Lời đồn tai hại về một bộ tộc ăn thịt người ở Việt Nam
Cách cả trăm năm rồi, ở dải đất chỉ có điệp trùng rừng núi giữa miền Tây Bắc ấy bỗng rộ lên một tin đồn khủng khiếp: người Mông Xanh ăn thịt người. Tin dữ ấy khiến ai cũng kinh sợ, hãi hùng.
Người Mông Xanh ở huyện Văn Bàn (Lào Cai) cho rằng, dân tộc mình đến từ đất nước mặt trời mọc xa xôi. Đến giờ, chưa có bằng chứng khoa học nào để khẳng định chính xác chuyện này, thế nhưng, nhìn hình dạng bề ngoài thì tộc người thiểu số này cũng có nhiều nét giống với người Nhật Bản.
Khổ vì… được quan tâm
Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu đời sống của người Mông Xanh đang sinh sống trên địa bàn, vẻ tâm đắc, ông Triệu Trung Phấu – Chủ tịch UBND xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn bảo, đã có rất nhiều đoàn nghiên cứu cả trong và ngoài nước lặn lội lên đây để tìm hiểu về tộc người có nhiều nét kỳ bí này.
Có lẽ, họ đến bởi thời gian gần đây, trong cộng đồng người Mông Xanh dấy lên thông tin lạ lùng rằng dân tộc họ có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, xứ sở của loài hoa anh đào tuyệt mỹ.
Cũng theo ông Phấu, khi những thông tin ấy rộ lên, người trong xã mới giật mình để ý và lại giật mình khi nhận ra rằng, những thông tin trên ít nhiều có cơ sở.
Ông Vàng A Sáng.
Ông Phấu cho biết, trên địa bàn xã, người Mông Xanh có gần 600 khẩu, sống ở hai bản Tu Thượng và Tu Hạ. Ông Phấu giới thiệu chúng tôi đến gặp ông Vàng A Sáng, nhân vật có uy tín bậc nhất của dân tộc gắn với nhiều lời đồn thổi, thêu dệt này.
Đúng như lời ông Phấu nói, khi gặp ông Sáng chúng tôi đã không khỏi bất ngờ. Ông Sáng có nhiều nét giống người dân ở xứ sở Phù Tang: Người thấp bé, mắt sáng, mũi thẳng và cao, tác phong thì hoạt bát, lanh lẹ.
Khi chúng tôi bày tỏ sự bất ngờ này, ông Sáng cười bảo: “Ai cũng bảo mình giống người Nhật. Mình xem ti vi, xem ảnh trên sách báo cũng thấy… đúng là như vậy! Người dòng tộc mình trên này thì ai cũng thế mà!”.
Ông Sáng sinh năm 1952, trong cộng đồng, so với những người cùng thế hệ thì ông là người đi nhiều, biết rộng. Năm 22 tuổi, ông rời bản làng lên đường nhập ngũ. Tham gia giải phóng miền Nam rồi ông lại ngược ra Bắc chống quân bành trướng Trung Quốc.
Video đang HOT
Ông bảo, những ngày bôn ba ấy, gặp bất cứ ai ông cũng đều nhận câu hỏi, ông là người dân tộc nào mà trông… khác người đến vậy. Ông bảo ông là người Mông, thế nhưng chẳng ai tin. Họ bảo, người Mông ai cũng “mũi tẹt, mắt híp”, sao ông không giống thế?
Truyền thuyết về một cuộc di cư
Ông Sáng bảo, bố ông sinh ra ở nơi đây, thế nhưng ông nội ông thì không phải là người ở đất này. Ông nội ông từ đâu đến, đến giờ ông cũng không biết rõ. Các cụ thì cứ khăng khăng khẳng định rằng, người Mông Xanh có xuất xứ từ Nhật Bản. Nói vậy thì biết vậy chứ ông cũng chẳng thấy có bằng chứng xác đáng để chứng minh. Có chăng chỉ là cái vóc dáng bề ngoài “giông giống”.
