Lỗi đánh răng “tàn phá” nụ cười của bạn
Đánh răng là việc mỗi người làm hàng hàng triệu lần trong cuộc đời, nhưng mới đây, tờ The Times of India đăng một kết quả thống kê cho thấy chỉ khoảng 70% dân sỗ trên thế giới biết đánh răng đúng cách. Bạn nằm trong số 30% chải răng đúng cách hay nằm trong số đông mắc sai lầm?
Bàn chải quá khổ
Theo bác sĩ nha khoa thuộc Hiệp hội Nha khoa Mỹ, ông Richard H. Price, hãy cân nhắc thật kỹ kích thước vòm miệng của bạn khi chọn bàn chải. “Nếu bạn thấy vòm miệng phải mở quá to mỗi khi cho bản chải vào, đó là bàn chải quá lớn. Hãy chọn bàn chải vừa vặn với tay và miệng để tạo điều kiện cho việc đánh răng đúng cách”.
Không chải răng thường xuyên và đủ lâu
Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi người nên đánh răng nhẹ nhàng ít nhất 2 lẫn mỗi ngày, tốt nhất là 3 lần.
Nếu thời gian giữa các lần đánh răng quá lâu, vi khuẩn sẽ bám vào thành răng nướu, gây ra các vấn đề về răng miệng. Thời gian đánh răng tốt nhất là 2-3 phút. Hầu hết mọi người ưu tiên thời gian cho việc đánh răng cửa nhiều hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Richard H. Price khuyên mọi người nên chia miệng thành 4 phần, mỗi phần đánh 30 giây.
Nhiều người mắc lỗi chải răng theo chiều ngang. Ảnh: Amynnasser
Video đang HOT
Chải răng theo chiều ngang
Nhiều người thường đánh răng theo chiều ngang, điều này có thể dẫn đến việc không sạch mảng bám, mòn răng, trầy nướu. Các chuyên gia khuyên bạn nên đặt bàn chải tiếp xúc với răng một góc 45 độ, chải nhẹ nhàng mặt trong, mặt ngoài, lưỡi theo hướng lên xuống, vòng tròn, tránh chải ngang.
Không rửa sạch bàn chải sau khi đánh răng
Theo bác sĩ nha khoa tại Beverly Hills, Calif., ông Laurence Rifkin, vi khuẩn có thể sản sinh trong bàn chải bẩn và thâm nhập vào cơ thể khi bạn dùng lại. Rửa sạch bàn chải sau đánh răng cũng giúp loại bỏ phần kem đánh răng bẩn còn sót lại.
Nhiều người còn có thói quen sử dụng bàn chải lúc còn ẩm ướt, đây là môi trường thuận lợi sản sinh vi khuẩn. Các chuyên gia khuyên mỗi người nên sử dụng nhiều bàn chải, hoặc để bàn chải khô hẳn mới sử dụng.
Cứ 2-3 tháng nên thay bàn chải một lần. Ảnh: Self
Đánh răng ngay sau khi ăn
Nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30- 60 phút, tránh đánh răng ngay ở 20 phút sau ăn. Nếu đánh răng ngay sau khi bạn dùng thức ăn, nước uống chứa a-xít, răng của bạn sẽ mau mòn.
Chải quá mạnh
Rất nhiều người đánh răng một cách bạo lực vì nghĩ đánh mạnh sẽ sạch răng hơn. Các chuyên gia khuyên bạn tránh thay bàn chải đánh răng quá thường xuyên (1 tháng/ lần). Cứ 2-3 tháng thay bàn chải một lần giúp bạn đánh răng nhẹ hơn mà vẫn hiệu quả.
Theo Lê Thoa (Người lao động)
Bị sâu răng do thiếu chất gì?
Sâu răng không chỉ do lười đánh răng, sử dụng răng sai cách mà chủ yếu là do ăn thiếu chất dinh dưỡng. Vậy phải ăn uống ra sao để phòng chống bệnh?
Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng nhưng chủ yếu vẫn là hai nguyên nhân chính là thiếu ý thức vệ sinh răng miệng như không chịu đánh răng thường xuyên, để cao răng bám nhiều, ăn nóng lạnh đột ngột như uống nước đá, ăn kem, làm sang chấn vào răng như ăn phải sạn, va đập từ bên ngoài vào răng, dùng răng cắn những vật rắn như mở nút chai...
