“Lỗi chết người” của hệ thống Cruise Control trên ô tô và cách xử lý
Cruise Control bị lỗi là một tình huống rất nguy hiểm. Nếu không biết xử lý đúng cách, người lái có thể hoảng loạn và gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Cruise Control – ga tự động hay kiểm soát hành trình là công nghệ phổ biến trên nhiều dòng xe hiện nay. Tuy nhiên tiện ích này cũng có những bất cập mà các tài xế cần lưu ý.
Các nút kích hoạt cruise control trên vô-lăng
Dưới đây là các bước tài xế cần làm khi xe bị lỗi điều khiển hành trình, tức bạn kích hoạt Cruise Control nhưng không thể tắt (cancel) khi cần thiết, tương tự trường hợp xe bị kẹt ga.
Trường hợp 1: Hệ thống phanh vẫn hoạt động
Nếu phanh vẫn hoạt động, bấm cancel mà cruise control không hủy, tài xế chỉ đơn giản đưa cần số về mo (N), sau đó từ từ đạp phanh để giảm tốc. Khi về N, truyền động từ động cơ tới hộp số bị ngắt, cruise control không còn tác dụng.
Trường hợp 2: Xe mất phanh
Nếu Cruise control không thể hủy mà phanh cũng không còn tác dụng, tài xế cần làm nhiều bước hơn, nhưng cũng không quá phức tạp.
Video đang HOT
1. Đẩy cần số về mo (N).
2. Từ từ kéo phanh tay.
Nên nhớ là kéo phanh tay thật nhẹ và đều, bởi nếu làm quá nhanh và mạnh sẽ khiến xe bị trượt, mất kiểm soát. Một tay tài xế luôn giữ vô-lăng.
3. Nếu kéo phanh tay cũng mất tác dụng, xe không thể dừng, tài xế cần đẩy cần số liên tục giữa N và D để lợi dụng số dần ghìm tốc.
Cruise Control chỉ kích hoạt ở một dải tốc độ nhất định (ví dụ trên 40 km/h), vì vậy chỉ cần bạn ghìm xe xuống dưới tốc độ đó, hệ thống sẽ mất tác dụng.
Ngay sau khi giảm tốc, hãy bình tĩnh đưa xe vào lề, gọi cứu hộ nếu mất phanh. Nếu chỉ bị hỏng Cruise control, bạn không sử dụng công nghệ này nữa và tiếp tục hành trình.
Hãy giữ bình tĩnh khi xảy ra lỗi Cruise Control
Không nên tắt động cơ vì đồng nghĩa việc mất trợ lực lái cũng như tắt luôn các hệ thống điện, phanh trên phần lớn các mẫu xe ngày nay. Khi vô-lăng bị mất trợ lực, tài xế có thể mất kiểm soát đối với chiếc xe. Nhưng việc tắt động cơ có thể sử dụng như biện pháp cuối cùng nếu xe đang chạy trên một đoạn đường thẳng, dài và vắng.
Công nghệ điều khiển hành trình Cruise control ra đời nhằm mục đích giúp tài xế chạy trên cao tốc nhàn hạ hơn ở tốc độ đều đặn, không phải giữ chân ga để điều chỉnh. Nguyên lý làm việc cơ bản của kiểm soát hành trình là xe sẽ tự động nuôi ga ngay cả khi tài xế không đạp.
Khi kích hoạt chức năng này, người lái chỉ cần tập trung vào đánh lái và sẵn sàng chân ở bàn đạp phanh. Khi gặp chướng ngại vật, tài xế đạp phanh là xe tự động vô hiệu hóa Cruise control, trở về trạng thái lái thông thường.
Sử dụng kiểm soát hành trình một cách phù hợp có thể giúp tài xế tiết kiệm đáng kể lượng xăng hao phí vì những lần thốc ga.
Theo Cartimes
Bình chữa cháy trên ô tô dễ phát nổ nếu tài xế mắc sai lầm khi sử dụng và bảo quản
Việc sử dụng bình chữa cháy trên ô tô là việc làm bắt buộc khi lưu thông nhưng nhiều tài xế thường lơ là trong việc sử dụng và bảo quản đã vô tình khiến bình chữa cháy thành 'bom nổ chậm' trên xe, nhất là khi trời nắng.
