Lời dặn dò người nhà bệnh nhân lao của bác sĩ cách đây 56 năm bỗng dưng gây sốt
Tờ giấy với những lời dặn dò bằng văn bản đánh máy của một bác sĩ Sài Gòn với gia đình có bệnh nhân bị lao từ năm 1963 mới đây được đăng tải đã gây ‘bão’ mạng xã hội.
Mới đây, cư dân mạng đang truyền tay nhau bức ảnh về một tờ giấy bao gồm những lời dặn dò của một vị bác sĩ tới người nhà của bệnh nhân lao từ năm 1963 với nội dung:
‘ Lời dặn các bà mẹ
Kể từ hôm nay 2/9/1963, con của bà đã được trồng thuốc B.C.G để ngừa bệnh lao:
1. Về nhà, nếu có tắm rửa cho em bà nhớ đừng để cho nước ướt chỗ vừa trồng thuốc và hai ngày sau bà có thể lột bỏ miếng vỏ băng
2. Và kể từ nay trong một thời hạn là hai tháng bà đừng đem con bà lui tới những gia đình mà bà nghĩ có người bị bệnh lao
Bà cũng đừng cho ai bồng bế con bà, ngoài bà ra hay người vú nuôi mà bà chắc chắn không có bệnh tật gì cả.
3. Rồi lần lượt đến những ngày sau đây 21/10/1963 lúc 16 giờ
Bà lại đem con bà lại đây cho chúng tôi xem chừng sức khỏe và luôn thể cho em bé giấy chứng nhận đã trồng thuốc ngừa lao.
Video đang HOT
Mong bà theo đúng lời dặn‘.
Lời dặn dò đáng yêu của bác sĩ Sài Gòn từ năm 1963 gây ‘bão’ mạng xã hội.
Thay vì viết tay, những lời dặn dò của bác sĩ nọ đã được đánh máy lại cẩn thận nhưng nhiều chỗ thiếu dấu câu để ngăn cách ý. Thậm chí, dù là một văn bản hành chính nhưng lại sử dụng ngôn ngữ mang đậm phong cách văn nói khiến bất cứ ai khi xem cũng đều bật cười.
Cụ thể, trong lời nhắn này có một số từ ngữ xưng hô, cách gọi hơi khó hiểu như ‘trồng thuốc’ (tiêm), ‘con bà’ (bệnh nhân), ‘xem chừng’ (kiểm tra) hay cách diễn đàn còn vụng về như ‘ Bà đừng đem con bà lui tới‘…, ‘ Bà lại đem con bà lại đây…’ mang hàm ý nhắc nhở người nhà không được đưa bệnh nhân tới những nơi có dịch lao để tránh phát bệnh.
Ngay sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, tờ giấy ghi lời dặn dò của vị bác sĩ với người nhà bệnh nhân bị lao đã khiến dân mạng được dịp ‘cười bò’. Hầu hết mọi người đều bày tỏ sự thích thú với lời dặn đáng yêu này.
Dân mạng bày tỏ sự thích thú trước lời dặn dò đáng yêu của bác sĩ này.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc sử dụng văn bản đánh máy hơn viết tay như thế này sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hiểu được lời dặn dò từ bác sĩ để tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Việc văn bản còn nhiều từ ngữ khó hiểu hay diễn đạt chưa chuẩn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, do văn bản đã có từ rất lâu nên việc từ ngữ, biểu đạt có phần khác biệt so với ngày nay cũng là điều có thể thông cảm được.
‘ Đọc mà thấy đáng yêu quá, dù sao thì đánh máy thế này vẫn còn hơn là viết tay‘, ‘ bác sĩ ngày xưa đã văn minh thế này rồi, sợ viết tay bệnh nhân không dịch được nên đầu tư hẳn đánh máy‘, ‘ Mọi người cảm nhận thế nào chứ mình thấy lời dặn dò vẫn đáng yêu lắm nhé, đọc mà cười khúc khích luôn‘, ‘ Tờ giấy này có từ lâu rồi, chắc hồi xưa văn phong chưa được chỉn chu nên mới như vậy‘,… là một số bình luận từ cư dân mạng.
Theo baodatviet
SỨC KHỎE Người đàn ông ho ra gần nửa lít máu mỗi ngày vì giấu bệnh
"Ngay giữa thủ đô, người bệnh, dù ho ra máu 6 ngày, vẫn giấu gia đình, không dám đến bệnh viện khám vì sợ tái lao", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết.
Trao đổi với Zing.vn chiều 24/4, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho hay hôm qua, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng ho ra 300 ml máu/ngày. Người này từng mắc lao, đã được trị khỏi. 6 ngày gần đây, bệnh nhân tiếp tục ho ra máu nhưng lại không dám đến bệnh viện khám vì sợ tái lao.
Đây là trường hợp điển hình của việc người mắc lao giấu bệnh, rất nguy hiểm. "Nếu để thời gian dài mới chẩn đoán bệnh, cơ thể sẽ tổn thương phổi rộng và khó liền hơn, để lại di chứng, thậm chí có thể bị lao kháng thuốc", PGS Nhung khuyến cáo.
Ông cũng khẳng định để lao kéo dài sẽ làm lây truyền qua không khí, lây cho người thân. Do đó, giấu bệnh là có tội với bản thân và cộng đồng.
Nhắn tin ủng hộ Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh Lao. Ảnh: T.L.
Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, hiện nay, 60% người mắc bệnh lao có kinh tế khó khăn. Kể từ khi thành lập, Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh Lao (PASTB) đã hỗ trợ nhiều người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, được mua thẻ bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi trả.
"Chúng tôi muốn chuyển tải thông điệp rằng lao chữa được để thay đổi nhận thức của mọi người. Nếu không có thẻ BHYT, chúng tôi hỗ trợ mua. Nếu phải cùng chi trả 20% trong điều trị, quỹ sẽ hỗ trợ những người bệnh khó khăn. Nghèo đến đâu cũng để bác sĩ chẩn đoán chữa bệnh cho. Chúng ta phải chuyển động vì lá phổi khoẻ mạnh của mọi người", PGS Nhung nhấn mạnh.
Trong sáng 24/4, 19 nghìn cán bộ chống lao trên 63 tỉnh, thành phố, người bệnh, người nhà bệnh nhân, các tổ chức, đối tác tham gia công tác phòng chống lao đã tham gia hoạt động cộng đồng, nhắn tin ủng hộ Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao.
Sau lễ phát động, 50 đoàn viên thanh niên của Bệnh viện Phổi Trung ương đã tới từng khoa, phòng để vận động các bác sĩ, điều dưỡng, người bệnh, người nhà bệnh nhân... cùng nhắn tin ủng hộ Quỹ PASTB.
Hoạt động này không chỉ diễn ra tại Bệnh viện Phổi Trung ương mà còn được triển khai trên phạm vi toàn quốc, nhằm góp phần xây dựng quỹ chống lao bền vững, hỗ trợ các trường hợp khó khăn điều trị khỏi bệnh lao, tránh nguồn lây lan ra cộng đồng.
Theo Zing
Mỗi năm có hơn một triệu người chết vì bệnh lao Lao là một bệnh truyền nhiễm thường ảnh hưởng đến phổi, dễ dàng truyền từ người này sang người khác thông qua ho và hắt hơi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Năm 2017, đã có 10 triệu người mắc bệnh và 1,6 triệu người...