Khi giải ngũ, về công tác tại địa phương, ông Sáng mới thực sự đi sâu tìm hiểu gốc gác của dân tộc mình. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đó cũng chẳng cho kết quả như là mong muốn. Người Mông Xanh có ngôn ngữ riêng nhưng không có chữ viết riêng.
Do vậy, chuyện vật đổi sao dời cũng chẳng thể nào ghi chép được. Tuy nhiên, chuyện của những cao niên trong dòng tộc mà ông sưu tầm được thì nhiều lắm. Trong số những câu chuyện ấy có cả chuyện kể về hành trình đi tìm đất định cư của người Mông Xanh.
Vóc dáng, trang phục của người Mông Xanh khác hoàn toàn các tộc người Mông khác.
Người già trong cộng đồng đều kể lại rằng, thuở trước, người Mông Xanh sống hoà thuận với các dân tộc khác tại một hòn đảo ở giữa biển khơi. Thế rồi, chiến tranh, bệnh tật, thiên tai đã khiến người Mông Xanh chết dần, chết mòn. Trước hoạ diệt vong này, những người già trong tộc đã quyết định di cư, tìm vùng đất mới, nơi có cây cối tốt tươi, khí thiêng hội tụ. Họ đã vượt biển, qua đất Trung Hoa rộng lớn rồi tìm đến đất này.
Ông Sáng nhận định, người Mông Xanh đến đất này chỉ hơn 100 năm về trước. Cách đây mấy chục năm, khi người Mông Xanh sống tập trung tại bản Tu Thượng thì cả bản cũng chỉ có vài nóc nhà. Và, khi ấy, người Mông Xanh có 4 dòng họ là Thàng, Vàng, Giàng, Lý.
Mỗi dòng họ là một hộ gia đình (sau này dòng họ Thàng mắc bệnh tật nên chết quá nhiều, không còn người nối dõi nữa). Ngày ấy, hễ trong bản có công to việc lớn như cưới xin, ma chay… huy động tất cả cũng chỉ xếp đủ hai mâm cỗ.
Về đời sống văn hoá, tâm linh, ông Sáng cho biết, qua sách báo, phim ảnh, ông đã cố tìm ra nét tương đồng giữa đời sống văn hoá của người Nhật với người trong tộc mình. Thế nhưng, qua so sánh, ông Sáng chỉ thấy người Mông Xanh giống… người Kinh.
Người Mông Xanh ăn Tết Nguyên đán và cũng cúng tổ tiên vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng. “Có thể khi về Việt Nam, quá trình giao thoa văn hoá khiến người Mông Xanh bị đồng hoá” – ông Sáng nhận định.
Theo NTNN
Lời đồn bụi tre 100 tuổi có 'ma' ở Hà Nội
"Có chuyện đồn rằng, một người vì trót bẻ một ngọn măng về ăn, bị đổ lỗi cho là ăn cắp đồ của ma quỷ, bị ám cho ốm lăn ốm lóc, trọc cả đầu, và nằm một chỗ chờ chết", đó là một trong những chuyện liên quan đến bụi tre ở Từ Liêm.
Theo lời đồn, cứ vào ban đêm, hoặc giữa trưa, người dân đi qua đây, thỉnh thoảng lại thấy 3 bà cháu đứng sát bụi tre với khuôn mặt gớm nghiếc. Lại có người thấy người đàn bà ấy trườn lên từ giữa bụi tre đầy gai như một con rắn chực chờ nuốt chửng những ai đi qua.
Lại có chuyện đồn rằng, một người trong xóm vì trót bẻ một ngọn măng về ăn, bị đổ lỗi cho là ăn cắp đồ của ma quỷ, bị ma ám cho ốm lăn ốm lóc, trọc cả đầu, và nằm một chỗ chờ chết. Vì thế, người ta càng cuồng tín nghi là bụi tre ấy có ma. Ai cũng sợ không dám đụng đến bụi tre đó. Sự sợ hãi về bụi tre có ma đang là vấn đề thời sự tại một khu vực giữa lòng Hà Nội. Sự thật có đúng như lời đồn?
