Lối đi nào cho game thủ “chuyên cày” hiện nay?
Ngày nay, cộng đồng game thủ cày cuốc đang rất hoang mang với thị trường game bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
“Cày game”, một thuật ngữ quá đỗi quen thuộc trong cộng đồng game thủ Việt Nam nhưng không còn quá hấp dẫn ở thời điểm hiện tại. Với một thị trường game tạp nham hiện nay, để tìm được một tựa game lâu dài, người chơi cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố, đặc biệt là thể loại game và nhà phát hành.
Một ví dụ cụ thể như dù hồi sinh Thiên Long Bát Bộ và Võ Lâm Truyền Kì 1, cách thức kinh doanh và phong trào cũng đã khác. Chúng ta cùng nhìn lại những nguyên nhân khiến game thủ không còn mặn mà với cày game như trước nữa.
I. Chỉ Client Game mới xứng tấm, Webgame, Mobile Game chưa đủ trình
Một tâm lí ăn sâu vào rất nhiều game thủ khó tính trên mảnh đất hình chữ S. Bởi Clients Game dù nặng, dù phức tạp nhưng chúng có cốt truyện, lối chơi, đồ họa, giao diện,… vô cùng đặc sắc, thoải mái cho cộng đồng game thủ có thể trải nghiệm những giây phút thoải mái nhất cùng những người chiến hữu của mình. Ngoài ra, các nhà phát hành Game Clients thường có một vị thế nhất định nên họ có thể đầu tư, quan tâm tới giới game thủ nhiều hơn, tạo cảm giác yên tâm nhất định.
Ngược lại, Webgame và Mobile Game thiên về phần đơn giản, dễ tiếp cận người sử dụng và có thể phục vụ cộng đồng game thủ mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống. Không chỉ vậy, 2 thành phần này còn đánh sâu vào tâm lí cả thèm chóng chán của người chơi bởi họ biết không thể gắn bó với tựa game này lâu dài. Vì vậy, Dân cày không hề ưa Webgame và Mobile Game một chút nào bởi họ có thời gian, họ có tiền bạc, họ muốn khẳng định vì thế của mình chứ không đơn thuần là giải trí.
Webgame chưa đủ tầm để “Dân Cày” quan tâm.
II. Nhà phát hành hút máu game thủ
Khác hẳn với việc quan tâm tới cộng đồng game thủ ngày xưa, chính sách nhà phát hành game ở Việt Nam đang có vấn đề nghiêm trọng bởi nhiều lí do. Thứ nhất, do đang ở giai đoạn thị trường game hỗn loạn, nhà phát hành không dám đảo bảo tương lai chắc chắn cho tựa game mình đã chọn nên nếu quan tâm tới cộng đồng, doanh thu kiếm về không hề cao.
Do đó, chính sách của họ thiên về “ăn sổi”, kinh doanh trước rồi mới quan tâm tới game thủ sau. Điển hình, những sự kiện “hút máu” game thủ liên tiếp xảy ra, đặc biệt là “trào lưu mở Server mới hàng loạt hoặc ra hàng loạt sự kiện nạp thẻ”.
Sever mới mở – Hình thức hút máu của nhà phát hành.
Video đang HOT
Ngoài ra, khi nghe tin các game cũ đã từng náo loạn thị trường game khoảng 5-7 năm qua như MU, Võ Lâm Truyền Kì 1, Thiên Long Bát Bộ hồi sinh, cộng đồng game thủ của chúng ta vui mừng khôn xiết để ôn lại những kĩ ức của tuổi thơ. Tuy nhiên, chỉ khi nhận được những “hung tin” từ nhà phát hành, họ mới ớ người ra mình đơn thuần là một con hàng mà thôi, kí ức xưa mãi xa rồi.
Xa rồi thời hoàng kim – Thiên long bát bộ.
III. Phong trào chơi game cũng đang đi xuống
Còn nhớ thời Võ Lâm Truyền Kì, Thiên Long Bát Bộ náo loạn thị trường game, phong trào chơi game lan rộng khắp các vùng trên toàn cả nước. Người này đua người kia, bang này ganh tị với bang kia khiến trào lưu ngày càng phát triển, người chơi tìm đến một bến đỗ thích hợp, tụ họp bạn bè đoàn kết chống lại kẻ mạnh.
Gần như hồi đó, thị trường chỉ có 1-2 game độc tôn, các game khác khó có thể phát triển hơn được. Với những người yêu game, chúng chính là một thời tuổi thơ vô cùng dữ dội không thể nào quên, đặc biệt với sinh viên, người đi làm ở thời điểm hiện tại.
