Lợi dụng chính quyền lo dập dịch, một công ty lấn chiếm 16.000m2 đất ngoài chỉ giới
UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 100 triệu đồng đối với Công ty CP Đầu tư xây dựng Phương Đông (trụ sở tại xã Đông Xá, huyện Vân Đồn) vì hành vi đổ đất, san lấp mặt bằng trái phép.
Lợi dụng lúc chính quyền tập trung công tác dập dịch trên địa bàn, Công ty Phương Đông đã đổ trộm đất đá san lấp diện tích đất biển nằm ngoài chỉ giới khu đô thị Phương Đông – Ảnh: TIẾN THẮNG
Theo UBND huyện Vân Đồn, lợi dụng việc cơ quan chức năng trên địa bàn tập trung công tác phòng, chống dịch COVID-19, từ ngày 28-1, Công ty CP Đầu tư xây dựng Phương Đông đã đổ trộm đất, đá xuống biển ở khu đô thị Phương Đông, khiến người dân địa phương bức xúc.
Sự việc sau đó được người dân báo với chính quyền địa phương, lập biên bản vi phạm theo quy định. Cơ quan chức năng xác định Công ty CP Đầu tư xây dựng Phương Đông đã đổ đất, san lấp mặt bằng trên diện tích đất nằm ngoài ranh giới được giao. Cụ thể, diện tích bị lấn chiếm khoảng 16.000m 2 tại thôn Đông Tiến, xã Đông Xá.
Cơ quan chức năng xác định diện tích biển bị Công ty Phương Đông lấn chiếm khoảng 16.000m 2 tại thôn Đông Tiến, xã Đông Xá – Ảnh: TIẾN THẮNG
Bên cạnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 100 triệu đồng, UBND huyện Vân Đồn yêu cầu Công ty Phương Đông khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc trả lại đất đã lấn chiếm.
Thời gian thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày kể từ ngày công ty nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND huyện Vân Đồn.
Trường hợp không nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Công ty CP Đầu tư xây dựng Phương Đông phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước huyện Vân Đồn. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do Công ty CP Đầu tư xây dựng Phương Đông chi trả.
Video đang HOT
Ngoài việc xử phạt hành chính 100 triệu đồng, UBND huyện Vân Đồn buộc Công ty Phương Đông phải hoàn nguyên hiện trang theo quy định – Ảnh: TIẾN THẮNG
Cuộc sống bên trong thị trấn bị phong tỏa
Thị trấn Cái Rồng bị phong tỏa, người dân hạn chế ra ngoài, đường xá vắng vẻ, nhưng mọi hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường.
Một điểm chốt với hàng rào hai lớp được dựng ở cửa ngõ ra vào thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, đoạn giáp ranh TP Cẩm Phả. Nhà chức trách kiểm soát 24/24h, không cho người ra vào, trừ những trường hợp được phép theo quy định phòng chống dịch.
UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ huyện Vân Đồn và phong tỏa thị trấn Cái Rồng từ 12h ngày 30/1 đến hết 21/2, do có thêm ca Covid-19 ở thị trấn Cái Rồng là "bệnh nhân 1659", 32 tuổi bà chủ nhà hàng Trung Sún.
Khu vực chốt giáp với xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, nhiều người dân tiếp tế nhu yếu phẩm cho người thân đang bị phong tỏa.
Khu vực ngã ba trung tâm thị trấn Cái Rồng vắng vẻ. Đây là con đường trục chính của huyện, cách cảng Cái Rồng 1km, cách sân bay Vân Đồn 7 km.
Nhà hàng Trung Sún, nơi có ca Covid-19, đang bị phong tỏa.
Ngày 21/1, chủ nhà hàng đón đoàn khách khoảng 60 người từ sân bay Vân Đồn. Trong số này có nhân viên an ninh sân bay, đến ngày 28/1 thì được ghi nhận là "bệnh nhân 1553".
Một cửa hàng bày bán đèn lồng phục vụ Tết Nguyên đán vắng khách.
Do bị phong tỏa, khoảng 10.000 dân thị trấn không thể ra khỏi địa phương. Tuy nhiên, mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ vẫn diễn ra bình thường.
Nhiều người dân thị trấn đã bắt đầu dọn dẹp nhà cửa để đón Tết.
Chợ Cái Rồng, nơi "bệnh nhân 1659" thường xuyên đến để mua thực phẩm, vẫn hoạt động bình thường sau khi nhà chức trách phun tiêu độc khử khuẩn và truy vết những người liên quan ca Covid-19.
Tại đây được lập chốt kiểm soát, người dân ra vào phải khai báo y tế và đo thân nhiệt.
Các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ người dân... được bày bán nhiều, tuy nhiên rất ít người mua.
"4h hàng ngày, tôi đi lấy cá ở cảng Cái Rồng lên bán, đến chiều thì về. Từ hôm bị phong tỏa, chủ yếu bán cho người dân thị trấn. Khi trước mỗi ngày bán được gần 100 kg, giờ chỉ bán 30 kg", bà Cúc, 57 tuổi, nói.
Khu vực chợ hoa ở thị trấn Cái Rồng cũng vắng khách. Anh Hoàng Văn Bình, 23 tuổi, quê Thanh Hóa, cho biết hôm 27/1 lên Đông Triều mua hơn 100 cây đào với giá khoảng 100 triệu đồng mang xuống Vân Đồn để bán, hôm sau nhận được thông tin có ca Covid-19, vì vậy mỗi ngày chỉ vài người đến hỏi mua đào. "Vài ngày sau thị trấn bị phong tỏa, anh em làm lều tạm ở tại đây luôn. Mọi sinh hoạt rất bất tiện, nhiều lúc đi mua cơm cũng khó. Chắc Tết này sẽ không về được quê", anh Bình nói.
Khu vực cảng Cái Rồng không có du khách vì chính quyền cấm các phương tiện đường bộ và thủy hoạt động
Từ ngày 28/1, Quảng Ninh đã phong tỏa hai xã An Sinh, Bình Dương ở thị xã Đông Triều và thị trấn Cái Rồng ở huyện Vân Đồn. Hai đơn vị cấp huyện thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng là huyện Vân Đồn và thị xã Đông Triều.
Huyện đảo Vân Đồn tồn tại ổ dịch ở sân bay Vân Đồn; thị xã Đông Triều có ổ dịch ở xã Bình Dương, giáp với ổ dịch lớn ở TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Cần gỡ khó cho việc lưu thông hàng hóa qua vùng dịch Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương như Vân Đồn, Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa tuyệt đối khiến việc lưu thông của các phương tiện vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Hàng chục chủ phương tiện, lái xe vận tải đã đến UBND huyện...