Lời chúc của chị dâu dành cho em chồng tai quái trong ngày cưới khiến mẹ chồng tức nổ phổi nhưng phải nín lặng vì ‘há miệng mắc quai’
Nhưng họ chỉ đành câm nín không dám thốt lời nào, miệng nở nụ cười méo xệch, còn trong lòng cố kìm nén cơn tức giận đang muốn nổ phổi tới nơi. Bởi, há miệng mắc quai mà.
Hơn 2 năm về làm dâu nhà Thành, mẹ anh chưa bao giờ cho Huệ một sắc mặt hòa nhã. Bà khắt khe với con dâu từ những việc nhỏ nhất, chê bai cô đủ điều, kiểm soát mọi thứ của vợ chồng cô… Thực sự có nói cả ngày cũng chả hết những ấm ức, khó chịu Huệ phải chịu đựng. Mẹ chồng khó tính, thêm một cô em chồng cần ‘hầu hạ’, cuộc sống của cô ở nhà chồng chả dễ dàng chút nào.
May thay sau hơn 2 năm chung sống thì em chồng của Huệ cũng đến ngày theo chồng về dinh. Từ đây Huệ hẳn sẽ nhẹ nhõm đi nhiều. Dù em chồng đối xử với mình nhạt nhẽo, vô tâm, ích kỉ, nhưng Huệ vẫn làm tròn trách nhiệm của người chị dâu. Trong tiệc cưới của cô nàng, cô thay mặt chồng lên trao cho em chồng chiếc nhẫn 2 chỉ gọi là quà mừng cưới. Bọn cô cũng giàu có gì đâu, còn đang nuôi mẹ chồng kia kìa, như vậy đã là cố gắng rồi.
Ảnh minh họa
Huệ nắm tay em chồng thân mật, cười tươi dõng dạc chúc em: ‘Thế là từ hôm nay em đã là dâu con nhà người ta, chị chúc em luôn được vui vẻ, hạnh phúc. Hi vọng em sẽ có những ngày tháng làm dâu sung sướng như chị, có mẹ chồng và em chồng tuyệt vời như chị đang có, được nhà chồng đối xử tốt vô cùng như chị đang được hưởng…’.
Khách khứa xung quanh cười toe trước lời chúc của Huệ dành cho cô em chồng. Nghĩ bụng, ôi đúng là nàng dâu khéo léo, nhân dịp này còn kín đáo nịnh nọt nhà chồng nữa cơ. Chúc thế ngang bằng với khen nhà chồng công khai trước mặt bàn dân thiên hạ.
Chỉ có 2 nhân vật là tái mặt đi, chính là em chồng Huệ và mẹ chồng cô. Tại sao ư? Vì 2 người ấy chính là những kẻ hiểu thấu tình hình thực tế hơn ai hết. Huệ làm dâu sướng ư? Bị mẹ chồng săm soi tới từng chân tơ kẽ tóc, mắng mỏ không tiếc lời cho dù chuyện chả đáng kể gì. Chi tiêu mọi thứ trong nhà, nuôi cả mẹ chồng lẫn em chồng dù mẹ chồng có lương, còn em chồng đã đi làm. Cơm bưng nước rót, giặt giũ dọn dẹp, mẹ chồng với em chồng rảnh rỗi song chả bao giờ giúp? Và ti tỉ những thứ khác. Thế là sướng? À phải, vì mẹ chồng lúc nào cũng bài ca ‘cô lấy được con trai tôi, về sống ở cái nhà này là quá sướng rồi, đừng có không biết điều’.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Chỉ em chồng và mẹ chồng Huệ là tuyệt nhiên chả bao giờ muốn cô nàng phải trải qua cảnh làm dâu giống Huệ đang chịu đựng hết! Ai thèm sướng như Huệ chứ? Nhưng họ chỉ đành câm nín không dám thốt lời nào, miệng nở nụ cười méo xệch, còn trong lòng cố kìm nén cơn tức giận đang muốn nổ phổi tới nơi. Bởi, há miệng mắc quai mà. Điềm nhiên đối xử với người khác, song lại không thể chấp nhận nổi nếu mình cũng bị xử sự tương tự.
