Lời cáo chung cho xe biển NG sử dụng sai mục đích
Xe biển ngoại giao sử dụng sai mục đích sẽ chịu những chế tài xử lý nghiêm khắc hơn bao gồm biện pháp từ chối cho cơ quan đại diện đó nhập tiếp phương tiện.
Đây là tóm tắt nội dung công văn số 166/LT-ƯĐMT của Cục Lãnh Sự – Bộ Ngoại Giao gửi đến các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Công văn này khẳng định kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2012 xe ô tô, xe gắn máy của các cá nhân cơ quan đại diện đã hết thời hạn trong giấy chứng nhận đăng ký nhưng vẫn lưu hành mà không làm thủ tục gia hạn hoặc chuyển nhượng, hủy đăng ký hay trả lại biển số là vi phạm các qui định về pháp luật.
Và đối với các trường hợp vi phạm, các cơ quan chức năng sẽ xử lý theo qui định mà không cần có báo trước, đồng thời không giải quyết thủ tục tạm nhập khẩu hoặc mua miễn thuế cho người kế nhiệm của chủ sở hữu xe.
Video đang HOT
Đây là biện pháp hiện thực hóa công văn 8187 mới đây của Văn phòng Chính Phủ truyền đạt lại ý kiến của Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải về việc rà soát lại việc quản lý, lưu hành, xử lý đối với vi phạm của xe ôtô mang biển số ngoại giao, biển số nước ngoài thời gian vừa qua.
Đây cũng được coi là hành động quyết liệt hơn của Cục Lãnh Sự (Bộ Ngoại Giao) kể từ công văn 604/LT-ƯĐMT ký năm ngoái yêu cầu truy thu thuế đối với những xe mang biển ngoại giao và các tổ chức nước ngoài sử dụng sai mục đích.
Giữa tháng trước tỉnh Phú Thọ là địa phương đi đầu trong chiến dịch “đoạn tuyệt” với hiện tượng này khi tiến hành đấu giá công khai xung công quỹ những chiếc xe mang biển ngoại giao biển số nước ngoài đã quá thời hạn công tác, nhưng không làm thủ tục tái xuất theo quy định của nhà nước.
Có tất cả 7 chiếc trong tổng số 25 xe mang biển này bị Công an tỉnh Phú Thọ xử lý tịch thu trước đó được đem ra bán đấu giá và đã thu về cho ngân quĩ nhà nước tổng cộng 9,6 tỷ đồng.
Theo các cơ quan chức năng thì hiện nay có khoảng trên 2.300 ôtô biển số ngoại giao, biển số nước ngoài chưa hoàn tất các thủ tục, trong đó có khoảng 1.200 xe sử dụng sai mục đích, đã được bán cho các tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng nhưng không làm các thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm trốn lậu thuế.
Theo TTVN
Đà Nẵng: Chấn chỉnh 3 cơ sở tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định
UBND thành phố Đà Nẵng vừa có công văn chỉ đạo UBND Q. Hải Châu kiểm điểm, phê bình, và có hình thức kỷ luật phù hợp đối với Phòng GD-ĐT Quận về việc 3 cơ sở bán trú trên địa bàn Quận tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định.
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu chấn chỉnh tình trạng các cơ sở bán trú đón học sinh tiểu học về tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định.
Được biết, trong tháng 11, UBND TP Đà Nẵng đã lập Đoàn kiểm tra các cơ sở bán trú trên địa bàn Q. Hải Châu, gồmTrung tâm First Friends (số 77 đường Nguyễn Tất Thành), Trung tâm bán trú Tài Năng Việt (số 103 đường Ông Ích Khiêm) và Công ty Giáo dục Thành Tài (số 47 đường Lê Lợi). Qua đó, phát hiện ngoài việc nuôi trẻ bán trú, 3 cơ sở này còn tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh các Trường tiểu học Phù Đổng, Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. Việc này trái với quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm cho HS tiểu học theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
UBND TP chỉ đạo UBND, Sở GD-ĐT các quận, huyện chấn chỉnh việc tổ chức dạy thêm, học thêm. Theo đó, giao chính quyền các quận, huyện, Sở GD-ĐT thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm; đặc biệt là các cơ sở bán trú. Công văn chỉ đạo của UBND TP nhấn mạnh việc tuyệt đối không để xảy ra việc tổ chức dạy thêm, học thêm cho HS tiểu học.
Trong trường hợp để xảy ra sai phạm, Giám đốc Sở GD-ĐT, Chủ tịch UBND các quận, huyện ở địa bàn xảy ra sai phạm chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Vụ sập cầu cảng dầu khí Đà Nẵng: Yêu cầu PVGASN cung cấp hồ sơ sự cố Liên quan đến sự cố sập cầu cảng ở công trình xây dựng tổng kho sản phẩm dầu khí Đà Nẵng, do Cty CP kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc - PVGASN - thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư (Báo Lao Động đã nhiều lần phản ánh), Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng vừa có văn...