Lời cầu cứu của bé lớp 7 mò trai nuôi mẹ chạy thận
Trời tối sập, thằng bé ống cao ống thấp lấm lem bùn đất khệ nệ bưng thau trai về thật nhanh khoe mẹ, nó nhanh nhảu: “Hôm nay được nhiều hơn hôm qua đấy mẹ ạ, mai đi bán sớm là có tiền để ngày kia mẹ đi lọc máu nữa nhé”.
Không giống như những bạn cùng trang lứa, niềm vui của cậu bé Nguyễn Văn Hà (học sinh lớp 7 trường THPT Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) là mò được thật nhiều trai để có tiền cho mẹ đi viện. Thân hình nhỏ thó, đen sạm, em di chuyển nhanh như một con sóc bởi: “Mẹ con đau lắm, mọi người nói nếu không đến viện chữa bệnh là mẹ con sẽ chết nên con phải làm nhanh để mò được thật nhiều chai mang về bán”.
Sự giải thích hồn nhiên của đứa trẻ 12 tuổi khiến những người lớn cũng chột dạ, sau đó là cái cảm giác chạnh lòng xa xót như chạy dọc sống lưng. Gương mặt còn quá non nớt, trẻ thơ nhưng em sớm hiểu được cái chết đang cận kề từng ngày đối với người mẹ thân yêu nếu như không có tiền đi chữa bệnh.
Công việc hàng ngày của cậu bé Hà là đi mò trai từ 5 giờ sáng đến tận tối mịt mới về.
Để có tiền cho mẹ đi lọc máu kéo dài sự sống.
Công việc một ngày của em thường bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng trở dậy cùng bố đi mò trai ở các khúc sông để kịp đến khoảng 7, 8 giờ có mang ra chợ bán. Từ chợ về, ăn vội vàng qua quýt bữa trưa em lại tiếp tục công việc đến tối mịt mới trở về nhà. Hôm nào nhiều hai bố con bắt được gần 10kg trai bán được khoảng 100.000 đồng, còn những hôm ít chỉ vài ba cân đủ mua thức ăn cho cả nhà. Vì công việc thường xuyên nên những chỗ gần cậu bé đã đi gần hết nên phải lên tận các làng trên cách mấy cây số, ấy thế mà em vẫn lũn cũn cắp xô đi giữa trời nắng như đổ lửa.
Rét, lạnh, với em không hề hấn gì miễn là mẹ được sống.
Kể về câu chuyện của gia đình em Hà, thôn trưởng Lưu Huy Quảng ngậm ngùi cho hay: “Gia đình anh Nguyễn Văn Nam và chị Phạm Thị Hơn (bố mẹ của em Hà) trước kia đi làm rẫy ở tận trong miền trong, cũng đói khổ, thiếu thốn lắm nên họa huần vài ba năm mới về quê được một lần. Từ dạo trước Tết, chị Hơn phát hiện bị suy thận mãn giai đoạn cuối, không có nơi nào bấu víu nên cả gia đình 4 người mới dắt díu nhau về quê. Của đáng tội, nhà cũng chẳng có phải đi ở nhờ nhà em trai, ruộng nương cũng không nên bà con xóm làng phải thay nhau cho gạo để nấu ăn hàng ngày”.
Không thể tự nuôi được bản thân mình, chị càng xót lòng hơn khi trở thành gánh nặng cho con.
Bản thân mang bệnh, sức khỏe chị Hơn sụp hẳn xuống, gương mặt sạm đen, chân tay run, lúc nào cũng đờ đẫn không làm được những việc nặng. Vừa ôm đứa con gái nhỏ Nguyễn Thị Giang (học sinh lớp 4), chị vừa sụt sùi khóc kể: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên vợ chồng bảo nhau vào trong rẫy làm để lo cái ăn, cái mặc cho hai con, bản thân em cũng không ngờ mình mắc bệnh này. Từ lâu em thấy người mệt mỏi và dấu hiệu không bình thường nhưng cứ cố, cố mãi và tự động viên mình là do làm mệt nên thế, nào ngờ đến lúc đi khám thì phát hiện bệnh luôn”.