Mỗi người một việc – Tiệm net hiện nay.
Hiện tại thì sao, các game thủ đang không còn giữ được “hào khí” năm nào cùng những chiến hữu bên mình. Thiếu đi phong trào, mọi người cũng không thể tìm được mục tiêu riêng khi gia nhập thế giới ảo. Còn nhớ năm nào chúng ta cùng ngồi cạnh nhau cày game thâu ngày thâu đêm, chém gió trên giời dưới đất và ấn tượng nhất chính là sát cánh cùng PK kẻ địch.
IV. Cạnh tranh gay gắt với các mảng game khác
Game Online vẫn giữ được những bản sắc riêng của nó nhưng do có quá nhiều mảng khác đan xen vào thị trường, chúng bị “bỏ bê, phớt lờ” bởi khá nhiều người chơi. Điển hình như các tựa game MOBA như DOTA, DOTA 2, Liên Minh Huyền Thoại,…, chúng làm cộng đồng game thủ Việt bước đi theo một hướng khác. Dù nắm tới 50-60% người chơi ở Việt Nam, các tựa game MOBA làm tính cách thay đổi, văn hóa cũng tệ đi, bản chất ăn thua cũng lớn dần theo.
MOBA game thay đổi toàn bộ tính cách game thủ.
Ngoài ra, các game Mobile cũng làm loãng thị trường game rất nhiều kể từ khi công nghệ phát triển theo thời gian. Quả thật trong khoảng thời điểm này, để tìm được một tựa game tâm huyết gắn bó, người chơi phải tốn không ít thời gian cân nhắc. Mới đây, Võ Lâm Truyền Kì 1 hồi sinh trong tay VNG nhưng có vẻ đi theo đường kinh doanh nhiều hơn trước rất nhiều. Bao giờ “Dân cày” của chúng ta mới có thể tìm lại thời hoàng kim như xưa đây?
Con đường nào cho “dân cày” bây giờ?
Theo Gamek
Nhìn lại chặng đường huy hoàng của FPT Online trước khi vụt tắt
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhìn lại chặng đường dài từng rất huy hoàng đã từng đưa FPT Online lên đỉnh vinh quang trong lòng game thủ nước nhà.
Thông tin về việc FPT Online - một trong những NPH lớn nhất tại Việt Nam tuyên bố giải thể, ngừng kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến đã khiến cho nhiều người bất ngờ và đây cũng là một trong những sự kiến lớn nhất tại làng game online Việt năm 2014 vừa qua.
Hiện tại các sản phẩm sắp và đang vận hành của công ty này đã được các đơn vị khác tiếp nhận và động thái này sẽ sớm giúp người chơi dần "quên" dần NPH từng được coi là "tứ trụ" của làng game Việt trong tương lai. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhìn lại chặng đường dài từng rất huy hoàng đã từng đưa FPT Online lên đỉnh vinh quang trong lòng game thủ nước nhà.
Điểm khởi đầu của FPT Online chính là việc tung Priston Tale hay còn được gọi là PTV - game online đồ họa 3D đầu tiên tại Việt Nam ra thị trường và tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng game thủ. Cho tới tận bây giờ, dù đã đóng cửa hơn 4 năm trời thì trò chơi này vẫn còn lượng fan đông đảo với khá nhiều server private. Tuy vậy thì tại thời điểm ra mắt, PTV gặp rất nhiều khó khăn vì phải cạnh tranh với Võ Lâm Truyền Kỳ của VNG và đặc biệt là có cấu hình "vượt tầm" các máy tính tại Việt Nam khá xa.
Quả bom tấn tiếp theo và liên tiếp sau PTV của FPT Online chính là MU Online, ra mắt năm 2005 khi trò chơi này đang tồn tại quá nhiều server lậu tại Việt Nam nhưng phiên bản "xịn" này vẫn thu hút được khá đông người chơi trung thành. Tựa game này có tuổi đời khá dài lên tới 9 năm trước khi đóng cửa vì hết hợp đồng với phía NSX Webzen.
Với 2 quả bom tấn kể trên, danh tiếng của FPT Online đã lan rộng trong cộng đồng game thủ Việt Nam, tuy nhiên thực tế các sản phẩm này không đem lại lợi nhuận nhiều cho công ty và cũng không đủ tầm ảnh hưởng để đẩy NPH này lên tầm "tứ trụ" được.
