Lợi dụng đêm tối, tàu Trung Quốc đâm rách tàu Việt Nam
Sáng 17-5, TQ đưa thêm hai tàu mới là tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 755 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh 789 đến khu vực giàn khoan để truy đuổi tàu Cảnh sát biển VN.
Trung Quốc tăng thêm tàu quân sự
Đây là hai tàu cực kỳ nguy hiểm khi lần đầu tiên xuất hiện trên vùng biển Việt Nam, luôn chạy sát với tàu cảnh sát biển Việt Nam ở khoảng cách chừng 400m.
Trao đổi với phóng viên đang có mặt tại hiện trường, các chỉ huy tàu cảnh sát biển Việt Nam cho biết tàu của ta sẽ hạn chế tối đa việc va chạm với các tàu Trung Quốc, vì quan điểm của chúng ta là đấu tranh trên mặt trận ngoại giao để Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Hoàng Sa.
Trước đó tối 16-5, tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu 46001 đã lợi dụng lúc trời tối để đâm vào tàu kiểm ngư Việt Nam khiến tàu kiểm ngư 774 bị rách 3m mạn tàu.
Ông Nguyễn Văn Trung, phó cục trưởng Cục Kiểm ngư, cho biết đến ngày 17-5 số tàu Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 vẫn rất đông, với 119 tàu gồm các loại tàu ngư chính, tàu chiến đấu, tàu khu trục tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu dầu, tàu cá vỏ sắt.
Một trong số tàu của Cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm thủng, phải về sửa chữa rồi mới tiếp tục ra khơi
Theo ông Trung, báo cáo nhanh của lực lượng kiểm ngư từ hiện trường cho biết các tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc trong ngày hôm qua vẫn chủ động đâm va vào các tàu cá của ngư dân khi di chuyển vào khu vực ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam, gần khu vực giàn khoan để khai thác thủy sản. Các tàu chấp pháp của Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan vẫn bị các tàu Trung Quốc áp sát, vây ép và phun nước.
Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư cũng cho biết diễn biến tại thực địa vẫn căng thẳng, các tàu quân sự Trung Quốc luôn bảo vệ vòng ngoài giàn khoan và các tàu này đều đã tháo bạt che vũ khí nhằm đe dọa và khiêu khích lực lượng chấp pháp Việt Nam. Tàu cá vỏ sắt của họ tiếp tục tiến hành vây ép các tàu cá của ngư dân ta, nhưng ngư dân vẫn kiên quyết bám trụ đấu tranh đòi ngư trường truyền thống của mình.
Video đang HOT
Kêu gọi thế giới ủng hộ VN bảo vệ chủ quyền biển Đông
Ngày 17-5, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã có tuyên bố kêu gọi nạn nhân chiến tranh, các tổ chức, cá nhân, lực lượng hòa bình trên thế giới ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, công lý, bảo vệ lẽ phải. Là những nạn nhân chiến tranh, hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam hiểu rất rõ giá trị của hòa bình, luôn khát khao được sống trong hòa bình, độc lập, tự do và chung sống hòa bình, hữu nghị với nhân dân các nước, trong đó có nhân dân Trung Quốc. Tuy nhiên, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam cho rằng hành động của Trung Quốc là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, đi ngược lại thỏa thuận cấp cao Việt Nam – Trung Quốc về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế, vi phạm cực kỳ nghiêm trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã tham gia ký kết; đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực và thế giới, làm tổn thương tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc.
* Trong khi đó, bất chấp cơn mưa dai dẳng chiều 17-5, đông đảo cán bộ nhân viên, giảng viên và 500 sinh viên Phân hiệu Đại học Nha Trang tại Kiên Giang đã tổ chức mittinh biểu thị lòng yêu nước và phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Buổi mittinh đã công bố quyết tâm thư của 800 cán bộ, viên chức cùng 20.000 sinh viên Trường đại học Nha Trang gửi tới lãnh đạo Đảng và Nhà nước thể hiện sâu sắc tình yêu nước nồng nàn, tinh thần yêu chuộng hòa bình cũng như thể hiện quyết tâm sẵn sàng đóng góp trí tuệ, sức lực và kể cả xương máu để góp phần bảo vệ từng tấc đất, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc…
* Cũng trong ngày 17-5, tại Trường Quốc Học Huế, Sở Giáo dục – đào tạo Thừa Thiên – Huế đã tổ chức mittinh phản đối Trung Quốc, đồng thời phát động phong trào trong toàn ngành giáo dục tỉnh ủng hộ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.
Tại buổi mittinh, ông Phạm Văn Hùng, giám đốc Sở Giáo dục – đào tạo Thừa Thiên-Huế, đề nghị lãnh đạo các trường học trong toàn tỉnh cung cấp thông tin cho học sinh được biết rõ hành động ngang ngược của Trung Quốc; chiếu các clip để học sinh biết tình hình trên biển Đông, biết rõ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam, hình ảnh lực lượng chấp pháp Việt Nam đang ngày đêm đấu tranh đối mặt với hiểm nguy để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các trường học đồng loạt treo băngrôn: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Trong buổi chào cờ đầu tuần, mỗi học sinh đều cầm trên tay lá cờ Tổ quốc và hát quốc ca. Tại buổi mittinh, giáo viên, học sinh đã đóng góp 22,2 triệu đồng ủng hộ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.