Một thu hoạch ngoài mong đợi, đó là sau hôm đám cưới của em chồng, mẹ chồng khó tính của cô đột ngột tử tế với con dâu hơn nhiều. Huệ mỉm cười nghĩ bụng, hẳn bây giờ bà mới hiểu ra. Nếu bà cứ khắt khe với con gái nhà người khác, thì con gái bà về làm dâu nhà người dễ mà cũng phải chịu cảnh tương tự lắm chứ chả đùa.
Theo Trí thức trẻ
Cô em chồng ngọt nhạt đòi "mượn" xe chị dâu đang ở cữ, tôi bèn mượn tay chồng để giải quyết êm xuôi
Tôi biết, nếu giao xe cho em chồng thì sau 6 tháng khó mà nguyên vẹn. Chưa kể, với tính của nó thì chắc gì nó đã định trả lại cho tôi. Bởi vậy, tôi phải nghĩ ra cách dứt khoát từ chối thôi.
Gia đình tôi chẳng giàu có gì, bố mẹ đều là giáo viên về hưu nên lương chỉ 3 cọc 3 đồng. Tôi cũng là đứa biết nghĩ, vì thế từ khi gần ra trường, đi làm thêm tôi đã dần tích cóp tiền bạc để tự mua xe máy.
Sau gần 1 năm trời, tôi cũng tậu được chiếc xe ga cho tiện công việc. Và gần 1 năm sau, tôi lấy chồng.
Tuấn là người cùng xã với tôi, đẹp trai, lương cao, thương tôi. Nhưng khi lấy về, tôi thấy thật sự rất mệt mỏi vì phải chung sống với mẹ chồng, em chồng.
Mẹ Tuấn thì là người khá bảo thủ, luôn cho mình là nhất. Vì thế khi chung sống, tôi phải học cách không bao giờ cãi lời bà dù đúng hay sai. Đến bố chồng tôi còn im re mỗi khi bà tức lên cơ mà. Duy chỉ có Tuấn nói lý lẽ thì còn khiến bà phải e dè.
Còn cô em chồng, hiện đang học ở Hà Nội, khoảng 2 - 3 tuần mới về nhà 1 lần. Nhưng con bé này là đứa vô tư quá tới mức vô duyên, nó không biết suy nghĩ, dễ gây mất lòng. Lần nào nó về cũng vơ vét rất nhiều đồ để mang lên Hà Nội. Đương nhiên, tôi nào ý kiến gì, vì đây là nhà nó, đồ của bố mẹ nó mà. Nhưng tôi ghét là ghét cái kiểu nó cứ nhòm ngó mấy chiếc váy áo, đôi giày hay thỏi son của tôi. Nó nói khéo, nói thẳng đủ cả, chẳng lẽ tôi lại tiếc nó mà không cho? Vậy nên, sau vài lần ngậm đắng nuốt cay cho đi món đồ yêu thích, tôi đâm ra không ưa nổi em chồng.
Nhưng chuyện không chỉ có thế. Đợt tôi mới sinh đang ở cữ, đúng lúc nó bị mất xe đạp điện. Thấy mẹ chồng tôi kể nó gọi về khóc mếu mà thương, vậy nên ông bà quyết định sẽ mua cho nó chiếc xe máy mới.
(Ảnh minh họa)
Tôi nghe kể xong, cũng gật gù bảo:
- Quyên nó cũng năm ba rồi, đi thực tập, đi làm thêm nhiều, con cũng nghĩ mua xe máy cho em nó dùng lâu dài vẫn hơn. Chứ giờ tốn chục triệu mua chiếc xe đạp điện đi được hơn năm trời nữa là bỏ xó đó mẹ ạ.
- Mẹ cũng tính vậy mà. Nhưng đã mất công mua thì mua luôn cho nó chiếc xe ga. Chứ giờ ai người ta dùng xe số nữa đâu. Cơ mà 1 lúc bỏ ra mấy chục triệu, mẹ phải thu xếp đã.
- Vâng, mẹ cứ vay tạm đâu trước đi. Khi nào con được tiền bảo hiểm, con cho em thêm 3 triệu. Còn anh Tuấn được lương, con cũng góp thêm 1 ít nữa.
