Lời đồn hồn người chết nhập vào “chim thần” ở Hoà Bình
Mới đây, ở Lạc Sơn – Hoà Bình xuất hiện tin đồn về sự xuất hiện của con chim thần thoắt ẩn thoắt hiện. Một số sự việc trùng hợp trong thời gian chim thần xuất hiện đã khiến dân tình càng đồn thổi mạnh hơn.
Đi đào huyệt gặp… “chim thần”?
Câu chuyện bắt đầu bằng đám tang của một cụ bà xấu số ở xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn – Hoà Bình). Ở các vùng quê, mỗi khi có tang ma, những thanh niên trong làng thường đảm nhiệm việc đào huyệt mộ cho người quá cố. Hôm ấy, là đám tang của cụ bà tên Đạo ở cùng xã nên một số anh em vào rừng đào huyệt.
Công việc đào huyệt khá vất vả và quan trọng nên gia chủ luôn chuẩn bị chu đáo rượu thịt để phục vụ những người này. Gần trưa hôm ấy, nhóm đào huyệt gồm có các anh Thắng, Hùng, Quang, Lâm và một số người khác chuẩn bị tạm nghỉ để ăn trưa thì thấy một con chim lạ xuất hiện cạnh huyệt mộ người quá cố. Cứ nghĩ là một chú chim bình thường đỗ vào nên anh Quang nhặt lấy viên đá cuội ném nhằm xua đuổi chim ra khỏi khu vực huyệt mộ.
Chỉ là một con chim lạ nhưng nhiều người đồn thổi, thêu dệt thành “chim thần” (Ảnh minh họa).
Thế nhưng, khi ném viên đá sát chỗ đậu nhưng chú chim không phản ứng gì, vẫn đỗ nguyên tại chỗ. Thấy lạ, một số người khác bảo đừng ném nữa mà phải tội. “Khi nghe mọi người nói thế tôi cũng giật mình. Quan sát kỹ hơn tôi thấy đây là loại chim rất lạ, mặc dù sống ở vùng núi bao nhiêu năm nhưng tôi chưa thấy loại chim này bao giờ. Trong đầu tôi chợt thoáng ý nghĩ rằng tại sao đúng lúc đào huyệt nó lại bay đến đây và lại cứ nhìn xuống chỗ chúng tôi đào huyệt. Nghĩ thế nào tôi lại nhớ đến người con trai thứ hai của bà Đạo, anh ấy bị chết trẻ từ mấy năm trước”, anh Quang nhớ lại.
Chia sẻ suy nghĩ của mình với những người khác, mọi người đều liên tưởng đến người con trai đã mất của bà Đạo. Lúc ấy ai nấy đều thấy rùng mình. Anh Thắng là người gan dạ nhất nhóm vội hướng về con chim lạ và nói “có phải anh L. (tên con trai bà Đạo) không thì xuống đây uống rượu với chúng tôi?”, anh Thắng vừa nói dứt lời thì con chim sà xuống đậu vào mâm. Kinh ngạc trước việc này, những người có mặt hoảng hốt, mặt cắt không còn giọt máu, ai nấy đều sợ hãi co rúm lại.
Theo lời kể của anh Quang, lúc đó anh Thắng nói tiếp “mời anh dùng rượu”, thì lập tức chim lạ cúi đầu uống liên tiếp mấy lần vào bát rượu đã rót sẵn. Chưa dừng lại ở đó, khi được “mời” xơi thịt, chim lạ không ngần ngại mổ vào đĩa thịt lợn để cạnh bát rượu. Đến lúc đấy, từ sự ngạc nhiên ai nấy đều kinh hãi và tin đó là hồn ma con trai bà Đạo hiện về trong ngày đại tang của bà. Sau khi thể hiện khoảng nửa tiếng đồng hồ, “chim thần” đột nhiên bay về hướng nhà, nơi đám tang của bà Đạo đang được con cháu tổ chức.
