Lỗi đánh máy khiến hàng triệu email gửi cho quân đội Mỹ chuyển thẳng sang Mali
Đài CNN đưa tin một lỗi đánh máy đã khiến hàng triệu email gửi cho các thành viên của quân đội Mỹ đã bị chuyển nhầm đến các tài khoản ở Mali.
Theo ông Johannes Zuurbier, chuyên gia công nghệ Hà Lan, người phát hiện ra vấn đề, hàng triệu email dành cho nhân viên Lầu Năm Góc đã vô tình được gửi đến các tài khoản email ở Mali trong 10 năm qua do lỗi đánh máy. Lý do là vì địa chỉ email của quân đội Mỹ và tên miền của quốc gia Tây Phi này tương đối giống nhau.
Các email vốn được gửi đến chủ sở hữu tài khoản có tên miền “.MIL” thuộc sở hữu của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, do lỗi đánh máy, chúng lại được gửi đến miền .ML, tài khoản email ở Mali.
Video đang HOT
Trụ sở Lầu Năm Góc. Ảnh REUTERS
Ông Zuurbier cho biết kể từ năm 2013, ông đã nêu vấn đề này với nhiều quan chức Mỹ, trong đó có Đại sứ quán Mỹ tại Mali. Việc các email bị gửi nhầm địa chỉ đã ít xảy ra hơn trong những năm gần đây, nhưng vẫn có hàng trăm email mỗi ngày.
Thông tin về vụ nhầm lẫn này xuất hiện đầu tiên trên tờ Financial Times. Một trong những email bị gửi nhầm có chứa thông tin về số phòng khách sạn của Tham mưu trưởng quân đội Mỹ James McConville và những người tháp tùng ông trong chuyến công tác Indonesia hồi tháng 5.
Những thông tin bị gửi nhầm có thể gây ra những rủi ro đối với các quan chức an ninh quốc gia Mỹ. Thông tin cá nhân trong email có thể được sử dụng trong các cuộc tấn công mạng có mục tiêu hoặc theo dõi hoạt động của nhân viên Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng cho việc này.
Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh hôm 17.7 cho biết không có email nào bị rò rỉ được gửi từ các địa chỉ email chính thức của Bộ Quốc phòng, nhưng bộ này đã có các biện pháp đề phòng.
Quân đội Mỹ siết chặt kiểm soát thông tin tuyệt mật
Lầu Năm Góc ngày 5/7 đã công bố kế hoạch siết chặt kiểm soát thông tin tuyệt mật sau vụ một phi công Mỹ bị bắt và truy tố với cáo buộc đăng tải tài liệu mật trên ứng dụng nhắn tin Discord.
Trụ sở Lầu Năm Góc tại Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: Reuters
Sau 45 ngày xem xét, Lầu Năm Góc thông báo các biện pháp mới bao gồm: bổ nhiệm "các quan chức kiểm soát thông tin tuyệt mật"; thành lập văn phòng mới chịu trách nhiệm đối phó với các mối đe dọa xuất phát từ nội bộ và lập kế hoạch xây dựng các hệ thống phát hiện thiết bị điện tử trong những khu vực làm việc tuyệt mật.
Tháng 6 vừa qua, phi công Jack Douglas Teixeira - 21 tuổi, sống tại North Dighton, bang Massachusetts - đã bị truy tố 6 tội danh về hành vi cố ý tàng trữ và chuyển giao thông tin mật liên quan đến quốc phòng của Mỹ. Mức phạt tối đa cho mỗi tội danh này là 10 năm tù giam.
Teixeira bị Cục Điều tra Liên bang (FBI) bắt giữ hồi tháng 4 với cáo buộc làm rò rỉ qua mạng Internet hơn 700.000 tài liệu, video và điện tín ngoại giao, quân sự tuyệt mật của Mỹ trên một nhóm chat chung. Những thông tin trong nhóm chat này sau đó nhanh chóng lan truyền khắp mạng xã hội. Thông tin tình báo bị rò rỉ bao gồm các báo cáo đánh giá của Lầu Năm Góc về cuộc xung đột ở Ukraine và những nhận xét bí mật về các đồng minh của Mỹ.
Đây là sự cố rò rỉ tài liệu mật lớn nhất của Mỹ kể từ sau vụ Edward Snowden - cựu nhân viên hợp đồng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) - tiết lộ hàng loạt tài liệu của cơ quan này hồi năm 2013.
Tổng thống Joe Biden đã chỉ thị cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân Teixeira có thể tiếp cận được những dữ liệu nhạy cảm nêu trên.
Tổng thống Mỹ ra lệnh 3.000 quân dự bị sẵn sàng đến châu Âu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho quân đội Mỹ sẵn sàng huy động 3.000 lính dự bị để hỗ trợ NATO và Ukraine ở châu Âu, sau khi Mỹ đã bổ sung hàng chục ngàn binh sĩ tới châu lục kể từ năm ngoái, một tướng cấp cao Mỹ cho biết. Binh sĩ Mỹ thuộc sư đoàn dù số 82...