Lời cầu hôn bất ngờ trong phòng tiêm vaccine Covid-19
Cuộc hẹn tiêm vaccine Covid-19 tại bệnh viện ở Canton, Nam Dakota, đã trở thành sự kiện đáng nhớ đối với Robbie Vargas-Cortes và Eric Vanderlee.
Robbie Vargas-Cortes, 31 tuổi, nhân viên y tế và giám sát viên dịch vụ y tế khẩn cấp, có lịch hẹn tiêm vaccine tại Trung tâm Y tế Sanford Canton-Inwood hôm 23/12. Biết rằng bạn trai mình, Eric Vanderlee, là một trong những nhân viên y tế làm việc ở đây, anh lên kế hoạch cầu hôn ngay tại điểm tiêm chủng.
“Tôi muốn thực hiện điều này một cách bất ngờ”, anh nói.
Cortes giấu một chiếc nhẫn sau lớp băng keo y tế dán trên cánh tay của mình. Ban đầu, Vanderlee chỉ nghĩ rằng bạn trai đang cố gắng đánh dấu điểm cần tiêm.
“Khi nhận ra điều đó, tôi đã nói ‘Tất nhiên là em đồng ý’. Tôi cảm thấy thật tuyệt vời khi đã hiểu điều anh ấy muốn làm”, anh kể lại.
Sau đó, Vanderlee tiếp tục tiêm vaccine cho người mà giờ đã là vị hôn thê của mình.
Trung tâm Y tế Sanford đăng video về sự kiện này lên trang cá nhân với tiêu đề: “Chúc mừng Eric và Robby!”.
Cortes chia sẻ anh đã giữ chiếc nhẫn suốt 3 năm và chờ đợi cơ hội thích hợp để đưa ra lời cầu hôn: “Đại dịch sắp kết thúc. Sự xuất hiện của vaccine giống như là một chương mới mở ra cho cuộc sống này”.
Video đang HOT
Robbie Vargas-Cortes cầu hôn bạn trai là Eric Vanderlee, tại Trung tâm Y tế Sanford Canton-Inwood, ngày 23/12. Ảnh: Stanford Health.
Cặp đôi sẽ không tổ chức đám cưới cho tới khi đại dịch kết thúc. Dù vậy, họ cảm thấy vô cùng may mắn khi có quyền làm điều đó vào lúc cả hai sẵn sàng.
Cortes nói: “Nam Dakota là một bang rất bảo thủ. Chúng tôi không thể kết hôn đồng giới nếu không có quyết định của Tòa án Tối cao vào năm 2015. Vì vậy, chúng tôi rất vui khi nhận được sự ủng hộ của mọi người, đặc biệt là từ người quen ở Nam Dakota. Điều đó giúp chúng tôi tự tin hơn về con người thật của mình. Tôi đã từng sợ hãi khi nắm tay bạn trai mình ở nơi công cộng nhưng giờ nhớ lại tôi thấy điều đó thật ngớ ngẩn”.
Vanderlee đăng ký làm tình nguyện tại Trung tâm Y tế Sanford từ tháng 12. Vào tháng 11, ông của Vanderlee, 86 tuổi, đã mất vì Covid-19.
Vanderlee chia sẻ: “Ông ấy là một người tuyệt vời. Với tư cách là nhân viên y tế, tôi buộc phải tiếp xúc hàng ngày với Covid-19 nhưng vẫn không khỏi đau đớn và sốc khi mất đi người thân vì căn bệnh này”.
“Tôi muốn góp sức mình để chấm dứt đại dịch. Tôi không thể bỏ qua cơ hội này. Tiêm vaccine chính là cơ hội chỉ đến một lần trong đời”, anh cho biết.
Nửa năm thần tốc nghiên cứu vaccine Covid-19 Việt Nam
Quá trình nghiên cứu vaccine phức tạp cần hoàn thành trong vòng 18 tháng, buộc các nhà khoa học tại IVAC làm việc gấp rút suốt nửa năm qua.
Thạc sĩ Nguyễn Sỹ Tuấn, Phó phòng Vaccine thành phẩm Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) tại Nha Trang, mang găng tay khi giới thiệu chiếc lọ nhỏ màu xanh lá tên là Covivac. Đây là thành phẩm vaccine Covid-19 hoàn chỉnh của IVAC sau hơn nửa năm nghiên cứu, và là vaccine Covid-19 thứ hai của Việt Nam hoàn tất thử nghiệm trên động vật, chuẩn bị thử nghiệm trên người.
Thạc sĩ Tuấn cho biết, Covivac được IVAC phát triển từ chủng dự tuyển NDV-Lasota-S do Mỹ chuyển vào tháng 5/2020. Mục tiêu là nghiên cứu, sản xuất được vaccine và hoàn thành thử nghiệm lâm sàng ba giai đoạn trong vòng 18 tháng. Chủng dự tuyển vaccine là chủng virus để sản xuất vaccine nhưng chưa chính thức, phục vụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hoặc tiền lâm sàng
Ông Nguyễn Sỹ Tuấn, Phó phòng vaccine thành phẩm Viện IVAC giới thiệu vaccine Covid-19. Ảnh: Xuân Ngọc.
