Lời cảnh báo của 1 cô “gái ngoan” đối với các bậc phụ huynh: Có con gái thì đừng nuôi quá kỹ, điều này gây hại cả đời
Đối với sự trưởng thành của con gái, cha mẹ không nhất thiết phải tuân theo tiêu chuẩn thống nhất “ngoan hiền, đảm đang” để nuôi dưỡng.
Nếu bạn có một đứa con gái, bạn muốn nó sẽ ra sao? Đó là một “ cô gái ngoan” từ nhỏ đã nghe lời và không bao giờ cãi lời người lớn, hay một “cô gái nổi loạn” sẵn sàng nói ra ý kiến quan điểm của mình?
Mẫu thứ nhất sẽ khiến các bậc cha mẹ bớt lo lắng, bởi bạn không cần mất nhiều thời gian và sức lực, trẻ có thể tự điều chỉnh, tự quản lý, tự kiềm chế… Trường hợp sau không phải vậy, bố mẹ luôn phải để ý, thậm chí luôn cảnh giác, lo lắng con có thể làm điều gì đó “ngoài luồng” và khiến bạn phải phiền lòng. Có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ đều mong con gái của họ sẽ lớn lên như mẫu người đầu tiên. Nhưng điều gì đã xảy ra với những “cô gái ngoan” từ khi họ còn nhỏ?
Dòng tâm sự của một GÁI NGOAN…
Mới đây, tờ Sanlian Life Weekly đã đăng tải dòng tâm sự của một cư dân mạng “gái ngoan” tên Dalin. Dalin là một người rất tốt trong mắt cha mẹ và người lớn tuổi từ khi còn nhỏ. Cô học hành chăm chỉ, kính trọng thầy cô, không trốn học và không yêu đương sớm… Nói tóm lại, những từ có thể miêu tả một cô gái ngoan hoàn toàn phù hợp khi dùng cho Dalin. Dalin đã nghe lời khen này rất nhiều, và cô dần mặc định nó như một tiêu chí cho cuộc sống và sự trưởng thành của chính mình.
Nếu mẹ Dalin không thích cô ấy chơi game, cô ấy sẽ không chơi; nếu mẹ không thích con ra ngoài, Dalin sẽ ở nhà; mẹ nói rằng quá tốn tiền để mua quần áo mới, cô không bao giờ yêu cầu điều “xa xỉ” này. Nếu không có chuyện gì xảy ra, cô bé sẽ tiếp tục gắn bó với cái mác “gái ngoan” như thế.
Cho đến năm thứ ba trung học cơ sở, nhà trường yêu cầu phụ huynh luân phiên đến trường để trò chuyện. Một hôm bố Dalin đến gặp thầy hiệu trưởng (thay vì mẹ), ông trở về nhà, mặt buồn rười rượi nói: “Con suốt ngày chỉ biết học mà còn phải chơi với bạn nữa. Thầy cô lo con sẽ thành mọt sách”. Câu nói của bố khiến cô choáng váng, “gái ngoan” được bố mẹ và người lớn tuổi thích ngày xưa giờ đã trở thành “mọt sách” khó ưa.
Sau đó, trong ngày Tết, cô chú đến nhà thăm, Dalin chào và rót nước cho cô chú như thường lệ, chú đột nhiên nói: “Dalin chỉ suốt ngày đọc sách, cháu nó đã trở thành mọt sách rồi, đừng để con bé ở nhà, hãy để nó đi dạo và tiếp xúc với mọi người nữa”. Những lời nhận xét của cha và chú khiến cô bé cảm thấy đau lòng.
Cô muốn thay đổi lắm: Cô không phải “gái ngoan”, cũng chẳng phải “mọt sách” chỉ biết chăm chỉ học hành. Nhưng vì từ nhỏ cô đã quen với sự vâng lời, và quan trọng hơn, cô cảm thấy nếu lơ là không còn là “mọt sách, ngoan hiền” sẽ lập tức trở thành “vô học”, điều này sẽ khiến bố mẹ cô xấu hổ.
Nhưng kể từ đó, hai chữ “ phản kháng” đã chôn chặt trong lòng, nhảy ra hết lần này đến lần khác khiến cô bé trở nên kích động, tuy đã hai lần thành công phản kháng lại cha mẹ khi không vừa lòng để làm điều mình thích, nhưng khái niệm kiên cố từ nhỏ vẫn không thể thay đổi được.