Sự việc “chim thần” xuất hiện khi đào huyệt khiến cho những người chứng kiến chưa hết kinh hãi thì khi trở về đám tang họ lại gặp một chuyện lạ nữa. Đó là cháu nội của bà Đạo, cũng là con của người con trai thứ hai của bà đã mất cách đây vài năm, bị “hồn ma” nhập vào người. Ông Hùng, người thân của bà Đạo kể lại câu chuyện mà đến giờ ông vẫn còn thấy khó hiểu: “Lúc mọi người vẫn còn đang đau xót trước sự ra đi của bà Đạo thì cháu nội của bà ấy tự nhiên ngất đi, sau đó tỉnh dậy không nói giọng con gái nữa mà nói giọng bố nó, sau đó còn điều khiển hết mọi việc chôn cất trong đám ma. Bố nó đã chết cách đây mấy năm rồi, nó chết trẻ mà không rõ nguyên nhân, người nhà cứ bảo rằng nó bị người ta bỏ bùa chết. Con bé bị nhập như vậy, một lúc nó ngất đi, sau đó tỉnh dậy rồi trở lại bình thường”.
Video đang HOT
Sau sự việc này, tin đồn về hồn ma nhập vào “chim thần” càng rộ hơn, cả làng quê nghèo xôn xao, sợ hãi, đi đâu cũng nói đến “chim thần”.
Theo TS. Vũ Thế Khanh, “chim thần” hay “rắn thần” đều chỉ là tin đồn nhảm.
Những lời đồn vô căn cứ
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau đám tang của bà Đạo, tin đồn càng rộ lên khiến dư luận hết sức hoang mang, cuộc sống của người dân bị xáo trộn. Anh Quang cho biết, kể từ khi con chim bay từ nghĩa trang về hướng nhà bà Đạo, những ngày sau cũng không thấy con “chim thần” xuất hiện nữa. Nhưng sau sự việc này, người dân còn đồn rằng con chim lạ sẽ đem đến điềm xấu cho dân làng vì người xưa có câu “chim sa cá nhảy”. “Người lớn thì thỉnh thoảng lại ngồi bàn tán, kể chuyện và thêu dệt lên nhiều thứ. Không chỉ có vậy, trước ngày xảy ra sự việc, vẫn thấy bọn trẻ đi thả trâu, bò ở quanh khu vực nghĩa trang, nhưng từ hôm nghe “chim thần” xuất hiện thì không đứa nào dám lui tới khu vực nghĩa trang nữa”, anh Quang cho biết.
Theo bà Mai, nhà ngay gần khu nghĩa trang cho biết: “Tôi không tin đó là ma quỷ hay “chim thần” gì cả. Chuyện có con chim lạ làm theo lời người nói có khi cũng chỉ là chuyện tình cờ thôi chứ làm gì có chuyện hồn ma người chết nhập vào chim chứ. Đấy chỉ là những lời đồn, người này qua người khác hư cấu rồi nói quá lên chứ làm gì có chuyện đó thật”.
Trao đổi với PV về những tin đồn này, ông Bùi Văn Chấn, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn – Hòa Bình) xác nhận thông tin xuất hiện tin đồn “chim thần” nhập xác ở địa phương. Cũng theo ông Chấn, sau khi tin đồn xuất hiện, tình hình an ninh ở địa phương có phần xáo trộn, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ nắm tình hình, xác minh thực hư tin đồn. Vị này khẳng định không có chuyện hồn ma người chết nhập vào chim, đây chỉ là những tin đồn miệng vô căn cứ. Phía chính quyền cũng phổ biến với cán bộ trong xã tuyên truyền, vận động bà con không bàn tán, thêu dệt sự việc này, tránh gây hoang mang, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Theo lời một công an của xã Ngọc Lâu, địa bàn xã đặc trưng là đồi núi nên chuyện xuất hiện những con chim lạ là bình thường, không phải là hiếm gặp. “Việc con chim xuất hiện có thể là một sự trùng lặp ngẫu nhiên mà thôi. Còn về chuyện hồn ma người đã khuất nhập vào con chim, đấy cũng chỉ là những lời đồn thổi, thêu dệt, chứ chuyện đó hoàn toàn không có cơ sở”, vị này nói.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên Trao đổi vấn đề này với TS. Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc UIA – Liên hiệp khoa học kỹ thuật và tin học ứng dụng), TS. Khanh cho biết, thời gian qua ở nhiều địa phương rộ lên những tin đồn về “chim thần”, “rắn thần”, “rùa thần”… gây xáo trộn trong đời sống người dân. Là người nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực này, TS. Khanh khẳng định, thế giới tâm linh mặc dù rộng lớn, khó hiểu nhưng không phải cái gì trùng hợp cũng là có yếu tố thần thánh. “Theo tôi chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi, hoặc có thể là một kịch bản nào đó được dàn dựng như vụ rắn thần nhập xác ở Hà Đông dạo trước mà thôi”, TS. Vũ Thế Khanh phát biểu.