Theo một số chuyên gia kỹ thuật, bình chữa cháy là dạng khí nén ở áp suất cao, cần được bảo quản trong điều kiện mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản bình từ -10 độ C đến 55 độ C. Tuy nhiên, với khí hậu, Việt Nam nhất là vào mùa hè, nắng nóng, đậu xe dưới trời nắng hơn 40 độ C, thì nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới 60 độ C.
Đặc biệt, bảng táp-lô trên xe làm bằng vật liệu nhựa hoặc da, nằm dưới kính trước sẽ hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ mặt trời, nên nhiệt độ vùng này thường xuyên vào khoảng từ 70 đến 80 độ C, cao hơn nhiều so với ngưỡng các bình chữa cháy chịu được. Nhiệt độ tăng, làm thể tích các chất lỏng bên trong cũng tăng theo và đến một mức áp suất đủ lớn thì nó sẽ gây ra hiện tượng nổ, vô cùng nguy hiểm.
Sử dụng và bảo quản bình cứu hỏa trên ô tô sai cách có thể gây cháy nổ bất ngờ, nhất là khi trời nắng nóng
Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng, mỗi loại bình chữa cháy và mỗi chất liệu vỏ bình chữa cháy sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Các loại bình sản xuất mới bây giờ dù có nhiệt tác động nhưng bên trong vẫn mát, nhưng cũng có những loại vỏ bình có khả năng truyền nhiệt lớn thì rất nguy hiểm vì đó là nguyên dân gây ra tình trạng nổ bình chữa cháy nếu ở nhiệt độ cao. Bởi một khi nhiệt độ tăng, làm thể tích các chất lỏng bên trong cũng tăng theo và đến một mức áp suất đủ lớn thì nó sẽ gây ra hiện tượng nổ, vô cùng nguy hiểm.
Do đó, theo các chuyên gia, khi đặt bình chữa cháy trên ô tô không nên lắp bình tại những nơi có thể hứng trực tiếp ánh nắng mặt trời, dưới gầm ghế người lái (nguy cơ gây cản trở khi lái xe - chân ga/chân phanh), hốc để nước trên cánh cửa (dễ va đập, nguy cở nổ khi có va chạm bên hông), mặt tap-lô, phía dưới kính sau của xe...
Vị trí tốt nhất dành cho chiếc bình cứu hỏa là ở dưới gầm ghế, dưới chân hành khách phía trước. Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; tuyệt đối không để bình chữa cháy trong tầm tay trẻ nhỏ để tránh bất trắc.
Thường xuyên kiểm tra bình, đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng. Nếu đỗ xe dưới trời nắng lâu nên hé một chút cửa kính để không khí nóng có thể thoát ra ngoài. Mọi bình cứu hỏa đều có ghi niên hạn sử dụng, vứt bỏ ngay nếu bình đã hết hạn hoặc vỏ bình có dấu hiệu rỉ sét.
Với các bình chữa cháy hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại. Do vậy để mua được bình chữa cháy tốt nên đến những cơ sở có uy tín. Đồng thời, khi chúng ta mua nên kiểm tra, thứ nhất là hạn sử dụng, thứ hai là tem mác trên sản phẩm, thứ ba là kiểm tra đồng hồ áp suất của bình.
Bên cạnh đó, để tránh những sự cố đáng tiếc, chủ phương tiện nên để bình theo hướng dẫn; mua bình ở những cơ sở uy tín, được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Khi sử dụng các loại bình chữa cháy hiện nay chỉ nên sử dụng những loại bình bọt có chất lượng cao, có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng. Bình có vỏ thép dày và chắc chắn sẽ an toàn hơn.
Đọc kỹ hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bình như áp suất làm việc (thông thường là 18Bar), giới hạn nhiệt độ (thường là từ 0 đến 60 độ C). Kiểm tra kĩ chất lượng cụm đầu phun CO2. Một số bình chất lượng cao thường có thêm van an toàn khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài để tránh gây nổ bình.
Theo VietQ
Những thói quen sử dụng ô tô có thể gây nguy hiểm cho tài xế Dưới đây là một số mối nguy hiểm do chính tài xế tạo ra trên ô tô của mình. Nguyên nhân phần lớn do sự chủ quan, thiếu kinh nghiệm của tài xế. Cài đai giả, đai chết Trên hầu hết các mẫu xe ô tô ngày nay đều có trang bị dây đai an toàn, thậm chí tính năng nhắc báo "quên"...