‘Lời cuối cùng’ đặc biệt của một bác sĩ mang án tử hình
Từng là một bác sỹ và là một trong những tử tù có thời gian chờ ngày ra trường bắn lâu nhất: gần 3 năm, khi bị tuyên án tử hình, Sỹ không kháng cáo mà chỉ xin được hiến xác cho khoa học.
Tử tù Vũ Năng Sỹ (SN 1968, quê huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) là một đối tượng đặc biệt trong trại giam công an tỉnh Bắc Giang.
Vỡ mộng làm giàu bất chính
Theo hồ sơ của cơ quan chức năng, vị cựu bác sĩ này cầm đầu đường dây buôn bán ma túy gồm 13 đối tượng, hoạt động từ tháng 9/2004. Gần 2 năm sau đó, công an tỉnh Bắc Giang bắt quả tang một số đối tượng trong nhóm mua bán 1 bánh hêrôin tại thôn Vân An, xã Lương Phong (huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) và sau đó “hốt trọn ổ”.
Tại cơ quan điều tra, Sỹ khai vì ôm mộng làm giàu và thấy nghề bác sĩ không giúp hắn đạt ước mơ nên bắt mối vận chuyển thuê ma tuý từ biên giới về Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng… Một thời gian sau đó, khi có tiền Sỹ thuê các đối tượng khác vận chuyển cho mình. Đường dây buôn “cái chết trắng” của Sỹ và đồng bọn hoạt động theo hai nhánh và để bảo đảm “an toàn tuyệt đối”, tạo ra những “chân rết” tin cậy, Sỹ còn lôi kéo người tình, người thân vào đường dây.
Video đang HOT
Người tình của Sỹ vốn đã có chồng, nhưng khi chồng đi tù về tội mua bán trái phép chất ma tuý, người phụ nữ tên Ngọc này tình cờ quen Sỹ, trở thành “cặp bài trùng buôn bán” kiêm bạn tình. Đôi tình nhân thường thuê một nhà nghỉ ở TP Thái Nguyên làm nơi tổ chức mua bán, giao nhận hàng. Về sau này, Ngọc cũng bị tòa án tuyên tử hình vì hành vi buôn bán ma túy.
Theo lời tự thuật, Sỹ sinh ra và lớn lên ở vùng núi Thái Nguyên, được ăn học, tốt nghiệp đại học y khoa về công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phú Lương (Thái Nguyên). Những ngày đầu khi mới ra trường, Sỹ là một bác sĩ đầy hoài bão khi được theo nghề mà xã hội tôn vinh làm thầy, cực kỳ có ích cho mọi người. Tuy nhiên, cuộc sống của một bác sĩ vùng núi nhiều khó khăn, điều kiện sống, mức thu nhập thấp hơn nhiều lần so với các đồng nghiệp ở thành phố. Sỹ nghĩ cách làm giàu bất hợp pháp và sa chân vào con đường buôn bán “cái chết trắng”.
Sỹ tâm sự: “Giờ có hối thì đã quá muộn. Tôi đã tự đưa mình vào “con đường chết” nên không trách ai được”.
Sỹ gượng cười: “Giờ chỉ có 2 đứa con là niềm an ủi lớn nhất. Cô con gái đang học đại học, cậu con trai cũng đã học lớp 8 rồi. Chúng học giỏi và ngoan lắm, thỉnh thoảng xuống thăm bố. Cũng may vì vợ tôi là giáo viên nên có điều kiện chăm sóc, dạy bảo con. Đời tôi thế là hết, chỉ còn biết cầu con gái ngoan ngoãn, học giỏi”.
Lời sau cùng đặc biệt
Trung uý Tăng Văn Tráng – cán bộ quản giáo trại tạm giam Bắc Giang cho biết: “Vũ Năng Sỹ nhận thức được tội của mình nên rất “biết mình”, có ý thức, chấp hành kỷ luật. Tuy nhiên, cũng do thời gian sống trong buồng biệt giam quá dài, Sỹ lại tỏ ra bất mãn với bản thân. Sỹ vẫn than phiền: “Chết không được chết, sống chẳng ra sống”. Các cán bộ quản giáo phải luôn động viên và vực lại tinh thần cho Sỹ.
Đoạn cuối câu chuyện, Sỹ liên tục nhắc về sự sám hối. Sỹ nhớ lại: “Khi toà tuyên án, lúc đó tôi chỉ thấy một bầu trời đen kịt kéo đến. Tôi đã làm một việc tày trời, gieo cái chết trắng cho mọi người, tôi xin chịu tội chết, tôi căm ghét chính tôi và thương vợ con, vì tôi mà gia đình khổ. Biết là mọi chuyện đã quá muộn, tôi chỉ có một nguyện vọng duy nhất xin làm một việc có ích cuối đời của mình là khi thi hành án xong tôi xin được hiến xác cho khoa học để ít nhất mình còn có cơ hội có ích cho đời”.