Như giáo sư Susan Fouward đã nói trong cuốn sách “Cha mẹ đầu độc”: “Con cái luôn tin những gì cha mẹ nói về mình và biến chúng thành ý của chúng”. Sau khi vào đại học, cuối cùng Dalin cũng có thể là chính mình, nhưng bất cứ khi nào muốn lấy hết can đảm để thử điều gì đó, luôn có một giọng nói trong trái tim cô ấy hiện ra để phủ nhận bản thân: “Thật vậy sao? Liệu làm như vậy có còn là gái ngoan không?”. Dù đã cố gắng xé bỏ cái mác “gái ngoan” nhưng nó vẫn như một “bóng ma” không thể thoát ra được.
Video đang HOT
Từ “gái ngoan” giống như một cái ách, không chỉ khóa chặt thể xác mà còn cả tâm hồn, khiến cô ấy ngại thử vì sợ mắc sai lầm hay cố gắng bằng mọi cách có thể.
Xin con đừng NGOAN
Không biết từ bao giờ, “good” = con ngoan, đã trở thành nhận thức của hầu hết các bậc cha mẹ. “Không ngoan, không nghe lời, nổi loạn” đã trở thành cái mác chỉ những cô gái hư. Nhưng trên thực tế, đây là một nhận thức thiên lệch trong việc nuôi dạy con gái, lâu ngày con gái bắt buộc phải “ngoan ngoãn, biết điều”, nhưng điều đó sẽ khiến chúng ngày càng kìm nén những đòi hỏi thực sự của mình và cuối cùng trở nên quá tải về mặt cảm xúc.
Quá ngoan nên bị lừa. Quá vâng lời nên không dám phản kháng.
Có câu nói trong một bộ phim: “Điều quý giá nhất của cha và mẹ đối với một đứa trẻ là tạo cho con một môi trường lý tưởng và để con trở thành chính mình, thay vì là con người mà cha mẹ muốn con trở thành”.
Nhiều bậc cha mẹ đóng khung con bằng một thứ “thạch tín” bọc đường, để con gái ép mình trở thành “hiền lành” để đáp ứng sự hài lòng của những người khác. Cuối cùng, đứa trẻ trở thành “con ngoan trò giỏi” trong miệng thiên hạ, nhưng chúng đánh mất đi con người thật và chân chính nhất của mình.
Zhihu có một chủ đề tranh luận: “Một số gợi ý cho các cô gái là gì?”. Câu trả lời từ những người khác là: Trở nên mạnh mẽ hơn, trở nên xinh đẹp hơn, trở nên ngầu hơn… Họ có thể thử tất cả những gì mình thích, miễn đừng quá giới hạn, mà không quan tâm chuyện giới tính. Đối với hôn nhân cũng vậy, con gái không cần kết hôn vì yếu đuối và cần được che chở, cứu rỗi, thay vào đó, là một cá thể độc lập, họ có khả năng và ý thức để tồn tại độc lập.
Một chuyên gia đã từng nói thế này: “Tôi thường thấy những cô gái được nuôi dạy ngoan ngoãn một cách vô lý trong lòng cha mẹ, khi chập chững ra ngoài đời và gặp những kẻ xấu xa, các cô bị chúng nghiền nát. Các cô gái ấy thường bị cuốn vào thứ tình yêu với những kẻ gia trưởng vũ phu, những kẻ lạm dụng, rồi các cô không dám chạy trốn mà chỉ biết khóc rằng “tại sao anh ta lại đối xử với tôi như vậy”…
Quả vậy, quá hiền để chống lại cái xấu. Quá ngoan nên bị lừa. Quá vâng lời nên không dám phản kháng. Điều này gây hại cả đời. Bởi thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý điểm này khi nuôi dạy con.
Đối với sự trưởng thành của các bé gái, cha mẹ không nhất thiết phải nuôi dạy chúng theo tiêu chuẩn đồng nhất “ngoan hiền, học giỏi”. Thay vào đó, nên cho con gái nhiều không gian nhất có thể để tự do thể hiện, chẳng hạn:
Khi đối mặt với những điều tiếng không hay, chúng có thể dũng cảm đáp trả và nói lên tiếng nói chân thật nhất trong trái tim mình;
Đối mặt với kỳ vọng của người khác, chúng không cần phải phục vụ và làm hài lòng họ, ngược lại chấp nhận khả năng và tính cách thật của mình;
Đối mặt với vai trò của chính mình, chúng không bao giờ cần đặt ra giới hạn trong chiếc mác “gái ngoan” mà luôn nỗ lực để tạo ra những bước đột phá.
Hai bố con chuẩn bị đi học y như "phim quay chậm", mẹ bất lực than thở trên mạng khiến ai nấy đều tức anh ách
Thời gian vùn vụt trôi, giờ đi học đã đến sát nút nhưng cả hai bố con đều mang phong thái điềm nhiên, chẳng có vẻ gì là vội vàng.