Và cái tên đã nâng tầm cho FPT chính là Thiên Long Bát Bộ ra mắt năm 2007, game online kiếm hiệp 3D này đã tạo ra một cơn sốt mới vào thời điểm ra mắt, đủ sức cạnh tranh với những cái tên sừng sỏ khác vào thời điểm đó là Kiếm Thế, Đột Kích...
Tuy nhiên, đây cũng chính là đỉnh cao nhất mà FPT Online đạt được trong suốt quá trình vận hành của mình, mặc dù sau đó NPH cũng liên tục tung ra những sản phẩm vô cùng ấn tượng.
Điển hình phải kể tới những cái tên bom tấn khác là Granado Espada (Bá Chủ Thế Giới) hay Đặc Nhiệm Anh Hùng, TAAN Online... được giới chuyên môn và game thủ đánh giá rất cao. Thế nhưng vì một số lý do khác nhau mà các sản phẩm này cũng lần lượt thất bại.
Nếu như hàng khủng cực đẹp cực hay Granado Espada thất bại vì có lối chơi quá phức tạp và bối cảnh không phù hợp thị hiếu game thủ Việt Nam thì các sản phẩm còn lại đều không thể so bì được với các game online cùng thể loại của đối thủ cạnh tranh.
Trong giai đoạn tiếp theo, FPT Online vẫn không bị tụt hạng khỏi top 4 nhà phát hành hàng đầu Việt Nam là sự cố gắng rất lớn của đơn vị vận hành. Ngoài việc tiếp tục duy trì sức mạnh ấn tượng của Thiên Long Bát Bộ thì game online mới Tây Du Ký cũng thu hút được đông đảo người chơi mới, là bước đi hết sức "nhạy cảm" và đầy thành công của NPH này năm 2010.
Tiếp nối thành công năm 2010, các game client khủng quốc tế được FPT đưa về Việt Nam năm 2011 là Loong Online và Dragonica (game quốc tế phiên bản Việt) cũng tỏ ra vô cùng sáng giá, tạo ra cơn sốt mới trong giới trẻ ưa thích tìm tòi cái mới cũng như sự sáng tạo.
Tuy nhiên mọi thứ bắt đầu xấu đi trong năm 2012 - 2013 khi hàng loạt các webgame xâm chiếm thị trường game Việt, NPH này chỉ có một vài cái tên nổi trội là Hoành Tảo Thiên Hạ, Avatar Star trong khi các sản phẩm khác là Naruto Online, Tiên Kỷ, Mộc Đế Tam Quốc, Fever Mix, B-Kool... đều được đầu tư rất mạnh bạo song sớm thất bại, mang lại sự hụt hẫng và các khoản lỗ lớn cho công ty.
Đến năm 2014, mặc dù FPT vẫn đều đặn tung bom tấn ra thị trường với các sản phẩm Đấu Ma, Thời Đại Anh Hùng và War Thunder song tình hình ngày càng xấu đi đối với NPH này khi bất ngờ Thiên Long Bát Bộ- game online thành công nhất và cũng là nguồn thu nhập chính của công ty vừa mới được đầu tư nâng cấp phiên bản mới bỗng tuột khỏi tay và bị VNG tiếp quản.
Đây chính là nguyên nhân chính của sự sụp đổ của FPT Online - một trong những nhà phát hành lớn nhất Việt Nam. Tất nhiên một phần "đóng góp" không nhỏ cũng đến từ các chiến lược không thành công như ý của công ty như cố gắng đẩy mạnh Thời Đại Anh Hùng cạnh tranh cùng Liên Minh Huyền Thoại hay tạo ra cơn sốt mới với War Thunder...
Tổng kết lại, FPT Online đã có một chặng đường khá dài và đầy huy hoàng tại làng game online Việt Nam, tuy nhiên chính sách thích tạo "bom tấn" của NPH này đã phần nào tạo ra sự kém chắc chắn của vị vua này và dẫn tới kết quả sụp đổ không gượng dậy nổi chỉ sau một vài sự cố lớn.
Theo Gamek
Tân Thiên Long tổ chức giải đấu lớn sau hợp nhất Vào tháng 6 tới, Tân Thiên Long sẽ tổ chức giải đấu dành cho các cá nhân mang tên Thiên Long Đệ Nhất. Giải đấu này được quan tâm đặc biệt ở tính chất bất ngờ, kịch tính khi mà Tân Thiên Long vừa có đợt hợp nhất máy chủ và Tân Thế Giới rầm rộ vừa qua. Thiên Long Đệ Nhất -...