Các cán bộ trại giam cho biết, có lẽ ý nghĩ này Sỹ đã nung nấu từ lâu nên hôm tòa tuyên án, lời nói sau cùng của Sỹ không phải xin tha tội chết, mà là lời nói xin được hiến xác cho khoa học. Giờ Sỹ không còn sợ những đêm nằm trong buồng biệt giam nữa, vì ít nhất Sỹ đã cảm thấy thanh thản hơn. Trong lá thư gần đây nhất gửi về gia đình, Sỹ nhắn nhủ vợ: “Mong em giữ gìn sức khỏe và nuôi dạy các con cho tốt. Hôm ở phiên tòa em thông báo cho anh là thằng cu thi toán được giải nhì toàn tỉnh và con Tồ được học ở trường chuyên nên anh mừng lắm. Chúng nó là niềm hi vọng của anh ở trong tù để anh vượt mọi khó khăn”.
Theo Đời sống & Pháp luật
2 án tử hình vì vận chuyển 20 bánh heroin
Bản án nghiêm khắc dành cho các bị cáo
Kết thúc phiên toà hôm qua 9-12 xét xử vụ án nhóm đối tượng vận chuyển 20 bánh (7 kg) heroin trong bao tải dứa bị bắt quả tang hồi tháng 6-2009, đã có 2 án tử hình và 2 án chung thân được tuyên.
Rạng sáng 5-6-2009, tổ tuần tra của Trung đoàn CSCĐ-CATP Hà Nội phát hiện 2 đối tượng nam đi xe máy chở bao tải dứa có biểu hiện nghi vấn đã yêu cầu các đối tượng này xuất trình giấy tờ. Qua kiểm tra bao tải, lực lượng chức năng phát hiện bên trong có 20 bánh heroin và 192 viên ma túy tổng hợp. Cơ quan điều tra đã làm rõ 2 đối tượng trên là: Nguyễn Văn Quyền (SN 1980) và Nguyễn Văn Thiệp (SN 1982), cùng trú tại huyện Tân Yên, Bắc Giang. Theo lời khai của 2 đối tượng trên, CQĐT đã mở rộng vụ án bắt giữ Nguyễn Thị Phượng (SN 1983) và Nguyễn Thị Quế (SN 1967) cùng ở huyện này.
Trước đó 1 ngày, Thiệp đã được Nguyễn Quang Mạnh (cháu rể Thiệp) rủ đi vận chuyển ma tuý. Thiệp rủ tiếp Phượng và Quế (là hai chị em dâu) tham gia cùng. Hẹn gặp trên Hoà Bình, Thiệp và Quyền đã đưa tiền, sim điện thoại cho Phượng và Quế để đi tiếp lên Sơn La. Theo hướng dẫn của một đối tượng qua điện thoại, Phượng và Quế đã gặp một người dân tộc trên đường đi, giao bọc tiền và nhận bao tải đựng ma túy để quay về Hà Nội. Cả hai đi được một đoạn thì chuyển hàng lại cho Thiệp và Quyền giữ còn mình đi trước để thám thính.
Trong quá trình điều tra, cơ quan công an còn phát hiện Nguyễn Thị Hảo (SN 1983, vợ đối tượng Mạnh, trú tại xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên) có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong khi thực hiện lệnh bắt, khám xét nhà Mạnh, Hảo đã vội vàng chạy lên tầng 2, vứt gói heroin xuống nhà cho Nguyễn Thị Xuyến (SN 1971, chị dâu Mạnh) hòng phi tang nhưng đã bị phát hiện. Do Nguyễn Quang Mạnh đang bỏ trốn nên CQĐT đã quyết định truy nã, tách hồ sơ tài liệu khi nào bắt được sẽ truy tố sau. Theo đó, Nguyễn Văn Thiệp, Nguyễn Văn Quyền, Nguyễn Thị Phượng và Nguyễn Thị Quế đều bị truy tố tội mua bán trái phép chất ma túy theo điểm h, khoản 4, Điều 194 - BLHS. Còn Nguyễn Thị Hảo tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy" theo khoản 1, Điều 194 - BLHS và Nguyễn Thị Xuyến tội che giấu tội phạm theo khoản 1, Điều 313 - BLHS.
Tại phiên toà cũng như tại CQĐT, Thiệp và Quyền cho rằng mình chỉ là người vận chuyển thuê. Nhưng lời khai trên đã bị HĐXX bác bỏ và tuyên phạt tử hình đối với 2 bị cáo Nguyễn Văn Quyền và Nguyễn Văn Thiệp; tuyên phạt mức án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Phượng và Nguyễn Thị Quế; 42 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Thị Hảo; 12 tháng tù đối với Nguyễn Thị Xuyến với tội danh như trên.
Theo An ninh thủ đô
Tử hình cô thợ sửa móng tay buôn 28 bánh heroin VKS cáo buộc Dung tham gia mua bán 86 bánh heroin, nhưng tòa án cho rằng chỉ đủ cơ sở xác định có 28 bánh. Dung là người thứ 13 bị lĩnh án tử hình trong đường dây ma túy do "bà trùm" Nguyễn Thị Thơm cầm đầu. Ngày 29/10, bản án tử hình đã được TAND Hà Nội tuyên với Nguyễn Thị...