Hai đứa con còn quá nhỏ khiến chị không yên lòng nếu một mai mình nằm xuống.
Sinh, lão, bệnh, tử là lẽ tự nhiên, chị Hơn hiểu hơn ai hết, chị cũng không sợ chết nhưng hai con còn quá thơ dại, thằng anh lớp 7 còi cọc là chỗ dựa cho đứa em lớp 4, cứ nghĩ đến cảnh đấy là chị lại không cam lòng. Anh Nam từ ngày lấy vợ, vốn cũng đau yếu quanh năm nên một tay chị xốc vác các việc lớn, bé trong gia đình không ngờ lại đến lúc đổ bệnh. Sợ chị phải chết sớm, hai đứa con sẽ bơ vơ nên hàng xóm láng giềng mỗi người thêm một đồng cùng với số tiền bán trai hàng ngày của bé Hà cho chị lên bệnh viện 3 lần/ tuần để lọc máu.
Video đang HOT
Nhưng cực chẳng đã mọi người giúp cũng nhiều rồi, chị chẳng muốn phiền hà đến ai nên toàn tự một mình đi xe buýt lên bệnh viện rồi lọc máu xong lại bắt xe buýt về. Sức khỏe yếu, chân tay run lẩy bẩy, có nhiều hôm chị ngất cả trên xe khiến những người lạ đi đường phải tập chung “cấp cứu” để chị tỉnh lại. Ấy vậy mà khi nhắc đến điều này, chị gạt đi: “Em không sao thật mà, chị đừng nói điều này với ai cả không là các con em sẽ lo lắng, chúng bỏ việc để theo mẹ lên viện mất, thằng bé Hà giờ gần như là lao động chính trong gia đình, còn con bé Giang nó còn đang phải học nên em không muốn phiền đến các con đâu”.
Với những mẻ trai như thế này, cậu bé Hà vẫn tràn đầy hi vọng có thể cứu được mẹ.
Mải nói chuyện, chị Hơn không để ý thằng bé Hà đứng phía sau len lén nghe được hết, nước mắt nó giàn giụa, òa lên nức nở. Bất chợt nó chạy ra ôm chầm lấy chị hét lên: “Con không cho mẹ chết, mẹ không được chết, mẹ phải ở với con, với em Giang”. Nói rồi nó cứ thế rúc vào ngực mẹ mà khóc khiến chị Hơn đau đến điếng người. Cả cuộc đời lam lũ chị chẳng sợ gì, duy chỉ đến lúc này khi đối diện với hai đứa con chị mới hoảng sợ nghĩ đến thời gian sống của mình chẳng được bao lâu. Ấy thế nhưng thằng bé Hà vẫn nuôi hi vọng nhiều lắm, nó ngước mặt lên lau nước mắt cho mẹ, giọng nấc nghẹn: “Cả đời này con sẽ đi bắt trai để mẹ có tiền chữa bệnh, mẹ nhất định phải sống với con”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1050: Anh Nguyễn Văn Nam và chị Phạm Thị Hơn(thôn Bình Cách, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) Số ĐT: 01684.2634.72 (Số ĐT của em Phạm Sỹ Khang, em trai chị Hơn)
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Đáng thương cô học trò học giỏi mắc bệnh hiểm nghèo
Đôi mắt trong veo hồn nhiên, giọng nói nhẹ nhàng nhưng ít ai biết cô học trò nhỏ học giỏi này hàng ngày đang phải sống chung với căn bệnh di truyền nhiễm sắc thể - Bệnh chỉ có thể sống khi có máu truyền.
Đó là hoàn cảnh đáng thương của cô học trò nhỏ Nguyễn Thị Bích Chi (SN 2001, hiện là học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn, Bình Định).
