Lời dặn dò nghẹn ngào của người cha dượng lạnh lùng
Người cha dượng bấy lâu nay vô cùng lạnh lùng ấy, người cha dượng có trái tim sắt đá ấy nhưng lại có một trái tim giàu tình yêu thương với đứa con không phải con ruột của mình.
Ẩn sâu bên trong vẻ lạnh lùng của cha dượng là cả một tình yêu thương dành cho đứa con không cùng huyết thống
Ngày nhận được tờ giấy báo nhập học, Sinh xem đi xem lại nhiều lần rồi lại nhét nó xuống dưới gối. Học Đại học đối với nó mà nói là một giấc mộng hão huyền, mẹ nó ngồi bên ngoài than ngắn thở dài, vẻ mặt buồn rầu. Nó biết mẹ buồn và nó đang đợi tin từ cha dượng.
Những ngày này, mẹ nó chạy vạy khắp nơi để lo tiền học phí cho nó, nhưng lần nào cũng về với hai bàn tay không. Nhà nó nghèo và việc đi vay tiền là cả một vấn đề lớn. Nhìn thấy mẹ phải đi cầu xin người ta cho vay từng đồng, nó không nỡ. Nó nói với mẹ rằng không đi học Đại học nữa, ngày mai sẽ đi lên thành phố đi làm thuê. Mẹ nó không biết nói gì, chỉ biết đưa mắt nhìn về phía cha dượng. Cha dượng đang làm việc bỗng ngừng tay rồi lạnh lùng nói: “Trưa cứ ăn cơm đi! Không cần phải đợi!” rồi một mạch bước đi.
Về phía cha dượng, nó không dám mơ mộng gì. Bởi những ngày này, khi biết tin nó đậu Đại học, ông không những không nói gì mà còn gặp phải đồ vật gì trong nhà đều đá bay cái đó.
Năm 15 tuổi, nó đi theo mẹ về nhà cha dượng ở. Nó biết, sở dĩ mẹ lấy người đàn ông này là vì muốn cho nó học tiếp, muốn nó có một tương lai tốt đẹp sau này. Điều đó khiến nó vô cùng ấm ức vì không làm được gì cho mẹ cả, hơn nữa nó luôn có cảm giác đối đầu với người cha dượng mà ngay cả nó cũng không hiểu nổi.
Từ đó trở đi, trong nó luôn ấp ủ suy nghĩ học Đại học, có tương lai rồi sẽ đưa mẹ đi khỏi ngôi nhà này. Vì thế, nó thường ở trường nhiều hơn ở nhà bởi khi đối diện với người đàn ông vừa đen vừa gầy, vừa ít nói, vừa có trái tim sắt đá kia, nó cảm thấy khó chịu.
Trời nổi gió, tiếng chó sủa inh ỏi ngoài đường, tiếng cửa đập mạnh một cái, tiếng bước chân quen thuộc bước vào, cha dượng đã về. Nó ngồi trong phòng nghe ngóng tình hình:
“Mình về rồi à?”. Tiếng mẹ hỏi.
“Ừ, ăn chưa?”
Video đang HOT
“Chưa!”. Tiếp đó là tiếng bát đũa leng keng.
“Đây là hơn 1 triệu, đưa cho nó để nó đi nhập học”. Tiếng cha dượng lạnh lùng.
“Mình vay ai đây?”. Mẹ nó ngạc nhiên hỏi.
“Ở công trường, tôi vừa nói với họ một tiếng, họ liền đưa cho tôi mượn”.
“Không được, số tiền này không thể vay được, mình nhanh đưa trả lại cho người ta đi”.
“Ký tên rồi, họ nói đến đó làm việc nửa năm để trả nợ cũng được”
“Mình à, mẹ con tôi không xứng để mình làm như vậy, bố của thằng Sinh cũng qua đời ở đó đấy!”.
“Chỉ được cái nói linh tinh!”
Nó ngồi trong phòng nghe hết cuộc nói chuyện này, nó ôm lấy đầu và nước mắt rơi tự lúc nào không hay.
Sáng sớm hôm sau, nó và cha dượng bước ra cửa, cha dượng đi trước, nó đi sau. Đi đến ngã tư, cha dượng rẽ về phía công trường, ông dừng lại và nói: “Ra ngoài xã hội, phải tự chăm sóc lấy mình, sau khi ổn định thì viết thư về cho mẹ, đừng làm bà ấy buồn!”.
Nó muốn nói những câu đại loại như cha hãy bảo trọng, hãy giữ gìn sức khỏe nhưng không sao thốt lên thành lời. Cha dượng vẫy tay với nó rồi đi đến công trường, nó im lặng nhìn theo…
Đi được một đoạn, nó lại quay đầu lại nhìn, bỗng nó thấy cha dượng đang đứng ở nơi hai cha con nó chia tay nhau nhìn theo nó. Mắt nó như nhòe đi, nó vội quay đi, đưa tay lên gạt nước mắt và bước đi thật nhanh.
Đặt chân đến trường được một ngày, nó viết thư về nhà, đoạn đầu nó viết: “Cha mẹ à, trời chuyển lạnh rồi, cha mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe…”
Theo Motthegioi
Nghẹn ngào khi biết tại sao mẹ chồng luôn bắt cô con dâu đi rải gạo trên đường
Tôi vẫn không hiểu tại sao mẹ chồng lại bắt tôi làm vậy, cho đến một ngày...
Tình cảm của chồng đối với tôi thật vĩ đại biết bao!