Nghe tới đây, mẹ chồng chợt nắm lấy bàn tay tôi. Tôi hơi bất ngờ, nhưng thoáng chút vui, cứ nghĩ bà khen ngợi hành động vừa rồi của mình. Nào ngờ, bà nhìn thẳng mặt tôi, rồi bảo:
- Mà con đang ở cữ, rồi hết cữ thì cũng chỉ ở nhà, hay con cho em mượn xe đi.
Tôi rất bất ngờ với đề nghị này, chỉ ú ớ bảo để suy nghĩ. Tối đó, cô em chồng lại về, nó sang phòng chơi với cháu rồi cứ tỉ tê:
- Xe chị Ly đẹp nhỉ, đi gần 2 năm mà vẫn mới, vẫn bền. Mẹ toàn bảo em học tập chị.
- Ừ, tự bỏ tiền ra mua nên chị xót, chị giữ gìn lắm.
- Nhưng mà giờ chị nằm đây cũng chẳng cần dùng tới xe nhỉ. Em thì đang đi thực tập, mấy nay cứ đi xe bus đều đều, nóng, mệt, chen chúc cảm giác sụt vài cân rồi.
- Thế thì nhanh mua xe mới đi.
- Mẹ làm gì xoay được tiền. Chị Ly cho em mượn xe nhé. Em chắc chắn sẽ đi cẩn thận, không ngã, không trầy xước đâu hết.
Tôi lại chỉ biết cười gượng gạo. Thực ra, nếu em chồng tôi tính tình cẩn thận thật sự, tôi sẽ cho nó mượn 1 - 2 tháng. Nhưng đằng này, mẹ chồng và cả nó đều tính là sẽ mượn tôi cả 6 tháng. Sau quãng thời gian ấy xe tôi sẽ thành ra như thế nào, khó mà đoán trước được.
Chưa kể, em chồng tôi nói mượn thôi nhưng kỳ thực muốn "cuỗm" luôn chứ đâu. Một khi đã giao cho nó, tôi khó lòng mà tìm cách lấy lại được. Giống như những món đồ nó từng nói mượn tôi vậy, chỉ có 1 đi không trở lại thôi.
Cuối cùng, tôi cũng nghĩ ra 1 cách vẹn cả đôi đường. Tôi bàn với Tuấn, hai vợ chồng cho em chồng 5 triệu mua xe, còn anh sẽ phải đứng ra tuyên bố không mượn xe của tôi trước cả nhà. Vì chỉ khoảng 2 tháng nữa là tôi bắt đầu khỏe khoắn, đi ra ngoài bình thường rồi, phải có xe tôi mới chạy đi chạy lại, mua này mua kia được.
Tối đó, trong bữa cơm Tuấn thẳng thắn tuyên bố khiến mẹ chồng giận lắm, em chồng thì xị mặt xuống. Anh thấy vậy, tiếp luôn:
- Xị cái gì, chị dâu làm bao lâu mới tích cóp mua được cái xe, giờ nói mượn là mượn à? Thế chị mày dùng bằng gì? Mà mày xem, mày cũng đi làm thêm, chưa thấy bỏ ra được 1 đồng nào mua quà cho bố mẹ, anh chị với cháu, chỉ có về xin thêm thôi.
Thấy Tuấn trách em gái, mẹ chồng vội vàng ngọt nhạt đi can. Chắc chắn vụ này cả 2 sẽ thấy bực tôi lắm, nhưng đồng tiền phải đi liền khúc ruột, tôi vẫn thấy quyết định của mình không hề sai.
Theo Afamily
Bỗng dưng mất trắng mấy chục triệu cho mẹ chồng ghê gớm và em chồng sĩ diện, nàng dâu ấm ức không biết phải làm sao Sau bao năm, bây giờ Hoa mới hiểu thế nào là "khác máu tanh lòng". Mẹ chồng - nàng dâu hay chị dâu - em chồng vốn là những mối quan hệ rất khó ứng xử trong cuộc sống và đòi hỏi sự khéo léo từ cả hai phía. Biết vậy nên về phía mình, Hoa đã luôn cố gắng làm tròn bổn...