Còn nguyên nhân nội sinh chủ yếu hay gặp là ăn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tái tạo và phát triển của răng. Vì vậy, để tăng cường sức đề kháng chống sâu răng dựa vào 3 yêu cầu dinh dưỡng sau.
Cần ăn nhiều rau và trái cây
Trong rau chứa rất nhiều chất xơ nên mỗi lần ăn sẽ giúp tăng cường khả năng tự làm sạch theo kiểu cọ xát cơ giới trên bề mặt của răng. Mặt khác, trong rau lại chứa nhiều vitamin sẽ cùng phối hợp với chất xơ làm cho vi khuẩn có trong khoang miệng mất đi môi trường nuôi dưỡng chúng nên đã làm giảm thiểu cơ hội cho vi khuẩn sâu răng tồn tại và phát triển gây sâu răng.
Ăn nhiêu trái cây giảm sâu răng. (Ảnh minh họa)
Cần ăn ít những thức dính ngọt như các loại bánh ngọt, kẹo, sôcôla, vì sau khi ăn không đánh răng hoặc đánh không sạch, kẹo còn dính trong khe kẽ răng sẽ bị lên men tạo ra các axit hữu cơ phá huỷ men răng tạo ra cửa ngõ cho vi khuẩn sâu răng xâm nhập phá huỷ răng gây sâu.
Ăn nhiều các thức có chứa flo
Chất flo tuy nhiên chỉ là yếu tố vi lượng, nhưng nó đóng vai trò bảo vệ răng rất quan trọng, không thể thiếu vì nó có khả năng phòng trừ sâu răng rất mạnh. Ngoài ra, chất flo còn đóng vai trò kích thích tái canxi hoá chất men răng. Bởi vậy, cần ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều flo như lá chè, bắp cải, rau diếp, rau câu, tôm, cua... Trong số thực phẩm này thì lá chè chứa hàm lượng flo cao nhất nên việc uống nước chè tươi cần thiết cho việc bảo vệ răng không sâu. Mặt khác, trong lá chè tươi còn chứa các chất đa axit có khả năng hạn chế sự sinh sôi của liên cầu khuẩn và trực khuẩn, axit lactique.
Cần tăng cường dinh dưỡng
Đó là bảo đảm nhu cầu về các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, canxi phốt pho... cho cơ thể có đủ chất cần thiết cho răng tái tạo và phát triển, nhất là phụ nữ có thai và tuổi thanh niên. Chất protein có tác dụng tạo tốt nền răng, vì vậy cần chọn lựa các thực phẩm chứa hàm lượng proteine cao như cá, thịt gà, trứng gà, đậu phụ, sữa...
Vitamin A kích thích men răng phát triển, tăng cường khả năng kháng axit, thường thấy trong các thực phẩm như thịt lợn, rau chân vịt, cà rốt, dưa chuột, lòng đỏ trứng... Vitamin C làm lợi cho giàu chất tế bào, kích thích tạo chất răng, có trong nhiều loại rau thịt như quả me rừng, cà chua, rau đay, rau ngót, rau chân vịt, bắp cải, bưởi, cam, quýt... Vitamin D có tác dụng điều tiết chuyển hoá can xi, giúp ích cho sự phát triển và canxi hoá răng, có nhiều trong dầu gan cá, sữa bò, gấc và hoa quả màu đỏ... Ngoài ra, canxi, phốt pho là những chất cần thiết giúp cho canxi hoá răng, có nhiều trong pho mát, sữa bò, xương cục, đậu phụ, tôm, cua... Magiê, có tác dụng kích thích sự phát triển men răng, có nhiều ở cá ngần, táo, thịt lợn, thịt bò...
Theo BS Hoàng Xuân Đại (Kiên thức)
Xác định thủ phạm gây hôi miệng Hôi miệng rất hay gặp nhưng nạn nhân lại khó tự phát hiện, cho đến khi người thân, bạn bè tế nhị mách cho.... Nhưng nhiều người khi đã biết mình bị hôi miệng, thay vì tìm đến bác sĩ thăm khám, điều trị, thì lại tin tưởng vào các loại nước xịt hay bánh kẹo làm thơm hơi thở, càng khiến triệu...