Lọt lòng đã phải sống chung với bệnh hiểm nghèo, hàng tháng cứ 2 lần đều đặn cha mẹ phải đưa em đến bệnh viện "tiếp máu" để duy trì sự sống. Trong khi người mẹ lại mắc chứng bệnh động kinh, sống chết lúc nào chẳng hay, còn người cha thì công việc bấp bênh ai gọi gì làm nấy miễn là có tiền lo cho gia đình.
Đầu 2013, em gái của Bích Chi là bé Bích Châu mắc phải căn bệnh như chị đã không qua khỏi
Dù hoàn cảnh khó khăn, bản thân cô bé Chi đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, ranh giới giữa sống và chết thật mong manh khi cha mẹ đã gắng kiệt sức. Thế nhưng trong suy nghĩ của cô học trò nhỏ luôn có một nghị lực phải chiến thắng bệnh tật bằng cách học giỏi. Vì vậy, trong năm năm học vừa qua bé Chi luôn là học sinh giỏi, riêng năm lớp 4 em bệnh tình trầm trọng ở viện nhiều hơn đi học nên em chỉ đạt học lực khá.
"Em biết bệnh của em không bao giờ chữa khỏi, nếu không có máu truyền thì em sẽ chết nhưng em vẫn muốn đến trường. Em sẽ cố gắng học đến khi nào em không còn tồn tại trên đời này. Chỉ có học mới có kiến thức, giúp em có niềm vui trong cuộc sống. Nếu cho em được sống và học em sẽ cố gắng sau này làm một người luật sư giỏi", giọng thỏ thẻ cô học trò nhỏ hồn nhiên chia sẻ khiến chúng tôi cảm thấy chua xót.
Cô bé với những tấm giấy khen học sinh giỏi
Còn vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (SN 1963) và chị Nguyễn Thị Sương (SN 1972), mẹ bé Chi mang tiếng sống ở thành phó nhưng khốn khó trăm bề. Lấy nhau xong vì gia đình nhà chồng chật lại đông anh em, con cháu nên vợ chồng trẻ phải dọn ra ngoài thuê một phòng trọ rẻ tiền để mưu sinh. Cuộc sống vốn dĩ khó khăn nhưng anh chị vẫn hi vọng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn khi những đứa con sinh ra.
Ngày bé Bích Chi chào đời là niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng son nhưng số phận đã không mỉm cười với họ. Vừa sinh ra, bác sĩ bảo bé Chi bị bệnh di truyền nhiễm sắc thể (Anpha Thalassmia) - Bệnh chỉ sống khi có máu truyền. Từ đó, hàng tháng vẫn 2 lần người mẹ tội nghiệp lại đạp xe đưa con đến bệnh viện "tiếp máu" để duy trì sự sống khiến kinh tế gia đình lầm vào tình cảnh kiệt quệ.
Trong căn phòng trọ tối om rộng chừng 15 m2 chẳng có gì đáng giá, chị Sương mẹ cháu Chi ngậm ngùi chia sẻ: "Vừa sinh ra cháu đã mang bệnh hiểm nghèo rồi, mỗi khi phát bệnh, nóng sốt, da tái xanh lại phải vào viện truyền máu cứu sống".
Vợ chồng chị Sương và cháu Bích Chi đang phải thuê nhà trọ ở, căn phòng khoảng 15 m2
Nỗi đau chưa dừng lại ở đó, đến lượt bé Nguyễn Thị Bích Châu (SN 2006) sinh ra cũng bị bệnh y như người chị. Do hoàn cảnh gia đình nghèo khổ, hai người con bị bệnh nặng chẳng có tiền chữa trị nên bé Châu đã mất hồi đầu năm 2013.
Kể về nỗi đau vợ chồng phải gánh chịu, chi Sương nghẹn lòng chia sẻ: "Khi bé Châu sinh ra cũng mắc bệnh giống y như chị nó muốn sống thì phải truyền máu. Lúc cháu gần mất, người ốm nhom, da cháu xanh xao, bụng phình to vì lá lách phù to. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật cắt lá lách được 2 ngày thì cháu mất. Gia đình nội ngoại có ai bị bệnh này đâu mà sao căn bệnh quái ác cứ tìm đến con tôi vậy. Ông trời thật bất công. Bây giờ chỉ còn mình cháu Chi, nếu có một điều ước tôi ước cho cháu khỏe mạnh bình thường thì có nhắm mắt tôi cũng cam lòng".
