Lời cuối ông Đặng Lê Nguyên Vũ nhắn nhủ tới vợ cũ
“Lời cuối qua muốn nói với cô ấy là phải tu tâm đi, phải sám hối những gì cô đã làm.Sống ở đời phải có lương tri, có nghĩa, có tình”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nhắn nhủ tới bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Kết thúc phiên phúc thẩm, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được tòa giao toàn bộ cổ phần trong các công ty của tập đoàn Trung Nguyên. Theo đó, ông Vũ được hưởng 60%, bà Thảo 40% tài sản chung là các cổ phần trong các công ty của Tập đoàn Trung Nguyên. Tòa yêu cầu bà Thảo giao lại toàn bộ số cổ phần cho ông Vũ và ông có trách nhiệm hoàn lại bằng tiền cho bà Thảo.
Có thể nói, quyết định này của tòa là chiến thắng của ông Vũ. Tuy nhiên, kết thúc phiên tòa ông Vũ không hề vui mà ngồi lặng, bần thần rất lâu. Khi báo chí tiếp cận, phỏng vấn, ông im lặng một hồi mới trả lời.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo chính thức không còn là vợ chồng
Trước câu hỏi về việc nhận định gì về bản án phúc thẩm, ông Vũ trả lời “Nhận định gì, qua chẳng nhận định gì cả. Qua chỉ nói 2 điều thôi, qua muốn nói với người vợ của qua một điều, cái gì mà mình làm trái với đạo lý, trái với lòng người, trái với lòng trời thì giờ có dùng thủ đoạn, mưu đoạt gì, tiền, quyền cũng không thể đạt được. Đó là điều qua muốn nhắn với cô.
Để bảo vệ nguyên tắc của một người chồng, những gì cần thiết để bảo vệ thì cô có dùng mọi thứ đi nữa, có thể đưa vô nhà thương điên, vô tù đi chăng nữa, phá nát Trung Nguyên đi nữa qua cũng phải bảo vệ. Nay người ta tuyên đấy, từ sơ thẩm nữa là đúng với đạo lý thôi. Pháp lý luôn luôn có đạo lý của nó.
Lời cuối qua muốn nói với cô ấy là phải tu tâm đi, phải sám hối những gì cô đã làm. Vì tiền, không phải vì gia đình qua không có thiếu tiền, cô cũng không có thiếu tiền. Sống ở đời phải có lương tri, có nghĩa, có tình. Cái đó mới quan trọng.
Hôm nay vắng mặt chắc lại chuẩn bị một chiến dịch truyền thông khác nữa. Cái sự tôn nghiêm pháp luật với cô ấy không còn. Qua không bao giờ muốn nói chuyện với cô ấy, không bao giờ muốn nhắc lại cái tên đó nữa. Đây là lần cuối qua nói, giống như 6 năm nay cô muốn nói gì cô nói, qua không bao giờ nói. Qua sống rất tốt với cô, sống thiện lành với cô”, ông Vũ nhắn nhủ tới bà Thảo.
Khi được hỏi về việc, được tòa giao cho Trung Nguyên, sẽ điều hành như thế nào, ông Vũ khẳng định trước giờ vẫn điều hành Trung Nguyên.
“Một nhà nước hay một tập đoàn mình lãnh đạo mà càng ít can thiệp nhất mới là lãnh đạo giỏi. Nghĩa là bộ máy đó mình thiết kế đã hoàn thiện, từ tầm nhìn, sách lược, tư tưởng cho đến hoạch định kế hoạch chung trong từng giai đoạn một, từng nhân sự.
Lúc đó mình chỉ cần nói một câu mà họ hiểu, thành một hệ thống thì lúc đó mình yên tâm chứ không phải mình đầu tắt mặt tối, cái gì cũng can dự vào. Giỏi là như vậy’, ông Vũ cho hay.
Theo Thanh Phương (Vietnamnet)
3 kịch bản phán quyết vụ ly hôn vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên
HĐXX phúc thẩm có thể chấp nhận đề nghị của VKS để sửa bản án; hủy án để xét xử lại hoặc bác tất cả kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Qua không muốn đoàn tụ với cô Thảo'
"Qua không muốn đoàn tụ nữa vì nhiều việc đã xảy ra, cả một tiến trình mấy năm trời nó đau đớn lắm, ghê gớm lắm", ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói.
Chiều nay (5/12), TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ đưa ra phán quyết vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Trong phiên tòa phúc thẩm, bà Thảo kháng cáo đề nghị hủy án, không đồng ý phán quyết chia tài sản theo tỷ lệ 6:4 và buộc bà giao hết cổ phần Trung Nguyên cho ông Vũ. Ngoài ra, bà thể hiện mong muốn được đoàn tụ với chồng.
Ông Vũ không chấp nhận chia tài sản theo tỷ lệ 6:4, muốn được nhận 70% tài sản. Bên cạnh đó, VKSND TP cũng kháng nghị toàn bộ bản án của TAND TP.HCM.
Phán quyết của HĐXX phúc thẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các bên đương sự sau ly hôn.
Nếu chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát...
Trong trường hợp tòa chấp nhận đề nghị của đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM, bản án sơ thẩm sẽ được sửa đổi.
Ông Vũ và bà Thảo sẽ được cho ly hôn. Tuy nhiên, phần kháng cáo chia khối tài sản theo tỷ lệ 7:3 của ông Vũ sẽ không được chấp nhận; một phần kháng cáo của bà Thảo liên quan đến vấn đề hôn nhân và cấp dưỡng được đồng ý và phần chia tài sản chung của hai vợ chồng bị hủy.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo cùng luật sư sau phiên tòa ngày 2/12. Ảnh: Lê Quân.
