Lời cảnh báo cứng rắn của Nga đối với phương Tây
Moscow cảnh báo sẽ đáp trả nếu như tài sản của Nga bị phương Tây tịch thu và dùng để giúp Ukraine.
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng sẽ không sớm có thỏa thuận về cơ chế thu giữ tài sản bị phong tỏa của Nga.
Ngày 23/4, Chủ tịch Hội đồng Liên bang ( Thượng viện) Nga Valentina Matviyenko cảnh báo châu Âu rằng, Moscow đã sẵn sàng dự luật đáp trả nếu như gần 300 tỷ USD tài sản Nga bị phương Tây tịch thu và dùng để giúp Ukraine. “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn câu trả lời. Chúng tôi có sẵn dự luật và sẽ cân nhắc ngay lập tức như một biện pháp đáp trả. Khi đó châu Âu sẽ tổn thất nhiều hơn chúng tôi”, bà nêu rõ.
Du thuyền trị giá 90 triệu USD của tỷ phú người Nga Viktor Vekselberg bị lực lượng đặc nhiệm Mỹ và Tây Ban Nha tịch thu. Ảnh: AP
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, phương Tây đã phát động một cuộc chiến kinh tế chống lại Nga. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo khẳng định Moscow đã vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây và phục hồi kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng 3,6% vào năm ngoái. Điện Kremlin nhiều lần tuyên bố bất kỳ hành động tịch thu tài sản nào sẽ đi ngược lại tất cả các nguyên tắc của thị trường tự do mà phương Tây tuyên bố và sẽ làm suy yếu niềm tin vào đồng USD và đồng euro, đồng thời ngăn cản đầu tư toàn cầu và làm suy yếu niềm tin vào các ngân hàng trung ương phương Tây.
Một số quan chức Nga cho rằng, nếu tài sản của Nga bị tịch thu thì tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài bị mắc kẹt ở Nga có thể phải đối mặt với số phận tương tự. Hiện chưa rõ chính xác giá trị của các tài sản phương Tây còn kẹt ở lại Nga. Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin ngày 22/4 cho biết, Nga có cơ sở để tịch thu tài sản của phương Tây sau động thái của Hạ viện Mỹ.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ và đồng minh đã ngừng giao dịch với Ngân hàng Trung ương (CBR) và Bộ Tài chính Nga, phong tỏa các tài sản của nước này tại phương Tây có trị giá khoảng 300 tỷ USD. Washington luôn ngỏ ý muốn tịch thu những tài sản trên để hỗ trợ Ukraine, bất chấp một số chủ ngân hàng và quan chức châu Âu lo ngại việc chỉ tịch thu tài sản sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm.
Video đang HOT
Ngày 21/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật có điều khoản cho phép tịch thu tài sản thuộc chủ quyền của Nga, với phần lớn tài sản là ở châu Âu. Trong khi đó, các nước phương Tây đã tăng cường nỗ lực tạo ra khuôn khổ pháp lý để tịch thu tài sản của Nga một cách “hợp pháp”. Các bộ trưởng tài chính và giám đốc ngân hàng trung ương của các quốc gia G7 tuyên bố sau cuộc họp mới đây rằng, họ vẫn đang nỗ lực tìm cách sử dụng số tiền này để hỗ trợ Ukraine.
Liên quan tới vấn đề này, các chuyên gia cho rằng sẽ không sớm có thỏa thuận về cơ chế thu giữ tài sản bị phong toả của Moscow. Tổng Giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga Ivan Timofeev giải thích: “Không quốc gia G7 nào ngoại trừ Canada hiện có cơ chế pháp lý cho phép họ tịch thu tài sản nhà nước bị phong tỏa của Nga và giao lại cho Ukraine. EU đang thảo luận về một công cụ để thu lợi nhuận từ tài sản thuộc chủ quyền của Nga và gửi đến Ukraine.
Tuy nhiên, hiện tại không có cơ chế nào để tịch thu tài sản chính phủ bị phong tỏa. Để làm được điều đó, EU sẽ phải thay đổi một số luật cơ bản. EU chưa sẵn sàng làm việc này. Mỹ cũng không có công cụ như vậy vì Washington lo ngại về tác động mà nó có thể gây ra đối với xếp hạng tín dụng và đầu tư”.
Giữa những chỉ trích về sự chậm trễ, Mỹ đưa ra một số dự luật về hỗ trợ Ukraine, trong đó đặc biệt đề cập đến việc sử dụng tài sản của Nga. Kế hoạch này bao gồm luật cho phép tổng thống Mỹ tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản có chủ quyền của Nga thuộc quyền tài phán của Mỹ để chuyển chúng sang quỹ hỗ trợ Ukraine dự kiến sẽ được thành lập.
Chuyên gia Ivan Timofeev chỉ ra rằng: “Những dự luật như vậy cứ liên tục được đưa ra. Tuy nhiên, không phải sáng kiến nào cũng được thông qua. Hơn một trăm dự luật liên quan đến lệnh trừng phạt Nga đã được khởi xướng trong 4 năm qua nhưng đáng chú ý, chỉ có 5% số dự luật trừng phạt được thông qua”.
