Lời cảnh báo tuyệt vọng của người mẹ sau khi con gái nhỏ suýt chết vì uống nước
Con gái 11 tháng tuổi bị nôn mửa, lờ đờ, khó thở đến khi đưa vào viện người mẹ như chết lặng người đi và không tin nổi vào nguyên nhân.
Nhiều lời khuyên được đưa ra đó là không nên cho trẻ uống nước trước khi các bé chưa được 6 tháng tuổi. Ngay cả khi bé đã 6 tháng tuổi thì cho uống nhiều nước quá cũng có thể gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khoẻ.
Điều này nghe có vẻ vô lý vì chúng ta thường được khuyên rằng nên uống nhiều nước mỗi ngày. Tuy nhiên việc trẻ bị nhiễm độc nước là có thật và mới đây 1 bà mẹ là có tên Katie Gorter đã chia sẻ câu chuyện đáng sợ xảy này ra với con gái 11 tháng tuổi của mình lên Facebook.
“Nhiễm độc nước là có thật và có thể xảy ra rất dễ dàng! Hiện giờ tôi đang phải chăm sóc con gái mình do bé bị nhiễm độc nước. Mỗi ngày tôi cho bé uống 60ml nước và thường thì bé không uống hết được chỗ nước này.
Con gái của Katie nhập viện trong tình trạng lờ đờ, nôn mửa và khó thở do uống quá nhiều nước.
Thế nhưng nước lọc hàng ngày mà cô Katie cho con uống không phải là nguyên nhân chính khiến tính mạng bé Emily bị nguy hiểm như vậy.
“Ngày hôm qua Emily có thể đã uống phải nước ở bồn tắm. Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều nhưng đến khi Emily trở nên lờ đờ, nôn mửa và bắt đầu khó thở, tôi lập tức đưa con đi cấp cứu. Trong người con có nhiều nước đến nỗi nén cả phổi lại”.
Cô Katie đồng thời cũng cảnh báo thêm rằng ngay cả những đứa trẻ lớn hơn cũng dễ bị nhiễm độc nước và cha mẹ nên để mắt đến lượng nước mà con mình đã tiêu thụ. Sức khỏe của bé Emily hiện đã ổn định dần và may mắn thay tình trạng nôn cũng đã kết thúc.
Ngay cả những đứa trẻ lớn cũng dễ bị nhiễm độc nước và cha mẹ nên để mắt đến lượng nước mà con mình đã tiêu thụ (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Bài đăng của Katie đã thu hút sự chú ý lớn từ nhiều phụ huynh – những người thừa nhận họ chưa bao giờ nghe về rủi ro này. Katie Zeratsky, chuyên gia dinh dưỡng tại Mayo Clinic có chia sẻ với trang Buzzfeed rằng:
“Nhiễm độc nước là khi bạn tiêu thụ quá nhiều nước trong một khoảng thời gian ngắn và nồng độ natri trong máu giảm xuống. Đối với người trưởng thành, bạn sẽ phải trải qua cơn khát và cơ thể sẽ có sự điều chỉnh lại đến mức gần như ép bạn phải ăn, uống.
Còn đối với trẻ sơ sinh, hầu hết các bé sẽ từ chối uống nước khi đã quá no, nhưng như thế không có nghĩa là hiện tượng này không xảy ra”.
Trên thực tế, phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh ngộ độc nước mà không uống một ngụm nước nào. Một sai lầm thường thấy là người lớn vô tình pha sữa công thức cho trẻ quá loãng, hoặc các bậc phụ huynh cho trẻ ngụp lặn trong bể bơi, và trong thời gian đó, trẻ sơ sinh sẽ uống vào quá nhiều nước.
Hấp thụ quá nhiều nước có thể khiến trẻ có nguy cơ bị ngộ độc nước – một tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng xảy ra khi lượng nước dư thừa tồn đọng trong cơ thể quá nhiều.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, lượng nước trẻ nên uống phụ thuộc vào độ tuổi:
Với trẻ 0-6 tháng tuổi: Không uống bổ sung nước.
Với trẻ 6-12 tháng tuổi: Tối đa 60-120ml nước mỗi ngày. Hầu hết trẻ ăn sữa mẹ không cần uống bổ sung nước. Trẻ ăn sữa công thức có thể cần nhiều nước hơn một chút, nhưng tuyệt đối không quá 120ml.
Với trẻ 1-3 tuổi: Nhiều chuyên gia khuyến cáo trẻ nên uống 800-1200ml, nhưng đó là quá nhiều nếu trẻ vẫn bú sữa mẹ. Trẻ ở độ tuổi này có thể uống nước tự do hơn, nhưng lượng nước cần thiết thường phụ thuộc vào việc trẻ còn bú mẹ hay không, và nếu có tần suất bú mẹ như thế nào.
Nguồn: Mirror/Helino
Con gái khóc lóc vật vã và nôn mửa, bố mẹ đưa đi viện thì rụng rời tay chân khi biết thực quản con bị cháy do thứ dị vật quen thuộc này mắc trong đấy
Chỉ một phút lơ là thiếu cảnh giác của cha mẹ, bé gái này đã nuốt phải dị vật và phải đối mặt với hậu quả không thể nào đáng sợ hơn.