Theo Người đưa tin
Những chung cư "ma ám" trong lòng thành phố?
Ít ai biết, ngay giữa Sài Gòn hoa lệ - thành phố hiện đại bậc nhất Việt Nam lại tồn tại những tòa nhà khiến người ta kinh sợ bởi những lời đồn ma ám.
Chuyện về hàng loạt cái chết oan khiên, những lần người âm về quấy phá cõi dương, những tiếng than khóc, nói cười giữa khuya thanh vắng... đã phủ lên các nơi này một bức màn điêu linh, tang tóc, khiến người ta không khỏi hoang mang, run sợ... Rồi từ đó những lời đồn kỳ dị cứ lan ra...
Chuyện người âm về quấy phá
Trong các tòa nhà mang lời đồn "ma ám", có lẽ đáng sợ nhất là chung cư 727 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5. Chung cư còn có tên gọi khác là Building President, được xây dựng vào năm 1960, theo lối kiến trúc khá đơn giản gồm 13 tầng, chia làm 6 tòa với tổng số 530 phòng, các phòng được ngăn theo diện tích phòng khách sạn. Không chỉ đáng sợ vì những lời đồn ma ám, chung cư này còn tiềm tàng mối họa chết người vì sự hoang tàn, đổ nát đến mức "rình sập" của nó. Cơ quan chức năng đã tính đến phương án di dời dân từ năm 2002, nhưng hiện vẫn còn hơn 100 hộ bám trụ tại đây.
Từ hơn nửa thế kỷ trước, chung cư 727 đã nổi danh với những giai thoại ly kỳ về nhiều án mạng oan khiên và quá trình trấn yểm công phu của ông chủ tòa nhà. Những cụ cao niên sống gần đây đều rất tận tường chuyện đồn đại về những cái chết ở tầng 13 của chung cư. Theo đó, khi nhận được bản vẽ của Building President, nhiều người bày tỏ lo lắng với ông Nguyễn Tấn Đời, một tỷ phú nổi tiếng của Sài Gòn lúc bấy giờ - là chủ đầu tư của tòa nhà - về con số 13 xui xẻo. Nhưng ông Đời gạt phăng, cho đó là những quan niệm không căn cứ, và vẫn cho phép tiến hành xây dựng theo đúng bản thiết kế. Cụ Trần Nhựt Nam (70 tuổi, ngụ phường 1, quận 5) là người đã chứng kiến sự thăng trầm của chung cư 727 kể lại: "Dạo tòa nhà đang xây dang dở đến tầng 13, lính Tây và người dân xôn xao ghê lắm. Người ta đồn ầm lên là cứ đến ngày 13 dương lịch mỗi tháng thì lại có tai nạn chết người ở tòa nhà này. Tôi cũng không tin lắm vào lời đồn kỳ bí đó, nhưng thật sự có rất nhiều nhân công đã bỏ mạng tại đây". Cũng theo lời cụ Nam, sau khi biết được tai nạn xảy ra quá nhiều tại tầng 13 khi công trình đang dang dở, ông Đời đã mời những bậc thầy phong thủy rất cao tay về để trấn yểm tòa nhà. Từ đó, người dân Sài Gòn cứ rỉ tai nhau tin đồn rùng rợn rằng, thầy phong thủy đã bỏ rất nhiều tiền mua xác 4 trinh nữ, đem về chôn 4 phương để trấn yểm 4 hướng của tòa nhà. Chính vì lẽ đó, nên trước khi đưa vào sử dụng, chung cư 727 trong mắt người dân Sài Gòn đã nổi tiếng với lời đồn về những công nhân chết oan, biến thành cô hồn vất vưởng, bám lấy tòa nhà này.