Trong khi đó tờ Washington Post ngày 20/4 đưa tin, các quan chức Mỹ đã dành các cuộc họp trong tuần qua với các nhà lãnh đạo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) để tìm cách “buộc Nga phải trả giá” cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tại cuộc họp mùa xuân thường niên của IMF và WB ở Mỹ vào tuần trước, các quan chức Nhà Trắng đã thúc đẩy những nước châu Âu sử dụng một phần trong số 280 tỷ USD dự trữ của ngân hàng trung ương Nga mà các đồng minh phương Tây đã đóng băng trong những ngày đầu của cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong vài tháng qua, các nhà ngoại giao Mỹ và EU đã xem xét nhiều đề xuất khác nhau, bao gồm tịch thu tài sản và chuyển chúng cho Kiev hoặc sử dụng lợi nhuận từ các khoản đầu tư của Nga để hỗ trợ cho khoản vay hoặc phát hành trái phiếu. Quyết định cuối cùng về đề xuất tái sử dụng tài sản của Nga đang chờ cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 6 tới của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 khác ở Italy.
Tốc độ ra quyết định chậm chạp làm nổi bật một thực tế khó chịu đối với Ukraine: Bất chấp sự đột phá rõ ràng trong tuần này tại Quốc hội Mỹ, Ukraine vẫn phải đối mặt với những thách thức định kỳ để giành được sự trợ giúp tài chính. Theo ước tính chung của Chính phủ Ukraine, WB và Ủy ban châu Âu, chi phí bồi thường cũng như tái thiết hiện tại là 486 tỷ USD và đang tăng lên. Trong khi đó, nền kinh tế đang gặp khó khăn của Ukraine vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ quốc tế.
Các quan chức châu Âu đã ngần ngại tịch thu tài sản của Nga vì lo ngại việc này có thể vi phạm luật pháp quốc tế, khiến các nhà đầu tư không còn tin tưởng vào đồng euro và khiến Moscow trả đũa. Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cho biết, các đề xuất khai thác tài sản bị đóng băng của Nga để mang lại lợi ích cho Ukraine có nguy cơ “phá vỡ trật tự pháp lý quốc tế mà phương Tây muốn bảo vệ”.
Các quan chức châu Âu cũng phản đối sự khăng khăng của Mỹ về điều mà họ coi là một hành động mạo hiểm khi họ nắm giữ phần lớn tài sản và bất kỳ sự trả đũa nào của Nga có thể sẽ nhắm vào châu Âu chứ không phải Mỹ. Theo ông Eswar Prasad, Giáo sư Đại học Cornell, người từng giữ chức vụ trưởng bộ phận nghiên cứu tài chính tại IMF, các Bộ trưởng Tài chính châu Âu cũng lo ngại rằng, việc tịch thu tài sản của CBR có thể gây ra một làn sóng thoái vốn toàn cầu khỏi lục địa này
Moskva cảnh báo sẵn sàng dự luật trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản
Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Valentina Matviyenko ngày 23/4 cảnh báo châu Âu rằng Nga đã sẵn sàng dự luật đáp trả nếu như gần 300 tỷ USD tài sản Nga bị phương Tây tịch thu và dùng để giúp Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko tại Điện Kremlin ngày 1/8/2023. Ảnh: Sputnik
"Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn câu trả lời. Chúng tôi có sẵn dự luật và sẽ cân nhắc ngay lập tức như một biện pháp đáp trả. Khi đó châu Âu sẽ tổn thất nhiều hơn chúng tôi", hãng thông tấn RIA dẫn lời bà Valentina Matviyenko.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ và đồng minh đã ngừng giao dịch với Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nga, phong tỏa các tài sản của nước này tại phương Tây có trị giá khoảng 300 tỷ USD.
Washington luôn ngỏ ý muốn tịch thu những tài sản trên để hỗ trợ Ukraine, bất chấp một số chủ ngân hàng và quan chức châu Âu lo ngại việc chỉ tịch thu tài sản sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm.
Ngày 21/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật có điều khoản cho phép tịch thu tài sản thuộc chủ quyền của Nga, với phần lớn tài sản là ở châu Âu.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng phương Tây đã phát động một cuộc chiến kinh tế chống lại Nga. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo khẳng định Moskva đã vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây và phục hồi kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng 3,6% vào năm ngoái.
Điện Kremlin nhiều lần tuyên bố bất kỳ hành động tịch thu tài sản nào sẽ đi ngược lại tất cả các nguyên tắc của thị trường tự do mà phương Tây tuyên bố và sẽ làm suy yếu niềm tin vào đồng USD và đồng euro, đồng thời ngăn cản đầu tư toàn cầu và làm suy yếu niềm tin vào các ngân hàng trung ương phương Tây.
Một số quan chức Nga cho rằng nếu tài sản của Nga bị tịch thu thì tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài bị mắc kẹt ở Nga có thể phải đối mặt với số phận tương tự. Hiện chưa rõ chính xác giá trị của các tài sản phương Tây còn kẹt ở lại Nga.
Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin ngày 22/4 cho biết Nga có cơ sở để tịch thu tài sản của phương Tây sau động thái của Hạ viện Mỹ.
Lầu Năm Góc tiết lộ nhiệm vụ của lực lượng biệt kích Mỹ ở Gaza Lầu Năm Góc cho biết biệt kích Mỹ đang ở Israel giúp xác định vị trí con tin bị giam giữ ở Gaza cũng như sẵn sàng hỗ trợ sơ tán công dân khỏi khu vực. Binh sĩ Israel hoạt động ở Dải Gaza. Ảnh: IDF Tờ New York Times ngày 4/11 dẫn lời quan chức hàng đầu phụ trách chính sách về...