Bé Abigayle Galle, hiện hai tuổi, đã nuốt phải cục pin vào tháng 7 năm ngoái sau khi cha bé, anh Jeff Galle, 26 tuổi, mua cục pin đó cho đồng hồ của mình.
Người bố sau đó không khỏi kinh hoàng khi thấy đứa con gái 15 tháng tuổi của mình nôn mửa và hét lên đau đớn, anh không hề biết chuyện gì vừa mới xảy ra.
Mẹ của Abigayle, cô Lacey Walters, cho biết: "Cha của Abigayle đã nhận được một cục pin mới cho chiếc đồng hồ của mình nhưng nó bị sai kích cỡ. Anh ấy để nó trên bàn máy tính và Abigayle với tay đến. Lúc này Jeff đang trông con còn tôi ra ngoài làm một số việc vặt.
Sau đó anh ấy gọi tôi về và nói rằng Abigayle đang khóc và cố gắng nôn mửa ra. Tôi vội vã về nhà ngay và theo dõi con trong mười phút. Giọng Abigayle trở nên yếu ớt. Rõ ràng là con đang bị đau".
Bé Abigayle nuốt phải chiếc pin đồng hồ của bố khiến thực quản bị cháy
Cả gia đình sau đó vội vã đưa bé bệnh viện: "Con đã được chụp X-quang và dường như có một đồng xu kẹt trong họng của con. Nó bị kẹt trong đường thở khiến cho con khó thở", cô Lacey nhớ lại.
Sau khi các bác sĩ tiếp nhận trường hợp này, Abigayle đã được đưa đến Trung tâm y tế Cook Children bằng máy bay, cách nhà của gia đình hai giờ lái xe. Các bác sĩ sau đó phát hiện ra 'đồng xu' trên thực tế là một cục pin và Abigayle phải phẫu thuật khẩn cấp lúc 4.30 sáng.
"Bác sĩ nói với chúng tôi rằng phải lấy cục pin ra ngoài ngay lập tức. Abigayle được đưa vào phẫu thuật. Chúng tôi đã không được gặp con trước khi phẫu thuật vì nó rất khẩn cấp. Tôi đã rất lo lắng", mẹ của Abigayle nhớ lại.
Bức ảnh siêu âm của Abigayle cho thấy cục pin nằm trong đường thở của bé
Axit của cục pin đã đốt cháy một phần qua thành thực quản của Abigayle, khiến bé đau đớn dữ dội.
May mắn thay, axit của cục pin đã không đốt cháy hoàn toàn thành thực quản của Abigayle, nhưng cô bé vẫn phải được gắn ống cho ăn cho đến khi cổ họng lành lại.
"Các bác sĩ nói rằng nếu pin đã ở trong đó lâu nữa thì sẽ là thảm họa. Thỉnh thoảng khi ngủ, con tạo ra những tiếng thở hổn hển đáng sợ và Abigayle gặp vấn đề với việc nuốt, nghẹn. Chúng tôi phải cắt thức ăn của con thật nhỏ do những rắc rối như vậy".
Bé Abigayle bên mẹ
Cô Lacey Walters hiện đang kêu gọi các bậc cha mẹ khác phải cực kỳ thận trọng với những chỗ họ để pin quanh nhà.
"Bây giờ tôi đã trở nên cực kỳ bảo vệ và quá cẩn thận về mọi thứ. Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng một cục pin có thể gây ra nhiều tổn thương như vậy. Tôi mong các bậc cha mẹ khác phải cực kỳ cẩn thận với pin. Chúng có ở trong mọi thứ", cô Lucy nhắn nhủ lại.
Cách đảm bảo an toàn cho trẻ trước pin và xử lý thể nào nếu trẻ nuốt phải?
1. Để xa tầm với: Cha mẹ hãy giữ các thiết bị có pin ngoài tầm với của trẻ nếu như các ngăn chứa pin không an toàn và hãy khóa mọi pin lỏng hoặc pin dự phòng lại.
2. Đưa đi cấp cứu: Nếu trẻ nuốt phải hoặc pin bị kẹt trong mũi hoặc tai, hãy đưa trẻ đến ngay đến bộ phận cấp cứu gần nhất.
3. Chú ý vấn đề cho ăn: Đừng để trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong khi chờ điều trị, đừng cố làm cho tình hình tồi tệ hơn.
4. Nhận sự trợ giúp nhanh chóng: Điều quan trọng là cha mẹ phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Pin có thể được lấy ra càng sớm thì càng ít có khả năng trẻ bị tổn thương vĩnh viễn.
5. Nâng cao nhận thức: Cha mẹ hãy chia sẻ lại những điều này để mọi người biết phải làm gì nếu điều tồi tệ nhất xảy ra.
Nguồn: Dailymail
Kỳ lạ cô gái 7 năm chỉ uống nước đá thay cơm, uống sữa là bụng phình ngay Mắc căn bệnh lạ hiếm gặp, suốt 7 năm qua chị Trần Thị Bình (34 tuổi, ở thôn 3, xã Hiệp Thuận, H.Hiệp Đức, Quảng Nam) chỉ uống nước đá để cẩm hơi, hễ ăn gì vào bụng phình to ra, nôn mửa và khó thở. Chị Bình buồn bã khi nhắc đến căn bệnh lạ, hiếm gặp của mình - MẠNH CƯỜNG...