Nghe kể chuyện "ma vật"
Đấy là bụi tre có gần 100 năm tuổi tại Xóm 8 (Ao Cả Chè), Thị Cấm (xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội). Nghe kể, "nạn nhân" đầu tiên của con ma trong bụi tre là chị Phạm Thị H., (xin được dấu tên), 35 tuổi, làm đầu ở xóm 9 này gần 20 năm rồi. Nhà chị H. nằm cách bụi tre chừng 100m, ngõ đi ngang qua bụi tre ấy. Cách đây hơn 3 năm, thấy mấy ngọn măng mọc lên bụ bẫm, tươi non, liền xui con bẻ về nấu ăn. Hôm sau, giữa trưa nắng ngột ngạt của mùa hè, khi chị vừa đi đến bụi tre liền gặp 3 bà cháu đứng dán vào bụi tre. Chị H. thấy 3 bà cháu cứ nhìn mình chằm chằm liền hỏi: "Ba bà cháu làm gì đấy?". Bà già đó bảo: "Đợi mẹ con nhà mày!". Nói rồi 3 bà cháu biến mất trước sự hoảng loạn của chị H.
Không ai dám chặt tre hay lấy măng ở bụi tre này.
Chẳng biết câu chuyện được dựng lên như thế nào, nhưng nghe kể, khi ăn xong măng, chị H. khoe với mọi người, liền có cụ già bảo: "Sao dại thế, chẳng hỏi ai cả mà dám bẻ măng, bụi tre ấy có ma, về mà lo cúng đi. Cô không thấy cọc tre, thân tre và măng tre mọc đầy ra đấy có ai dám lấy đâu?". Lúc đó, chị H. vội vàng sắm lễ, mời thầy, cúng hết trong nhà lại ra bụi tre. Cái tin bụi tre có ma bắt đầu lan truyền từ đấy.
Rồi không hiểu có sự trùng lặp thế nào, vài ngày sau, hai mẹ con chị H. ốm nặng, con mất, còn chị mời đủ các thầy cao tay về cúng, lại cắt thuốc mãi mà không thấy khỏi. Nhiều lời đồn thổi khiến gia đình chị vô cùng hoảng loạn. Mãi đến khi có người am hiểu khuyên giải, chị mới đi viện, nhưng bệnh vẫn không khỏi. Theo tìm hiểu, chị H. căn bệnh ung thư, giờ chỉ nằm chờ chết. Từ bấy đến nay, tóc chị rụng, tinh thần ngơ ngác... nhưng thiên hạ đồn đại là không biết bệnh gì nên quy cho con ma về bắt tội.
Dãy nhà trọ cạnh bụi tre.
Khi chứng kiến chuyện đồn đại có ma ở bụi tre này, chúng tôi hết sức ngỡ ngàng. Ngay giữa lòng Hà Nội, một nơi đô thị văn minh, con người hiểu biết thế mà từ trẻ con, đến các cụ già, người thuê trọ... đều cuồng tín và ai cũng kể vanh vách chuyện có ma hiện hình ở bụi tre này, cứ y như là có thật.
Mỗi khi đi qua bụi tre ấy, người ta cố đi thật nhanh, không dám ngó trước nhìn sau. Cũng không ai dám đụng đến một cành cây, chiếc lá của bụi tre. Ai cũng tin bụi tre có ma thật.
Những lời đồn... lạnh gáy
Chúng tôi đã gặp gỡ bà Nguyễn Thị Lan, 70 tuổi, là người gốc tại làng, am hiểu nhiều chuyện trong làng từ xưa đến nay. Bà Lan bán bánh rán ngay mặt đường, vị trí quay lưng vào bụi tre. Bà Lan kể chuyện đầy tính mê tin dị đoan: "Con ma đó là 3 bà cháu ăn mày. Tôi là người ở đây, biết lắm chứ. Năm đó, ở đây còn hoang sơ, đồng không mông quạnh, cây cối xen với nghĩa địa, ai đi qua nơi này mà chả sợ. Hôm đó, có 3 bà cháu ăn xin đi đến đây thì chết đói, mấy ngày sau mới có người phát hiện. Người ta chôn 3 bà cháu ở bụi tre đó luôn. Về sau nhiều người thấy 3 bà cháu hiện về xin ăn những ai đi qua đó".