Con gái út đã mất vì bệnh hiểm nghèo, còn cô chị đang từng ngày sống chung với căn bệnh hiểm ác. Trong khi bản thân chị lại bị bệnh động kinh, không tiền chữa đã đành mà chị cũng chẳng làm được gì để cùng chồng lo tiền chữa trị cho con. Thương con bệnh nặng, thương chồng phải một mình gánh vác mọi việc gia đình. Chị cố gắng xin đi phụ ở một quán ăn nhưng nhiều lần đang bê đồ cho khách hay rửa chén bát, chị lên con co giật ngã lăn ra đất làm bát đĩa vỡ, chủ cửa hàng thì sợ lỡ có chuyện gì mang họa vào thêm nên cho chị nghỉ làm.
Giấy truyền máu của bé Bích Chi
Từ đó, đi đâu xin việc làm chẳng ai dám nhận nên gánh nặng đè lên vai người chồng. Trong khi anh Thanh chẳng có nghề ổn định, ai kêu gì làm nấy khi đi phụ hồ khi bốc vác ở cảng kiếm cơm gạo qua ngày. "Giờ hoàn cảnh nó vậy, nên khi có cứu trợ thì phường cũng ưu tiên cho vài ký gạo, rồi lên chùa xin gạo, mì tôm. Ở dãy trọ này toàn lao đồng nghèo cả nhưng mỗi khi hết đồ ăn có người cho lon gạo cho người cho tiền mắm muối" chị Sương tâm sự.
Bà Phí Thị Ngọc Mai, chủ nhà trọ nơi vợ chồng chị Sương và cháu Chi đang thuê ở trọ cho biết: "Trước đây vợ chồng chị Sương ở nhà trọ bên khác nhưng vì nợ tiền lâu rồi từ khi chị bị động kinh lên cơn co giật sợ quá nên chủ nhà trọ không cho ở. Chị qua nhà tôi xin ở trọ, thú thật lúc đầu mình cũng ái ngại nhiều thứ lắm nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy tội nên mới cho thuê ở. Mỗi tháng tiền phòng tôi thu 500.000 ngàn đồng nhưng cũng nợ lần đến khi có tiền trả tôi lại phải cho ít để chị mua sữa cho cháu. Sợ nhất là chứng kiến chị ấy lên cơn động kinh, co giật xùi bọt mép ra sợ lắm nhưng biết sao được".
Hiện vợ chồng chị Sương và cháu Bích Chi đang thuê nhà trọ ở tổ 24, KV 5, phường Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn - Bình Định. Hàng tháng, vợ chồng phải trả 500.000 đồng tiền nhà trọ. Trong khi tất cả chỉ dựa vào số tiền ít ỏi từ công việc thợ hồ, bốc vác của chồng khiến cuộc sống gia đình lâm vào cảnh túng thiếu.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1043: Vợ chồng chị Nguyễn Thị Sương và cháu Nguyễn Thị Bích Chi, hiện đang ở trọ tại tổ 24, KV 5, phường Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn - Bình Định. ĐT: 0905.129.789 - chị Tiến Hội chữ thập đỏ phường.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
"Cái hộ khẩu này chỉ cứu được mạng vợ tôi ít ngày" Hết tiền chạy thận nhân tạo, anh Lập phải cầm cả sổ hộ khẩu gia đình lấy vài trăm ngàn để tiếp tục đi viện chạy thận giữ mạng sống cho vợ, nhưng cũng chỉ được ít ngày. Mạng sống vợ ngày một nguy kịch kéo theo tương lai mù mịt cho cả nhà. Chúng tôi gặp vợ chồng anh Huỳnh Hoàng Lập...