Lỗi DOGSO và tình huống cầu thủ UAE bị đuổi vì đẩy Tiến Linh
Trọng tài chính quyết định rất nhanh về chiếc thẻ đỏ dành cho cầu thủ UAE sau pha phạm lỗi với Tiến Linh và ông có những lý do cho việc này dựa trên luật hiện hành của FIFA.
HLV Bert van Marwijk không hài lòng với chiếc thẻ đỏ mà trọng tài người Nhật Bản Jumpei Iida dành cho Khalifa Mubarak Alhmammadi ở phút 37. “Tôi chưa từng thấy trọng tài rút thẻ đỏ nhanh vậy. Thẻ đỏ đã quyết định trận đấu”, ông nói sau trận.
Nhiều người cho rằng trọng tài nặng tay với tấm thẻ đỏ trực tiếp. Nhìn cách ông Iida quyết định dứt khoát có thể hiểu rằng trọng tài chính nhận định nhanh trong tình huống này. Ở góc quan sát ngay phía sau, “vua áo đen” không do dự.
HLV Bert van Marwijk không hài lòng với chiếc thẻ đỏ. Ảnh: Minh Chiến.
Trên một diễn đàn của trọng tài Việt Nam, nhiều ý kiến phân tích đã được đưa ra. Các thành viên đều nói về “ DOGSO” và 4 yếu tố để đưa ra quyết định đuổi hay không đuổi. Thậm chí, câu hỏi cũng được đặt ra về việc nếu thẻ đó dành cho một cầu thủ nào đó của Việt Nam thì chuyện gì sẽ xảy ra.
DOGSO nghĩa là gì?
Cựu trọng tài FIFA Đinh Văn Dũng cho rằng đây là tình huống phạm lỗi khi cản trở đối phương trước cơ hội ghi bàn rõ rệt (Denying a goal or Obvious Goal -Scoring Opportunity, hay còn được giới trọng tài gọi là DOGSO).
Bốn yếu tố được xem xét để quyết định một trường hợp DOGSO, gồm khoảng cách vị trí phạm lỗi đến khung thành, phương hướng của tình huống bóng, khả năng giữ và chiếm lợi thế với bóng và vị trí, số lượng cầu thủ phòng ngự.
“Nếu trọng tài nhận định ‘có’ trong bốn yếu tố này, thì cầu thủ sẽ bị đuổi khỏi sân. Nếu trọng tài thấy chưa đủ một trong bốn yếu tố này thì cầu thủ không bị đuổi do cản trở đối phương trước cơ hội ghi bàn rõ rệt”, ông Dũng phân tích.
Video đang HOT
Nếu như cầu thủ UAE phạm lỗi với Tiến Linh ở vị trí xa khung thành hơn thì trọng tài không thể rút thẻ đỏ. Hoặc, tiền đạo của Việt Nam không kiểm soát bóng khi bị phạm lỗi hay số lượng cầu thủ phòng ngự UAE có thể ngăn Tiến Linh giành cơ hội ghi bàn.
Tiến Linh bị đẩy ngã từ phía sau ở khoảng cách khoảng 25 m và một mình trước vòng cấm địa. Ảnh: Kiệt Trần.
Cựu trọng tài FIFA nhấn mạnh: “Trong tình huống này, thẻ đỏ là đúng vì hậu vệ UAE đã đẩy từ phía sau Tiến Linh không nhằm mục đích chơi bóng khi tuyển thủ Việt Nam có thể ghi được bàn thắng”.
Khoảng cách trước mặt Tiến Linh về phía khung thành là khoảng 25 m, trong khi đó cầu thủ mang áo số 22 đã khống chế được bóng. Khi bị phạm lỗi, Tiến Linh đã vượt qua hai hậu vệ của UAE và đang hướng thẳng đến khung thành.
DOGSO không đồng nghĩa với thẻ đỏ
Luật quy định rằng khi phạt lỗi cản trở đối phương trước cơ hội ghi bàn rõ rệt, trọng tài sẽ cho đội tấn công hưởng một quả đá phạt trực tiếp.
Không phải lỗi nào dẫn đến quả phạt trực tiếp đều bị phạt thẻ đỏ. Nếu cầu thủ cố gắng chơi bóng dẫn đến phạm lỗi theo 7 lỗi quy định thì không bị đuổi khỏi sân, và 5 lỗi không chơi bóng thì phải lãnh thẻ đỏ, tùy nhận định của trọng tài.
7 lỗi đó là xông vào đối phương (Charges), nhảy vào (Jump at), đá hoặc cố đá (Kick or attempts to kick), đẩy (Pushes), tác động hoặc cố tình tác động (Strikes or attempts to strike), tắc bóng (Tackle or Challenge), cản hoặc cố gắng cản (Trips or attempts to trip).
5 lỗi sẽ bị phạt thẻ đỏ vì không chơi bóng dẫn đến quả phạt trực tiếp là (Handing ball, trừ thủ môn trong vòng cấm địa của họ), giữ đối phương (Hold an opponent), cản trở đối phương với tác động (Impede with a contact), cắn hoặc nhổ nước bọt (bites ot spits at someone), ném vật thể vào quả bóng, đối phương, quan chức hoặc tác động vào bóng bằng vật đang cầm.
Trọng tài Jumpei Iida quyết định đuổi số 12 Khalifa Alhmammadi. Ảnh: Kiệt Trần.