Tại tòa sơ thẩm trước đó, tòa ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên đương sự, bà Thảo được quyền nuôi con, ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho 4 người con 10 tỷ đồng mỗi năm, tính từ năm 2013 cho đến khi các con vào đại học.
Tuy nhiên, trong bản án sau đó lại ghi cấp dưỡng "cho đến khi các con trưởng thành", không cụ thể năm bao nhiêu tuổi.
Luật sư của ông Vũ cho biết bà Thảo muốn thay đổi tỷ lệ cấp dưỡng từ 10 tỷ đồng mỗi năm cho 4 người con thành 20% cổ phần của ông Vũ trong các công ty của Tập đoàn Trung Nguyên. Tuy nhiên, bà Thảo bác bỏ, cho rằng không đề cập đến điều này.
Nếu chấp nhận đề nghị của VKS cũng đồng nghĩa với việc phần tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được phân chia lại.
Ở phiên tòa sơ thẩm, bà Thảo đã đề nghị cho bà sở hữu 51%, ông Vũ nắm 39% trong Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment); 15% tại Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên và mỗi người 7,5% cổ phần trong Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên. Riêng 4 công ty còn lại, nguyên đơn đồng ý cho ông Vũ sở hữu toàn bộ.
Tuy nhiên, ông Vũ không đồng ý và đề nghị chia cho ông 70% tổng số cổ phần tại 7 công ty, bà Thảo 30%.
Hủy bản án
Đây cũng chính là mong muốn của bà Thảo trong phiên tòa phúc thẩm này. Bà cho rằng có quá nhiều điều bất hợp lý, vi phạm tố tụng trong bản án nên cần phải được xét xử lại từ đầu.
Theo luật, trong trường hợp HĐXX xét thấy việc thu thập chứng cứ ở cấp sơ thẩm chưa đầy đủ, vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, nhưng tại cấp phúc thẩm không thể bổ sung, khắc phục được; thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng hoặc có vi phạm khác về thủ tục tố tụng dân sự làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự trong vụ án... thì tòa án sẽ hủy bản án sơ thẩm.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh: Lê Quân.
Lúc này, vụ ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo sẽ được xét xử lại từ đầu ở cấp sơ thẩm. Với những chia sẻ của ông Vũ tại tòa thì thật khó để "vua cà phê" chấp nhận đề nghị đoàn tụ với bà Thảo. Tranh chấp dai dẳng trong vụ ly hôn này xuất phát từ việc phân chia tài sản.
Tòa sẽ xem xét quan hệ hôn nhân, con cái, cấp dưỡng, tài sản cũng như yêu cầu của hai bên.
Y án
Nếu bản án sơ thẩm tuyên đúng hoặc trường hợp có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án thì tòa cấp phúc thẩm sẽ bác tất cả kháng cáo và kháng nghị, tuyên y án sơ thẩm.
Khi đó, phần tài sản chung được định giá tổng cộng hơn 7.500 tỷ đồng sẽ chia theo tỷ lệ ông Vũ 60%, bà Thảo 40%.
Bà Thảo được tiếp tục quản lý số tiền mặt, bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ cùng với vàng tại các ngân hàng trị giá 1.764 tỷ đồng. Cùng với đó, ông Vũ sẽ thanh toán cho bà Thảo số tiền chênh lệch 1.224 tỷ theo phán quyết của tòa cho lượng cổ phần tại Trung Nguyên.
Về bất động sản, ông Vũ sẽ sở hữu 6 bất động sản trị giá hơn 350 tỷ đồng còn bà Thảo sở hữu 7 bất động sản trị giá hơn 375 tỷ đồng.
Số bất động sản này được chia 50:50 theo giá trị và bà Thảo sẽ trả lại cho ông Vũ 12,5 tỷ đồng chênh lệch. Số tiền này đã được cấn trừ vào khoản tiền 1.224 tỷ đồng ông Vũ phải trả cho bà Thảo.
Nếu theo dõi diễn biến phiên tòa, bạn đọc sẽ thấy cả ông Vũ và bà Thảo đều không muốn mất vị trí, vai trò của mình ở Trung Nguyên. Bà Thảo mong muốn đoàn tụ để chữa bệnh cho chồng, còn ông Vũ muốn sớm kết thúc vụ ly hôn nhanh chóng.
Vậy quyết định thế nào để hóa giải "điểm nghẽn" này, gánh nặng đặt lên vai HĐXX.
Bà Thảo: TNI 'chỉ bằng móng tay' của Tập đoàn Trung Nguyên
Phần tài sản tại ở Công ty TNHH Trung Nguyên International (TNI) mà ông Vũ có ý tặng cho, bà Thảo xác nhận và cho hay trị giá TNI khoảng 100 tỷ, "chỉ bằng móng tay" của tập đoàn.
Hoài Thanh
Theo news.zing.vn
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: "Hội đồng xét xử đang ép chúng tôi" "Sau phiên xét xử buổi sáng, thực sự HĐXX đang ép chúng tôi, bất công quá", bà Lê Hoàng Diệp Thảo chia sẻ với báo chí sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ tranh chấp ly hôn giữa bà và ông Đặng Lê Nguyên Vũ diễn ra sáng 2/12. Sáng 2/12, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục mở...