu tư xây mới đường, cầu, sân bay và bệnh viện và phục hồi hệ thống điện và thông tin liên lạc.
Sở dĩ, Trung Quốc nhiệt tình như vậy vì Syria chính là một trong những "mắt xích" quan trọng trong kế hoạch "vành đai và con đường", tuyến đường vận tải nối Trung Quốc, châu Âu và châu Phi.
Tuy nhiên, ông Qin nhận định việc kinh doanh ở Syria cũng sẽ gặp không ít trở ngại do việc thanh toán bằng USD và Euro đã bị cấm hoàn toàn ở đây, một động thái của chính phủ Mỹ và Liên minh châu Âu nhằm cô lập chính quyền của ông Assad. Hơn nữa, về mặt dài hạn, không ai có thể dự đoán được liệu tình hình Syria liệu có tiến triển theo chiều hướng tốt hơn, hay Syria có thể một lần nữa lại bị tàn phá bởi những cuộc tranh chấp và đối đầu khác.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Syria: Nỗi lo không chiến Nga - Mỹ Mỹ dọa bắn hạ máy bay Nga trên bầu trời Syria nếu bị xem là mối đe dọa đối với Mỹ hoặc lực lượng liên minh chống khủng bố Mối lo ngại xảy ra các vụ đụng độ giữa máy bay Nga và Mỹ trên bầu trời Syria đang ngày càng gia tăng, trong khi cuộc chiến chống khủng bố ở nước này...