“Trước đây, bất cứ lỗi cản trở đối phương trước cơ hội ghi bàn rõ rệt trong vòng cấm địa đều bị trọng tài phạt thẻ đỏ. Tuy nhiên, từ World Cup 2018, FIFA đã quy định lại, một cầu thủ phạm lỗi khi cố gắng chơi bóng sẽ không bị đuổi khỏi sân, đội bị phạm lỗi chỉ được hưởng phạt đền”, ông Dũng giải thích.
Nhận định của trọng tài phụ thuộc vào hành vi của cầu thủ phạm lỗi để xác định anh tay có chơi bóng hay cản trở đối phương trước cơ hội ghi bàn rõ rệt. Tranh cãi đã nổ ra sau việc rút thẻ đỏ cho cầu thủ UAE của trọng tài Nhật Bản cũng nghiêng về hướng đánh giá nhận định của trọng tài.
Nếu đỏ là chiếc thẻ đỏ dành cho Việt Nam, và kịch bản cuối cùng là thất bại thì sẽ có rất nhiều chuyện để nói sau trận đấu. Tuy nhiên, quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng và kết quả không thể thay đổi. Chiến thắng 1-0 vừa đủ giúp Việt Nam độc chiếm ngôi đầu bảng.
Theo Zing
ĐT Việt Nam đấu UAE mơ vé World Cup: Công Phượng có cửa đá chính?
Không đạt phong độ tốt nhất, Công Phượng liệu có cơ hội giành suất đá chính trong cuộc chạm trán với UAE tại Mỹ Đình?
Sau VCK Asian Cup 2019, Công Phượng sa sút chóng mặt khi thường xuyên không được ra sân trong màu áo Sint Truidense. 10 trận liên tiếp không được đăng ký thi đấu tại Bỉ và chơi vật vờ ở đội trẻ, Công Phượng dường như đánh mất đi cảm giác bóng.
Trở lại tuyển Việt Nam tham dự cuộc chiến với Malaysia ở vòng loại World Cup 2022, thầy Park vẫn dành rất nhiều niềm tin cho tiền đạo người Nghệ An khi để anh đá chính.
Công Phượng sẽ được trao cơ hội ở trận đấu với UAE?
Thế nhưng, Công Phượng lỗi nhịp trên hàng công và có nhiều tình huống phối hợp lỗi với các đồng đội. Chính vì cảm quan kết nối không tốt, HLV Park Hang Seo buộc phải gạch tên "số 10" trong trận đấu với Indonesia để thay bằng Tiến Linh. Kết quả, Việt Nam thắng đậm 3-1 trong ngày hàng công chơi thăng hoa.
Nhưng trước thềm trận đấu quan trọng gặp UAE, câu hỏi Công Phượng đá chính hay không tiếp tục trở thành một đề tài nan giải đối với HLV Park Hang Seo.
Bởi tính đến nay, Công Phượng chính là "khắc tinh" của các đội bóng Tây Á với 5 lần xé lưới đối phương. Thậm chí nạn nhân đầu tiên của cựu cầu thủ Incheon Utd không ai khác chính là UAE tại VCK U23 châu Á 2016.
Lần thứ hai Công Phượng "nổ súng" là ở vòng chung kết U23 châu Á 2018 khi đấu với Iraq. Tiếp đó tại ASIAD 2018, cầu thủ 24 tuổi đã ghi bàn vào lưới Bahrain, qua đó mở đường cho Việt Nam vào tứ kết. Hay gần nhất, Công Phượng đã ghi 2 bàn vào lưới Iraq, Jordan tại Asian Cup 2019.
Trở lại với đối thủ UAE. Đội bóng Tây Á không mạnh ở khâu phòng ngự. HLV Bert van Marwijk đang gặp bế tắc trong khâu xây dựng lối chơi kỷ luật cho UAE như từng làm với Hà Lan ở World Cup 2010
Trong trận gặp Thái Lan, UAE mắc rất nhiều sai lầm, bộ đôi trung vệ chơi vụng về, bất lực trước tốc độ của những mũi xuyên phá của "Voi chiến".
Tương tự như vậy, Công Phượng chính là mũi tấn công sắc bén, đủ sức khuấy đảo hàng thủ đối phương và có khả năng tạo bất ngờ nhất. "Số 10" có thể vật vờ cả trận, nhưng bất ngờ vụt sáng với một pha đi bóng và dứt điểm kỹ thuật. Ngoài ra, HLV Park Hang Seo đang hy vọng Công Phượng sẽ tiếp tục phát huy vận "son" với các đội Tây Á trong trận đấu gặp UAE.
Trận đấu với đại gia Tây Á có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam vì đó là trận sẽ quyết định trực tiếp tới ngôi đầu bảng G. Hiện tại, UAE đang xếp thứ 3 và ngay trên họ chính là Việt Nam ở vị trí thứ 2, bằng điểm đội đầu bảng Thái Lan nhưng thua về hiệu số.
Theo lịch thi đấu Vòng loại World Cup 2022, trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT UAE sẽ được diễn ra vào lúc 20h00 ngày 14/11 trên SVĐ Mỹ Đình.
Theo G.T (Khám Phá)
CĐV Việt Nam lo sốt vó về lối đá "hời hợt" của Công Phượng Trong trận đấu ĐT Việt Nam gặp ĐT UAE tại vòng loại World Cup 2022 trên sân Mỹ Đình tối qua (14/11), Công Phượng vào sân từ ghế dự bị nhưng không thể hiện được nhiều. Cuộc so tài với UAE có ý nghĩa rất quan trọng với ĐT Việt Nam trong cuộc đua tranh suất vào vòng loại cuối cùng World Cup...