Theo tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, quy trình nghiên cứu phát triển vaccine phức tạp, kéo dài và tốn kém. Có thể tạm chia quá trình này thành 3 giai đoạn theo quy mô gồm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, giai đoạn sản xuất thử ở quy mô nhỏ và sản xuất ở quy mô lớn. Nếu phân chia theo giai đoạn nghiên cứu, có giai đoạn nghiên cứu tạo sản phẩm, giai đoạn đánh giá chất lượng, giai đoạn đánh giá tính an toàn và hiệu quả trên động vật thí nghiệm, thử nghiệm lâm sàng trên người (giai đoạn 1, 2, 3), đăng ký lưu hành và đánh giá sau cấp phép.
"Tuy nhiên, dù phân chia theo cách nào, thông thường để phát triển thành công một vaccine cần khoảng thời gian khoảng 10 năm", ông Thái nói.
Với vaccine Covid-19, nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu hoàn thành trong 18 tháng, đây là bài toán khó và lần đầu tiên IVAC phải giải quyết. IVAC phối hợp với Mỹ để nghiên cứu sản xuất vaccine. Trong bối cảnh đại dịch, việc giao dịch, vận chuyển, chuyển giao kỹ thuật giữa các quốc gia gặp khó khăn và thường kéo dài khiến IVAC lo lắng tiến độ dự án bị ảnh hưởng.
Nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi để sản xuất vaccine. Công nghệ này đã được IVAC làm chủ, sử dụng để sản xuất thành công 2 vaccine cúm mùa và H5N1. Bên cạnh đó, viện cũng có giống gà Pháp lấy trứng sạch, phù hợp với nghiên cứu. Ưu điểm của công nghệ này là dễ đầu tư, dễ triển khai và phù hợp với năng lực khoa học công nghệ của IVAC.
Ngoài ra do công nghệ truyền thống nên cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, quy trình sản xuất, phương pháp kiểm định đã được thiết lập trước đó với vaccine cúm đại dịch A/H5N1. Như vậy, IVAC có lợi thế ban đầu trong nghiên cứu, sản xuất vaccine mới.
Vaccine Covid-19 do viện IVAC nghiên cứu thành công vượt thời gian so với dự kiến. Ảnh: Xuân Ngọc.
Quá trình sản xuất vaccine trải qua nhiều bước. Đầu tiên, chủng NDV-Lasota-S được tiêm vào dịch niệu đệm trứng gà. Bước này giúp nuôi cấy virus. Khi chúng nhân bản, túi dịch chứa virus trong trứng gà được hút ra ngoài để tinh chế, lọc tách. Sau đó, virus được bất hoạt, không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn giữ nguyên đặc tính ban đầu rồi đưa vào bào chế sản xuất vaccine.
Kết quả ban đầu khá tốt, chủng phát triển tốt và thích ứng với quy trình công nghệ hiện có. Dù có lợi thế ban đầu, làm chủ công nghệ, các nhà khoa học vẫn phải chạy đua với thời gian do phải làm lại nhiều lần trong phòng thí nghiệm khi một số kết quả chưa đạt yêu cầu. Có nhiều tuần, nhóm nghiên cứu ở tại nơi thí nghiệm, không về nhà và dự trữ thức ăn khô, đồ hộp, tập trung làm việc ngày đêm.
"Phải có đủ những số liệu nghiên cứu và phải hết sức thận trọng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối khi thử nghiệm trên người, an toàn cho người tham gia thử nghiệm", Viện trưởng IVAC cho biết.
Những công sức của họ được đền đáp khi sản phẩm hoàn thành, được đặt tên là Covivac, test thử thách thành công vào cuối tháng 12/2020. Hiện Covivac đã cơ bản hoàn tất thử nghiệm trên động vật, kết quả đánh giá vaccine an toàn và sinh miễn dịch tốt.
Vacine-Covid19 được tiêm thử nghiệm trên các tình nguyện viên vào tháng 1. Ảnh: Xuân Ngọc.
IVAC đã làm hồ sơ đăng ký thử nghiệm lâm sàng trên người gửi Bộ Y tế vào cuối tháng 12/2020, dự kiến được phê duyệt và tiêm thử nghiệm trên người.
Dự kiến có 125 người thử nghiệm giai đoạn một, diễn ra vào cuối tháng 1/2021. Sau đó, 300 người sẽ thử nghiệm giai đoạn hai, diễn ra vào tháng 4/2021. Giai đoạn ba dự kiến diễn ra vào tháng 7-8/2021 tuy nhiên chưa có kế hoạch cụ thể và cần phụ thuộc vào kết quả thử nghiệm của hai giai đoạn trước. Như vậy, tiến độ nghiên cứu và sản xuất Covivac vẫn đảm bảo theo kế hoạch ban đầu.
Chia sẻ về kết quả thử nghiệm hiện tại, ông Thái nói: "Nếu ta không đi thì sẽ không bao giờ đến. Hiện tại mới là khởi đầu, vẫn còn nhiều thử thách ở phía trước, song chúng tôi có niềm tin và quyết tâm trên cơ sở năng lực hiện có".
EU giải thích về việc chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 diễn ra chậm Ủy ban châu Âu (EC) ngày 4/1 đã lên tiếng bảo vệ chiến lược tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh ngày càng vấp phải nhiều sự chỉ trích từ các quốc gia thành viên liên quan đến việc chậm triển khai tiêm chủng đối với khu vực có dân số 450 triệu người này. Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại một trung...