Lời chúc Giáng sinh gửi từ vũ trụ
Hai phi hành gia của NASA đang làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã quay một đoạn phim ngắn để chúc mọi người trên trái đất một lễ Giáng sinh vui vẻ.
Chỉ huy Barry Wilmore (trái) và kỹ sư máy Terry Virts (phải) đang gửi lời chào Giáng sinh đến trái đất từ một trạm vũ trụ quốc tế.
Từ chiếc tàu thám hiểm số 42 thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), chỉ huy Barry Wilmore và kỹ sư máy Terry Virts đã gửi lời chúc tốt đẹp đến tất cả những người trên trái đất nhân dịp Noel thông qua một đoạn phim ngắn được quay vào ngày 17/12.
Hai phi hành gia của NASA cầm một cây thông Noel tự làm trên tay, đứng lơ lửng trên con tàu vũ trụ và gửi đến mọi người trên trái đất tình cảm của mình.
“Đây chắc chắn sẽ là lễ Giáng sinh đáng nhớ bởi chúng tôi sẽ có cơ hội được nhìn toàn bộ trái đất tươi đẹp từ trên cao. Tôi hy vọng rằng mọi người cũng sẽ có một lễ Noel thật ý nghĩa”, kỹ sư Virts nói trong đoạn video.
Video đang HOT
Trang Telegraph cho biết, kỹ sư Terry Virts đã lên tàu thám hiểm số 42 hồi cuối tháng 11 vừa qua và sẽ ở lại tàu này đến giữa tháng 5/2015.
Chỉ huy Wilmore đã bắt đầu công việc nghiên cứu trên tàu thám hiểm từ cuối tháng 9 và sẽ ở trên quỹ đạo này đến giữa tháng 3/2015.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Telegraph
Tàu vũ trụ thế hệ mới của NASA trở về Trái đất thành công
Phi thuyền thế hệ mới Orion của NASA ngày 5/12 đã trở về Trái đất thành công, đáp xuống biển tại khu vực ngoài khơi Mexico, sau khi bay quanh quỹ đạo 2 vòng để kiểm nghiệm. Orion được thiết kế với mục tiêu đưa con người tới Mặt Trăng và Sao Hỏa.
Những đoạn clip được máy bay không người lái ghi lại cho thấy Orion đã hạ cánh rất nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của dù, trước khi đáp xuống biển.
Rất nhanh sau đó các tàu hỗ trợ của hải quân Mỹ và thợ lặn đã nhanh chóng tiếp cận chiếc phi thuyền nổi trên mặt nước.
Quỹ đạo bay thử nghiệm của Orion (màu xanh) trước khi quay trở lại khí quyển (màu đỏ)
Orion được thiết kế để đưa con người tới các vị trí xa hơn trạm vũ trụ quốc tế, tới các địa điểm như Mặt trăng và Sao Hỏa.
Chuyến bay kéo đài 4,5 giờ của phi thuyền này được thực hiện nhằm kiểm nghiệm những công nghệ thiết yếu, ví dụ như tấm chắn nhiệt và hệ thống dù khi hạ cánh.
"Nước Mỹ, đây phi thuyền mới của các bạn đây", bình luận viên Rob Navias của kênh truyền hình NASA tuyên bố khi phi thuyền gần chạm mặt nước.
Mark Geyer, giám đốc chương trình Orion của NASA khẳng định: "Thật khó có ngày nào đẹp hơn ngày hôm nay".
Trước đó Orion được các tên lửa Delta IV-Heavy đưa lên quỹ đạo từ Mũi Canaveral tại Florida lúc 7 giờ 05 phút giờ địa phương (12 giờ 05 GMT).
Nhà khoa học trưởng của NASA Ellen Stofan cho biết chặng đường lên Sao Hoa có thể đòi hỏi thêm nhiều công nghệ. Phi thuyền được kỳ vọng sẽ đạt vận tốc gần 30.000 km/h khi trở lại khí quyển, với áp suất không khí có khả năng tạo ra nhiệt độ tới 2000 độ C trên vỏ tàu.
Đây chính là một trong những nội dung kiểm nghiệm chính của lần phóng tàu vừa qua, để kiểm tra xem hệ thống lá chắn nhiệt của Orion hoạt động ra sao. Vận tốc cao nhất Orion đạt được trong chuyến bay là 32.186 km/h.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Khoảnh khắc tên lửa Antares của Mỹ nổ tung khi rời bệ phóng Tên lửa không người lái Antares dự kiến được phóng lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã phát nổ vài gây sau khi rời bệ phóng tại bang Virginia. ảnh minh họa Theo BBC, Antares là tên lửa 14 tầng được Tập đoàn Orbital Sciences thiết kế và là hợp đồng thứ 3 giữa Cơ quan Hàng không Vũ Trụ Quốc gia...