Toàn cảnh tòa nhà bị gán mác "chung cư ma ám" lớn nhất Sài Gòn
Tòa nhà xây xong, ông Đời cho quân đội Mỹ thuê lại toàn bộ để làm nơi nghỉ ngơi cho lính Tây. Sau giải phóng, ông Đời cho nhiều đơn vị trên địa bàn thành phố thuê làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên. Về sau, chung cư được sung công quỹ và chia cho các cán bộ công nhân viên, ông Đời thì đi xuất ngoại. Hơn nửa thế kỷ "trơ gan cùng tuế nguyệt", chung cư 727 chưa bao giờ ngớt đi những lời đồn "ma ám". Bên cạnh đó, những vụ án mạng xảy ra tại nơi đây càng khiến người ta thêu dệt thêm những chuyện ly kỳ. Án mạng gần đây nhất là vào tháng 2/2013, khi bà Huỳnh Thị Thường Liên, 50 tuổi, gieo mình từ tầng 5, rơi xuống đất và tử vong ngay tại chỗ. Người dân được một phen xôn xao, vì bà Liên trước đây ngụ tại chung cư, nhưng đã chuyển đi từ rất lâu. Không hiểu vì lẽ gì, bà lại trở về gieo mình tự vẫn. Chị Lê Thị Kiều L. (47 tuổi), người bán tạp hóa ở tầng trệt tỏ vẻ bí hiểm: "Chắc bà Liên bị oan hồn đẩy xuống rồi. Mà hồi xưa, lúc còn cho bọn lính Mỹ thuê, chúng nó bắt gái Việt đưa về đây cưỡng bức rồi giết, nhiều lắm. Bởi vậy không linh sao được. Tôi ở tầng trệt, lâu lâu nằm ngủ nghe ai nói chuyện rầm rì ngoài hành lang, bảo lên tầng 12 chơi, mà tầng này người ta bỏ hoang lâu rồi". Cứ 9 người là 10 câu chuyện khác nhau về "ma ám" tại chung cư 727. Cứ thế, những câu chuyện huyền linh về thế giới bên kia, về chuyện người âm quấy phá tại tòa nhà tồn tại hơn nửa thế kỷ này bị người dân thêu dệt ngày càng dày hơn, và luôn được đem ra làm "món ngon" đãi khách tò mò.
Bơm kim tiêm vương vãi của các vị "ma sống"
Đâu là sự thật?
Khu chung cư Thanh Đa, quận Bình Thạnh, cũng là nơi bị gán cho những lời đồn "ma ám" rùng rợn nhất. Khi chúng tôi tới đây để tìm hiểu thực hư, nhiều người dân liên tục cảnh báo: "Đừng có hỏi, nhắc tới "người ta", "người ta" ám không yên đâu". Thế nhưng, sau dăm ba câu chào hỏi thì mỗi người một chuyện ly kỳ, thi nhau kể... Bà Trần Thị B., 52 tuổi kể lại: "Cách đây mấy năm, chung tầng 3 tôi ở có ông giáo dạy cấp 3 mới cùng vợ con dọn về. Ở được 3 tháng ông "chạy mất dép". Bởi hồi đó, căn ông ở có người thất tình ra sông tự tử mất xác luôn, linh hồn không siêu sinh được nên về đây quấy phá. Tui thấy hoài chớ gì". Theo bà B và vài người cư ngụ ở đây thì họ thường nghe kể về một thiếu nữ, mặt trắng bệch như người chết đuối, ngồi khóc ở cuối hành lang mỗi đêm. Để xác thực thông tin, chúng tôi tìm đến ban quản lý chung cư, đại diện nơi đây cho biết, chưa hề có vụ án mạng, hay vụ mất tích nào liên quan đến căn phòng kể trên của tầng 3 lô chung cư này.
Tại chung cư Thanh Đa, đa phần chuyện ma cỏ được thêu dệt theo kiểu ma da, oan hồn người chết đuối về đeo bám người dương. Ông Trương Quang Tiến ngụ lại lô V cho biết: "Tại vì chỗ này gần bờ sông Sài Gòn, lâu lâu lại có xác người chết đuối dạt về đây. Dân mình hay "thần hồn nát thần tính", sợ quá đâm ra ám ảnh rồi "thêm mắm dặm muối" cho thành chuyện để tán dóc, chứ làm gì có ma da nào ở trên cạn này". Thậm chí, khi lô IV và lô VI của khu chung cư Thanh Đa, thuộc phường 27, bị lún và nghiêng vào nhau, do điều kiện khách quan là địa hình nơi đây vốn gần sông nên không được rắn chắc, khi đến tai người dân thì chung cư bị nghiêng lún là do "thế lực siêu nhiên nào đó nhúng tay vào"(?).