Theo Tri Thức Trẻ
Mỹ sẵn sàng phương án khôn khéo ngăn Trung Quốc 'quậy phá' châu Á
Điều đáng nói là bản kế hoạch của PACOM được tiết lộ đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama công du châu A.
Nhằm trấn an đồng minh châu Á trước mối đe dọa khiêu chiến từ Trung Quốc, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã lên kế hoạch phản ứng nhanh trước mọi diễn biến đơn phương bất ngờ từ Bắc Kinh.
Đội tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông
Mỹ hiện vẫn đang thể hiện rõ quyết tâm duy trì vị trí chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với vai trò cường quốc hùng mạnh ngăn chặn mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng an ninh khu vực.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng đang ngày càng trở nên căng thẳng xung quanh cuộc chiến giành chủ quyền.
Điển hình, quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo đã không ít lần rơi xuống vực thẳm liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn nhiều lần đối đầu với một số quốc gia láng giềng như Philippines trên Biển Đông giàu tài nguyên.
Đây chính là lý do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) lập sẵn kế hoạch phản ứng trước mọi động thái đơn phương khiêu chiến từ Trung Quốc.
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), quân đội Mỹ sẽ sẵn sàng điều động máy bay ném bom B-2 hay tổ chức các cuộc tập trận tàu sân bay gần hải phận Trung Quốc nhằm đối phó đối phó với hành động khiêu khích trên Biển Đông và biển Hoa Đông từ Bắc Kinh.
Nguồn tin từ WSJ cho hay phản ứng "chậm chạp" của quân đội Mỹ trước hành động Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea đã khiến các đồng minh chủ chốt trong khu vực châu Á của Washington tỏ hoài nghi.
Nhiều quốc gia cho rằng vụ việc ở Crimea được xem là phép thử cho các biện pháp mà Washington sẽ triển khai nếu Trung Quốc âm mưu theo đuổi mưu đồ dùng sức mạnh để giành quyền kiểm soát lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
"Họ không chỉ quan tâm tới vấn đề tại Crimea mà còn cả những tình huống đang dần được hình thành", một quan chức Mỹ giấu tên trả lời WSJ.
Theo đó, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii chịu trách nhiệm lên phương án chiến thuật và chiến lược nhằm phản ứng nhanh chóng trước mọi mối đe dọa khiêu khích từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Bản kế hoạch này được Washington xây dựng sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông bao gồm không phận quần đảo tranh chấp với Nhật Bản - Senkaku/Điếu Ngư.
"Bộ Tư lệnh đã lên kế hoạch từ tập trận cho tới cứu trợ nhân đạo, khắc phục thảm họa tự nhiên và cả chiến lược tổng tấn công quân sự. Mọi kế hoạch đã được chuyển tới các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao", phát ngôn viên PACOM, Tướng Chris Sims cho biết.
Những kế hoạch này đều nhằm thể hiện khả năng phản ứng nhanh chóng của quân đội Mỹ trước bất cứ hành động khiêu khích đơn phương từ Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Washington sẽ không theo đuổi trò chơi "ăn miếng trả miếng" với Bắc Kinh. Thực tế, kế hoạch của PACOM chỉ muốn nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ có thể đối phó với bất cứ nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng an ninh trong khu vực.
Tuy nhiên, một quan chức Mỹ cho hay mọi đối sách của chính phủ nước này vẫn để ngỏ một lối thoát giảm căng thẳng. "Đừng bao giờ dồn kẻ thù vào chân tường bởi bạn có thể vấp phải sự kháng cự mà bạn không hề mong muốn", một quan chức Mỹ giấu tên trả lời WSJ.
Điều đáng nói là bản kế hoạch của PACOM được tiết lộ đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến công du kéo dài 1 tuần tới 4 nước châu Á.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama là minh chứng tái khẳng định cam kết hỗ trợ an ninh cho các đồng minh khu vực châu Á. Bởi trước đó, một số đối tác chiến lược châu Á của Washington đã tỏ ra nghi ngờ về sức mạnh của quân đội Mỹ sau khi chứng kiến những biến động tại Syria và Ukraine trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, bản kế hoạch mới của PACOM còn nhằm khẳng định quyết tâm theo đuổi chiến lược "trục châu Á" của Mỹ cũng như thu hút thêm sự ủng hộ từ phía các đồng minh chiến lược trong khu vực.
Hải quân Trung Quốc - Nhật Bản không ít lần đối đầu trên hải phận gần quần đảo tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông
Giới chức Mỹ cho rằng chiến lược của PACOM sẽ tránh được nguy cơ xảy ra đụng độ hay một "cuộc chiến tranh nóng" giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, nguồn tin tình báo Mỹ tiết lộ quân đội Trung Quốc hiện đang bị chia rẽ quan điểm về phương thức phản ứng trước những động thái quả quyết từ Mỹ.
Những hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông gần đây khiến Indonesia cấp tập chuẩn bị lực lượng đối phó trước viễn cảnh chiếc lưỡi bò "liếm" sâu xuống phía nam. Những phát biểu...
Theo Giáo Dục
Hà Giang: Sạt lở núi đá kinh hoàng, 10 người thương vong Theo thông tin từ UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang) , khoảng 18h ngày 16.5, tại công trường Thuỷ điện Nho Quế 2 đã xảy ra vụ sạt lở đá với khối lượng lớn khiến 10 người thương vong. Vụ sạt lở đá khiến 10 người thương vong Được biết, đến cuối giờ chiều nay 17.5, trong số 10 người gặp nạn có...