Lời dọa bắn máy bay Mỹ hé lộ thứ Triều Tiên căm ghét nhất
Người Triều Tiên đều biết đến sức tàn phá nặng nề mà các máy bay ném bom Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh cách đây hơn 6 thế kỷ.
Máy bay Mỹ ném bom trong Chiến tranh Triều Tiên.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho hồi đầu tuần này đưa ra tuyên bố cứng rắn, cho rằng “Mỹ đã tuyên chiến với Triều Tiên”.
Do đó, Triều Tiên “có quyền đáp trả, bao gồm cả việc bắn rơi máy bay ném bom chiến lược Mỹ, dù nó có vi phạm không phận hay không”.
Guardian nhận định, lời cảnh báo bắn rơi máy bay ném bom Mỹ của ông Ri mang nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ khiến người ta lo ngại về một sự hiểu lầm dẫn đến xung đột trên bán đảo Triều Tiên, mà còn cho thấy sự lo lắng của Triều Tiên và loại vũ khí chiến lược Mỹ hơn là bom hạt nhân.
Ngay sau tuyên bố của ông Ri, tình báo Hàn Quốc nói phát hiện dấu hiệu Triều Tiên đưa máy bay, tên lửa phòng không đến bờ phía đông “nghênh đón” oanh tạc cơ Mỹ.
Guardian đánh giá, dù các máy bay ném bom chiến lược B1-B không còn khả năng mang theo vũ khí hạt nhân, nhưng loại máy bay này đem được một lượng lớn bom đạn thông thường. Đây được coi là cơn ác mộng của Triều Tiên trong cuộc chiến tranh những năm 1950.
Ngày 25.6.1950, Triều Tiên mở màn chiến tranh bằng việc đưa 250.000 quân vượt vĩ tuyến 38, tiến vào lãnh thổ Hàn Quốc.
Video đang HOT
Những đợt ném bom của Mỹ có thể bị lãng quên ở Washington, nhưng ở Triều Tiên thì không, Guardian cho biết. Mọi người Triều Tiên đều cảm nhận được sự tàn phá khủng khiếp của máy bay ném bom Mỹ thông qua trường học, phim ảnh hay hiện vật trưng bày tại bảo tàng.
Triều Tiên mô phỏng cảnh oanh tạc cơ chiến lược B-1B của Mỹ bị bắn cháy.
Nhà sử học người Mỹ Bruce Cumings từng viết: “Điều mà Mỹ không hề hay biết là chiến lược ném bom rải thảm Triều Tiên trong suốt 3 năm trời đã tạo nên cơn ác mộng”.
Nhà báo Mỹ Blaine Harden, nói các mục tiêu ở Triều Tiên trở thành “mồi ngon” cho máy bay ném bom B-29 Mỹ vì loại máy bay này khi đó không hề lo sợ khả năng bị phản công.
Trong bài xã luận đăng tải trên Washington Post, Blaine Harden dẫn lời nhân chứng viết: “Mỹ đã ném bom mọi thứ có thể di chuyển ở Triều Tiên, mọi viên gạch xếp chồng lên nhau”.
Curtis LeMay, người đứng đầu bộ tư lệnh không quân Mỹ ở thời điểm đó, sau này nói rằng, chiến dịch ném bom đã tác động đến 20% dân số Triều Tiên. “Người Mỹ đến đó và đốt cháy mọi thứ trong tầm ngắm”.
Không quân Mỹ ước tính, đợt ném bom của Mỹ ở trung tâm Triều Tiên lớn hơn nhiều so với trận đánh ở Đức và Nhật Bản trong Thế chiến 2. Ước tính Mỹ đã ném 613.000 tấn bom xuống Triều Tiên, so với 503.000 tấn bom trong toàn bộ cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.
“Rõ ràng là Triều Tiên và hệ tư tưởng của họ luôn khắc sâu ghi nhớ những thiệt hại nặng nề do bom đạn mà máy bay ném bom Mỹ gây ra”, Daryl Kimball, giám đốc Trung tâm Kiểm soát Vũ khí ở Washington nói.
“Các chuyến bay của B1-B khiến Triều Tiên căm ghét hơn cả mối đe dọa tấn công hạt nhân. Nhưng điều đó cũng cho thấy lãnh đạo Triều Tiên rất lo ngại loại vũ khí đáng sợ này, vì nó nằm trong chiến lược tấn công phủ đầu của Mỹ”, ông Kimball nói thêm.
Theo Danviet
Hành động lạ của Triều Tiên sau lời dọa bắn rơi máy bay Mỹ
Triều Tiên được cho là đã có những hành động quân sự bất thường, nhằm đối phó với các chuyến bay của oanh tạc cơ chiến lược B-1B đến sát bán đảo này.
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Mỹ được chiến đấu cơ F-15 và F-35 hộ tống.
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap ngày 26.9 dẫn nguồn tin tình báo cho biết, Triều Tiên đã tăng cường chiến đấu cơ, đưa thêm hệ thống phòng không đến sát bờ biển phía đông.
Đây là hướng máy bay ném bom chiến lược B-1B Mỹ áp sát vào cuối tuần trước. Nguồn tin nhắc đến việc các hoạt động quân sự bất thường của Triều Tiên giống như để "đón" máy bay Mỹ.
Nguồn tin tình báo Hàn Quốc nhắc đến việc Mỹ đã cố tình để lộ đường bay của oanh tạc cơ B-1B vì tin rằng Triều Tiên không mấy bận tâm.
Trước đó, giới phân tích đánh giá, tổ hợp phòng không KN-06 của Triều Tiên là mối đe dọa tiềm tàng với các máy bay Mỹ. Tổ hợp này do Triều Tiên tự nghiên cứu sản xuất, được cho là dựa trên nguyên mẫu S-300 của Nga.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) hiện chưa lên tiếng phủ nhận hay xác nhận thông tin đăng tải trên Yonhap.
Tổ hợp KN-06 được đánh giá có sức mạnh tương đương "rồng lửa" S-300 của Nga.
Đây được coi là dấu hiệu đáng chú ý bởi Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho ngày 25.9 cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên chiến với nước này.
Ông Ri nói Triều Tiên có quyền đáp trả, bao gồm cả việc bắn hạ máy bay ném bom Mỹ dù nó không vi phạm không phận.
Tuyên bố của ông Ri nhằm đáp trả thông điệp của ông Trump, khi Tổng thống Mỹ nói nhà lãnh đạo Kim Jong-un "không trụ lâu hơn được nữa".
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders sau đó phủ nhận tin Mỹ tuyên chiến với Triều Tiên.
Trả lời phóng viên tại New York, ông Ri nói: "Cả thế giới nên nhớ rõ rằng Mỹ đã tuyên chiến trước. Câu hỏi ai không trụ lâu hơn được nữa sẽ sớm được trả lời".
Theo Danviet
Trung Quốc diễn tập bắn hạ tên lửa gần Triều Tiên Không quân Trung Quốc ngày 5/9 tiến hành một cuộc tập trận quân sự bắn rơi tên lửa giả định bay ở tầm thấp ở vùng biển giáp bán đảo Triều Tiên, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết. Trung Quốc diễn tập bắn rơi tên lửa hôm 5/9 (Ảnh: SCMP) Theo SCMP, cuộc tập trận diễn ra vào đêm...