Lợi dụng Facebook để bắt cóc, mua bán trẻ em
Một đường dây tội phạm lợi dụng Facebook để bắt cóc, mua bán trẻ em đang gây chấn động dư luận Indonesia, theo tin tức từ hãng tin AP ngày 29.10.
Nữ sinh 14 tuổi Tatan (tên đã được thay đổi) nhanh chóng bị xiêu lòng trước những lời tán tỉnh của người đàn ông tự xưng tên là Yogi (24 tuổi) trên Facebook, và họ đã trao đổi số điện thoại.
Sau một tháng quen nhau trên Facebook, Yogi đề nghị hẹn gặp mặt Tatan tại một khu mua sắm và cô bé cảm thấy Yogi là một người đàn ông rất dễ mến, tốt bụng.
“Anh ấy muốn mua quần áo đẹp cho tôi, giúp tôi đóng tiền học phí. Anh ấy rất khác biệt. Mọi thứ đều tốt đẹp”, Tatan nói với phóng viên AP.
Họ đã gặp nhau một lần nữa. Nhưng lần này, Tatan nói dối với mẹ rằng cô bé đến thăm một người bạn bị bệnh, rồi leo lên xe Yogi đang đậu ở gần nhà cô bé ở Depok, ngoại ô thủ đô Indonesia Jakarta.
Yogi chở Tatan đến thị trấn Bogor (Indonesia) rồi nhốt cô bé trong một căn nhà cùng với ít nhất năm cô gái khác, tuổi từ 14 đến 17.
Tại đây, Tatan bị ép uống thuốc ngủ, tra tấn và bị hiếp dâm liên tục.
Sau một tuần bị tra tấn, gã đàn ông nói với Tatan rằng cô đã bị bán và đưa đến hòn đảo Batam (một địa chỉ tai tiếng với những nhà thổ và nạn ấu dâm).
Tatan nhiều lần van xin được thả về nhà, nhưng mỗi lần lên tiếng là “bị đánh đập dã man, bị đe dọa câm mồm hoặc là chết”, Tatan nghẹn ngào kể lại.
Sau đó, vẫn chưa rõ vì sao Yogi đã thả Tatan tại một trạm xe buýt ở Bogor vào hôm 30.9.
Video đang HOT
Ủy ban Bảo vệ trẻ em quốc gia Indonesia cho biết tính từ đầu năm 2012 đến nay, có 129 trẻ em Indonesia mất tích, trong đó có khoảng 27 trẻ được cho là bị bắt cóc rồi ép vào đường dây mại dâm sau khi bị lừa đảo trên Facebook. Riêng tháng 9 có đến bảy trẻ bị bắt cóc sau khi bị lừa đảo trên Facebok.
Vẫn chưa có số liệu chính xác nhất, nhưng cảnh sát Indonesia tin rằng còn có nhiều vụ dùng Facebook để bắt cóc, mua bán trẻ em chưa được báo cáo.
“Indonesia không phải là một trường hợp duy nhất mà có thể chỉ là một trong số hàng trăm quốc gia trên giới đối mặt với nạn dùng mạng xã hội để lừa đảo, bắt cóc, mua bán trẻ”, AP dẫn lời Anjan Bose, một điều phối viên của ECPAT International (một tổ chức giúp đỡ trẻ em phi chính phủ có mạng lưới ở 70 quốc gia, trụ sở tại Thái Lan).
Tội phạm dùng Facebook lừa đảo, bắt cóc trẻ em gia tăng ở Indonesia – Ảnh: AFP
Indonesia có gần 50 triệu người có tài khoản trên Facebook, trở thành một trong số những quốc gia có số người tham gia mạng xã hội nhiều nhất trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ.
Riêng thủ đô Jakarta của nước này được công ty giám sát mạng xã hội Semiocast của Pháp gọi là thành phố sử dụng trang mạng xã hội Twitter năng động nhất thế giới.
Nhiều người trẻ, các bậc phụ huynh vẫn chưa ý thức được những mối nguy hại khi cho phép người lạ thấy được thông tin cá nhân của họ trên mạng xã hội.
Các thanh thiếu niên thường hay đăng tải hình ảnh và thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, điện thoại, trường học, nơi thường đến chơi mà không hề quan tâm đến tính bảo mật thông tin cá nhân.
ECPAT International cho biết tổ chức này nhận được báo cáo về 27 vụ trẻ em bị bắt cóc có liên quan đến Facebook, cao hơn năm 2011 là 18 vụ.
Lực lượng Đặc nhiệm Chống buôn người quốc gia Indonesia cho biết năm 2011 có tổng cộng 435 trẻ em nước này bị mua bán rồi ép bán dâm.
ECPAT International ước tính mỗi năm có khoảng từ 40.000 – 70.000 trẻ em dính vào các đường dây mua bán trẻ em, phim ấu dâm hoặc mại dâm trẻ em tại Indonesia và nhiều vụ việc chưa được báo cáo đầy đủ.
Facebook cho biết công ty này đã triển khai các nhân viên quan sát, theo dõi các nội dung trên trang Facebook và phối hợp với chính quyền các nước, kể cả Tổ chức Cảnh sát Quốc tế (Interpol) để chống lại những hoạt động phi pháp, kể cả mua bán người.
“Chúng tôi kịch liệt phản đối những hoạt động tội phạm lợi dụng Facebook để lừa đảo và mua bán người. Chúng tôi áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn những hoạt động phi pháp này”, AP dẫn lời phát ngôn viên Facebook Andrew Noyes.
Vụ việc của Tatan đã làm chấn động dư luận Indonesia trong tháng này sau khi cô bé quay trở lại trường học và bị đuổi học vì ban giám hiệu cho rằng cô bé làm hủy hoại hình ảnh nhà trường. Tatan cho biết cô cũng không muốn quay lại trường sau những gì đã xảy ra.