Tôi sinh ra tại một vùng nông thôn nọ, gia đình vô cùng nghèo đói. Bố mẹ nuôi sáu anh chị em tôi không dễ dàng gì. Tôi là chị cả trong nhà, vì thế đã phải bỏ học sớm để giúp bố mẹ chăm sóc các em nhỏ. Năm 15 tuổi, tôi lấy chồng. Khi đó, chồng tôi mới 17 tuổi. Do cả hai chúng tôi đều chưa đến độ tuổi kết hôn nên hai bên gia đình chỉ tổ chức một bữa tiệc nhỏ mà không có giấy đăng ký kết hôn.
Ngày sinh thằng cu đầu tiên, tôi khó sinh, lúc đó bác sỹ nói rằng vì sinh khó nên nếu sinh đứa bé ra rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ lẫn con. Dù vậy nhưng mẹ chồng tôi vẫn kiên quyết giữ đứa bé lại và cuối cùng, cả hai mẹ con tôi được bình an.
Năm thằng bé được 10 tuổi, tôi mang bầu đứa thứ hai. Do bị di chứng từ lần sinh đầu nên sức khỏe tôi rất yếu, khi được đưa đến bệnh viện thì bác sỹ kiến nghị tôi nên ngừng sinh bởi như vậy sẽ rất nguy hiểm. Nhưng tôi không muốn từ bỏ, dù sao đó cũng là một mạng người, dù nó chưa được chào đời nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn nghe thấy tiếng đạp chân của nó trong bụng.
Vì đã qua một lần nên bố chồng và chồng đều mong tôi được bình an, họ cũng như bác sỹ đều yêu cầu tôi bỏ đứa bé. Duy chỉ có mẹ chồng tôi là im lặng không nói. Khi tôi nói ra suy nghĩ của mình, bà nói rằng bà ủng hộ tôi. Bởi vì bà cũng là một người mẹ nên việc bắt mình phải từ bỏ đứa con máu mủ của mình là điều không thể.
Mang thai đến tháng thứ bảy, tôi bắt đầu xuất hiện triệu chứng sinh non, khi đó, mẹ chồng tôi sốt sắng giống như đàn kiến ở trên nồi nóng vậy.
Cả nhà hốt hoảng đưa tôi đến bệnh viện, sau khi sinh con xong, bác sỹ nói rằng đây quả là kỳ tích. Vốn dĩ trong người tôi đã có bệnh nên sau khi sinh thằng bé thứ hai xong, người tôi như mất đi sức sống, ở nhà nghỉ dưỡng đến ba tháng rồi vẫn còn mệt. Ngày đó, hoàn cảnh gia đình đã có khấm khá hơn, không khó khăn như trước nữa.
Mấy năm sau đó, tôi đi khám sức khỏe ở một phòng khám trong thôn, tôi tá hỏa khi biết mình mắc bệnh ung thư tử cung. Bác sỹ nói tôi chỉ sống đến không quá 40 tuổi. Cả nhà biết được tin, ai nấy đều sợ hãi, chồng tôi cũng ngày đêm làm việc để kiếm tiền, bố chồng dù đã cao tuổi nhưng cũng đi tìm việc gì đó để làm, còn mẹ chồng thì đều lo hết mọi việc trong nhà mà không cho tôi động tay động chân đến một việc gì cả. Hàng ngày bắt tôi nằm nghỉ ngơi, không thì nằm xem ti vi, chơi cùng các con.
Tôi nghẹn ngào và bật khóc khi biết được lý do tại sao mẹ lại bắt tôi đi rải gạo vào mỗi tối
Vào năm ngoái, mẹ bắt đầu bắt tôi mỗi buổi tối đều cầm một túi gạo đi rải cùng đường, tôi hỏi tại sao thì mẹ chỉ nói làm như vậy sẽ tốt cho sức khỏe của tôi thôi. Nghe lời mẹ, tôi kiên trì như vậy đã được nửa năm, cho đến tối hôm nọ, trong lúc đi rải gạo, tôi gặp bác hàng xóm.
Bác ấy nhìn tôi rồi lẩm bẩm mấy câu gì đó tôi không hiểu, tôi lại gần hỏi, bác mới nói:
"Mẹ chồng cháu đúng là một người tốt, số gạo này là bà ấy tận tay đưa cho cháu đúng không?"
Tôi gật gật đầu, bác nói tiếp:
"Cháu vẫn không biết hả? Việc đi rải gạo trên đường là có mục đích cả đấy. Người xưa nói, cách rải gạo này là một cách để mượn mạng. Nghĩa là, nếu có người tình nguyện đích thân đưa gạo vào trong tay của chúng ta, khi chúng ta đi rải gạo ngoài đường, người đưa gạo cho chúng ta ở nhà niệm Phật mấy câu thì mạng của người đó sẽ được thay thế bằng mạng của chúng ta".
Nghe bác hàng xóm nói, tôi sửng sốt, sau khi lấy lại bình tĩnh, tôi nước mắt lưng tròng. Tình yêu mà mẹ chồng dành cho tôi không ngờ lại lớn đến như vậy, mặc dù cách làm của mẹ có phần hơi mê tín nhưng tôi biết, tất cả chỉ vì mong muốn tôi được sống nên mẹ mới làm vậy. Tôi thật không biết làm gì để báo đáp lại ân tình của mẹ, người mẹ tôi luôn coi đó là mẹ ruột của mình.
Theo blogtamsu
Vén màn kịch hạnh phúc của người yêu lãng tử Hóa ra đấy chỉ là màn kịch hạnh phúc mà anh dựng lên và chỉ có tôi là người xem. Anh khiến tôi hoang tưởng vào hạnh phúc mà mình đang có. Tôi chết bởi cái vẻ lãng tử của anh. Tôi đâm đầu vào yêu anh khi nghe tiếng đàn ma quái mà anh thường đánh buổi tối đêm trăng. Tôi vẫn...