Trở lại tòa nhà 727 Trần Hưng Đạo nơi được gán cho cái mác là "chung cư ma ám" lớn nhất Sài Gòn, chỉ riêng dáng vẻ bên ngoài thâm u, cũ kỹ đã khiến người ta phải rùng mình, nhưng không thấm thía gì so với khung cảnh bên trong. Hầu hết các phòng tại đây đều không nguyên vẹn, tường, trần nhà ngang dọc các vết nứt lớn, những mảng vôi lở, dây điện ngổn ngang, phòng ốc, đồ đạt bỏ hoang lâu ngày bỗng trở nên lạnh lẽo. Ngoài một số phòng người ta ở rải rác, còn lại hầu như chỗ nào của chung cư đều hoang tàn đổ nát. Một số tầng bỏ hoang đã lâu, nên tối tăm, ẩm thấp, xú uế bốc lên tanh nồng, khiến người ta khi mới bước vào đã khó chịu đến gai lưng, ngợp thở chứ chưa cần nói đến chuyện ma mị gì.
Chung cư Thanh Đa cũng bị người dân đồn đại là "thánh địa của ma da"
Bên cạnh đó, theo chúng tôi quan sát, có rất nhiều nơi trong tòa nhà trở thành nơi tụ tập tiêm chích ma túy của các đối tượng bất hảo. Bằng chứng là kim tiêm, dụng cụ hút chích vương vãi khắp nơi ở những tầng không còn dân sinh sống. Ông Trần Văn Long, 65 tuổi, là bảo vệ của chung cư 727 hơn 13 năm nay cho biết: "Tôi làm bảo vệ ở đây, làm gì có chuyện ma cỏ quấy phá như người ta đồn, có là có "ma sống" ấy. Bọn thanh niên nghiện hút hay lẻn vào đây hút chích, nên bọn nó tung tin đồn ma quỷ không cho ai dám bén mảng tới để tụi nó dễ tụ tập. Nhiều khi mấy cái trò giả tiếng người âm là tụi nó làm". Vài người dân ở đây cho biết, do "thể trạng" quá rệu rã nên nhiều khi những tiếng động trong đêm là do vôi vữa bong tróc, rớt xuống, kết cấu chỉ còn là bộ xương trống hoắc nên gió mặc sức lùa vào, tạo nên thứ âm thanh heo hút, ghê người. Tiếng trẻ con khóc - theo ông Long cũng không hề có, bởi những tầng tầm trung rất nhiều mèo hoang đến đây "trú ngụ". Ban đêm chúng hay kêu la, rên rỉ khiến người ta hoảng sợ rồi thêu dệt thêm nhiều điều.
Còn về việc người dân lần lượt dọn đi vì sợ ma càng không hề có. Ông Long cho biết UBND TP. Hồ Chí Minh đã có chủ trương di dời, tái định cư cho người dân tại tòa nhà này. Đến nay đã di dời được 3 đợt, với khoảng 400 hộ dân sang Khu chung cư mới 109 Nguyễn Biểu. Số hộ dân còn lại vì chưa đủ giấy tờ hợp lệ nên mới ở đây. Ông Long tặc lưỡi nói thêm: "Ở đây hồi đó giờ người ta trụ lại toàn là từ 5 - 6 năm trở lên, đâu có ai mới tới mà dọn đi đâu. Dân mình kể cũng ngộ, sợ ma ghê lắm, mà nghe chuyện ma là hào hứng hẳn lên. Cũng do đó mà những chuyện "khuất mặt, khuất mày" cứ thế bị thêu dệt lên cho rùng rợn. Chứ ma cỏ gì đâu".
Kì 2: Giai thoại về Hồ con rùa - công trình phong thủy trấn yểm long mạch Sài Gòn
Theo Công lý và xã hội
Thực hư lời đồn thịt heo có giun? Tin đồn "thịt heo có giun" lan rộng tại Sóc Trăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu thụ thịt heo. Các cơ quan chức năng đã phải vào cuộc... Trên bàn cơm, một người dân bất ngờ phát hiện ra con vật lạ, hình thù gần giống con giun nằm trong miếng thịt kho tàu mới đây đã làm vỡ oà...