Theo TNO
Bản án nghiệt ngã của người đàn bà đánh đổi lấy 2 triệu đồng
Nghe tòa tuyên án, Lô Thị Loan gần như quỵ ngã. 10 năm tù quá dài với Loan khi ở nhà người chồng tàn tật đang phải chăm đứa con tâm thần. Với bản án này, 2 đứa con khác của Loan cũng đứng trước nguy cơ phải bỏ học giữa chừng.
Lô Thi Loan khóc nức nở trước phiên tòa
Sáng ngày 23/10, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trẻ em đối với Lô Thị Loan (SN 1973, trú tại xã Tam Đình, Tương Dương, Nghệ An). Suốt cả buổi xét xử, Lô Thị Loan thành khẩn khai báo mọi hành vi phạm tội của mình trong tiếng khóc ân hận nghẹn ngào.
Như bao cô gái khác, Lô Thị Loan sớm lấy chồng và sinh một lèo 3 đứa con, trong đó đứa đầu sinh năm 1993 vốn không được nhanh nhẹn bình thường như những đứa trẻ khác. Hai vợ chồng và 3 đứa con chỉ biết trông chờ vào nương rẫy nên cuộc sống cũng không dễ dàng gì. Họa vô đơn chí khi chồng của Loan bị tai nạn, phải cưa cụt một chân. Từ đó, mọi gánh nặng kinh tế dồn cả lên vai Loan. Khó khăn, khổ cực và thiếu thốn trăm bề nhưng Loan vẫn cố gắng cho 2 đứa con sau ăn học.
Một ngày đầu tháng 8/2009, Loan tới nhà Kêm Thị Mùi (cùng xã) để chơi. Tại đây, Mùi bảo Loan tìm người có nhu cầu sang Trung Quốc làm vợ, cứ mỗi người sẽ được trả 2 triệu đồng. 2 triệu đồng với hoàn cảnh gia đình Loan lúc đó là cả một gia tài. Loan gật đầu đồng ý.
Mấy ngày sau, Loan lên đường vào các bản làng vùng sâu vùng xa để tìm người "đi làm cà phê ở Đắc Lắc". Với lý do này, Loan đã lừa được Lộc Thị N (SN 1994, trú tại xã Chiêu Lưu, Kỳ Sơn). Tin vào lý do mà Loan đưa ra, Lộc Thị N. còn rủ thêm một người bạn là Lương Thị Đ. (SN 1995, trú cùng bản) đi cùng.
Nỗi lo sợ lớn nhất của Loan là 2 đứa con có nguy cơ phải bỏ học giữa chừng khi mẹ đi tù
Sau khi đón được Lộc Thị N. và Lương Thị Đ., Lô Thị Loan đưa cả 2 tới nhà Kêm Thị Mùi. Mùi đưa cả nhóm xuống phòng trọ của Lô Thị Tầm. Tầm đưa cho Loan 4 triệu đồng. Sau khi giao N. và Đ. cho Tầm, Loan và Mùi bắt xe về Tương Dương. Trước khi ra về, Loan còn bảo N. và Đ. gửi các tài sản cho Loan mang về cho bố mẹ.
Loan chia cho Mùi 2 triệu đồng và một chiếc hoa tai bằng vàng của N., còn một chiếc hoa tai bằng vàng và 2 chiếc đồng hồ mà N. và Đ. gửi, Loan giữ lại để dùng.
Lô Thị N. và Lương Thị Đ. được Lô Thị Tầm đưa sang Trung Quốc và bán cho 2 người đàn ông. Được gần 1 năm sau thì cả hai trốn thoát và tìm về Việt Nam, đồng thời viết đơn tố cáo Lô Thị Loan lên cơ quan điều tra. Kềm Thị Mùi bị bắt ngay sau đó và đã bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt án tù vào một phiên xét xử hồi tháng 6/2011. Riêng Lô Thị Tầm hiện đang bỏ trốn.
Biết sự việc bị bại lộ, Lô Thị Loan bỏ chồng con trốn vào Nam. Nhưng sau đó bị bắt giữ theo lệnh truy nã của Công an Tỉnh Nghệ An.
Tại phiên xét xử, Lô Thị Loan không ngừng khóc. Hoàn cảnh khó khăn quá nên chồng và các con của Loan không thể đến tham dự phiên tòa. Với hành vi phạm tội của mình, Lộc Thị Loan bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt 10 năm tù giam.
Nghe tòa tuyên án, Lô Thị Loan gần như ngã quỵ. 10 năm đằng đẵng ở tù đối với Loan là cơn ác mộng. Nhưng người đàn bà này còn có nỗi sợ hãi khác. Loan sợ người chồng tàn tật của mình không đủ sức mà chăm đứa con tâm thần và nuôi nấng 2 đứa khác ăn học. "Con bé thứ 2 năm nay học lớp 12. Còn đứa út cũng học lớp 10 rồi. Em đi tù, chồng em tàn tật, ai nuôi con em ăn học hay là chúng lại phải bỏ học giữa chừng...", Loan úp mặt vào tay khóc nức nở. Từ hồi bị bắt tới nay, Loan cũng chưa có cơ hội được gặp lại các con của mình.
Theo Dantri
"Người đẹp Barbie" Hàn Quốc đòi làm con nuôi Trailer mới của "Barbie" khiến nhiều khán giả cảm thấy nhói lòng. Mặc dù chỉ được thực hiện với kinh phí cực kỳ hạn hẹp song Barbie - tác phẩm mới nhất của đạo diễn Lee Sang Woo, người được mệnh danh là "Kim Ki Duk version 2" - vẫn thu hút kha khá sự chú ý từ phía khán giả. Thông qua...