Cũng theo lời đồn, mới đây, có anh Xuyên, là công nhân khu công nghiệp Nhổn lên thuê phòng trọ của nhà bà C., nhà trọ này cách bụi tre chỉ 7 mét. Chẳng hiểu sao, 4 đêm liền anh không ngủ được. Có hôm, anh phải mua thuốc ngủ, kiêng luôn trà thuốc mà rất khó khăn mới ngủ được.
GS.TS Trần Lâm Biền: "Ma là do dân gian hư cấu mà ra".
Anh Xuyên đem chuyện kể với mấy bà già liền được các cụ sát tai mách rằng, cái phòng đầu tiên ấy mấy người đến rồi đi, toàn thấy ma hiện hình thôi. Đêm đó, anh Xuyên hoảng quá, liền đi mua hoa quả và vàng mã về cúng. Anh Xuyên đốt vàng mã từ cửa phòng đốt ra bụi tre, lửa cháy phập phồng, khói hương nghi ngút giữa đêm vắng càng làm cái không khí hoảng sợ dâng lên. Gần 30 con người ở 10 cái phòng trọ không ai dám đến xem. Sáng hôm sau, anh dậy chạy ra cửa, đã thấy ai đó cắm 3 que hương nghi ngút, lại càng hoảng loạn. Anh Xuyên đành chịu mất một tháng tiền nhà và chuyển đi luôn. Căn phòng nơi anh Xuyên ở giờ có cặp tình nhân là sinh viên mới chuyển đến, nhưng suốt ngày họ cửa đóng then cài, không dám ló ra vì sợ bị... ma ám.
Tiếp đến là câu chuyện đồn thổi về chị K. Chị K. thuê nhà sát với bụi tre. Đang khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên xảy ra chuyện. Số là vợ chồng chị mới thuê nhà sát với bụi tre này chừng 5 tháng. Nhưng đêm nào anh chồng ngủ cũng bị bóng đè. Anh chị cúng bái lung tung cũng không hết. Vào ngày 11 tháng 8, chị K. đang có thai ở tháng thứ 7, bỗng nhiên đau bụng dữ dội, kêu la ầm xóm. Đưa lên bệnh viện Phụ sản Trung ương cấp cứu thì các bác sỹ ở đây cho biết chị K. bị động thai. Nếu không mổ để cho con ra thì nguy hiểm đến tính mạng cả hai mẹ con. Thế là chị phải mổ, con được nuôi trong lồng kính từ bấy đến giờ. Đến hôm nay, khi đã vượt qua cơn nguy hiểm, nằm trên giường bệnh, chị K. trách chồng: "Em bảo rồi anh không nghe, bụi tre có ma, bảo chuyển thì không chuyển, để đến nông nỗi này". Nghe bảo, sau vụ động thai thập tử nhất sinh của chị, mấy hôm nay, anh chồng chị K. đang tìm nhà mới để chuyển. Anh cũng như những người trọ ở đây đều đang tìm cách tránh xa bụi tre ấy.
"Chuyện ma quỷ chỉ là do con người không thể giải thích được tại sao có ma, đó là do con người yếu vía, sợ hãi trước những "thế lực siêu nhiên", nó không có thực nhưng được dân gian hư cấu mà ra, tức là ma quỷ chỉ do con người tưởng tượng mà ra. Nếu người có thẩm quyền, trí tuệ lên tiếng dẹp bỏ chuyện ma quỷ nói trên sẽ tự nhiên mà mất đi theo thời gian" - GS.TS Trần Lâm Biền.
Theo VTC
Rờn rợn chuyện gái trẻ với tóc ma Dưới ánh đèn phòng ngủ leo lắt, M chợt thấy khuôn mặt trong gương...không phải mình. Nghe quá nhiều lời đồn đoán ghê rợn, không ít cô gái trẻ thề rằng sẽ không bao giờ sử dụng tóc nối. Vậy có hay không chuyện thu mua tóc dài của người chết để cung cấp cho các tiệm chuyên nối tóc? "Dã man! Không...