Tính lề mề, thích trì hoãn, không có quan niệm về thời gian là thói quen rất quen thuộc của nhiều đứa trẻ khiến cho các bậc phụ huynh bất lực. Thật không may, ngay cả người trưởng thành cũng mắc phải tật xấu này.
Cách đây không lâu, một người mẹ sống tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã ghi lại toàn bộ quá trình chuẩn bị đi học của chồng và con gái. Điều làm cho người mẹ này bất lực nhất chính là cả hai bố con đều mắc tật lề mề "kinh niên", dù cho cô từng nhiều lần nhắc nhở, thúc giục nhưng họ vẫn chứng nào tật nấy.
Trong đoạn video, sau khi gọi con gái dậy làm vệ sinh cá nhân, người bố này tỏ ra rất kiên nhẫn, không hề hối thúc. Anh đứng ở cửa đợi con gái ra khỏi giường, thay quần áo rồi bước ra khỏi phòng.
Sau chừng "10 năm" chờ đợi, cuối cùng cô con gái cũng đã thay đồ xong, ra phòng khách thay giày. Thời gian vùn vụt trôi, giờ đi học đã đến sát nút nhưng cả hai bố con đều mang phong thái điềm nhiên, chẳng có vẻ gì là vội vàng.
Drama vẫn chưa dừng tại đó, đến lúc thay giày, hai bố con lại không thể thống nhất được việc đi tất, cô bé muốn đổi đôi tất khác. Ông bố lại chầm chậm đứng dậy, ra ghế ngồi đợi con đi vào phòng chọn tất.
Không biết bao nhiêu phút nữa lại trôi qua một cách vô nghĩa, người mẹ dường như đã mất hết kiên nhẫn muốn gào lên lắm rồi. May mắn thay, hai bố con cũng đã chuẩn bị xong xuôi, cùng nắm tay nhau từ từ mở cửa ra khỏi nhà.
Toàn bộ cảnh chuẩn bị của hai bố con làm cho cộng đồng mạng thật sự ức chế vì chẳng khác gì một cảnh phim quay chậm.
Người mẹ tuyệt vọng cho biết, trước đây cô thường xuyên thúc giục, la mắng và luôn là người hối thúc con gái vào mỗi buổi sáng. Dần dà cô nhận thấy trong gia đình hóa ra chỉ có mỗi mình cô là tỏ ra sốt sắng rồi tự nhiên thành người mẹ tức giận vô cớ bởi ngay cả chồng cô cũng mắc tật lề mề. Kể từ đó trở đi, cô đành buông xuôi, mặc kệ ra sao thì ra.
Nhiều cư dân mạng đã để lại lời bình luận chia sẻ với người mẹ.
"Trời đất ơi, nhìn cảnh này tôi muốn sôi máu luôn, chỉ muốn lao vào làm giùm họ. Như thế này chẳng khác gì cô có 2 đứa con và khổ nhất là cả hai đứa đều mắc bệnh lề mề".
"Đây đúng nghĩa là bình chân như vại. Xem vẻ mặt điềm tĩnh và thờ ơ của hai bố con tôi nghĩ dù trời có sập xuống thì họ cũng như vậy thôi, huống chi chỉ là trễ giờ học".
"Cũng may là không ai bỏ quên thứ gì, nếu không chắc tôi lên cơn đau tim mất thôi".
Trong một diễn biến khác, mới đây, một người mẹ ở Thượng Hải (Trung Quốc) cũng có con gái mắc tật lề mề, làm việc gì cũng chậm chạp. Thay vì buông xuôi bất lực, người mẹ này đã có cách trừng trị cao tay hơn.
Người mẹ cho biết, sau một thời gian nói hoài mà con gái vẫn không chịu sửa tính chậm chạp khi chuẩn bị đi học vào buổi sáng, người mẹ quyết định tỏ ra lề mề hơn cả con, để con nếm mùi "cay đắng".
Buổi sáng khi tỉnh dậy, cô không thèm thúc giục con đánh răng, ăn sáng, thay đồ như mọi khi nữa, mặc kệ đứa trẻ làm theo ý mình. Đến sát giờ đi học, cô lại càng tỏ ra thư thái, vào phòng chọn đồ hết bộ này đến bộ khác.
Cô con gái khóc thét khi nhìn thấy mẹ quá chậm chạp, mãi không chọn được quần áo, lại sắp trễ giờ học rồi. Cô bé còn sốt sắng hỏi mẹ cất đồ ở đâu để tìm giúp mẹ. Nhìn vẻ mặt bất lực sợ hãi của cô bé, hy vọng rằng sau bài học này, cô bé sẽ rút ra được kinh nghiệm, bỏ hẳn tật chậm chạp của mình.
Chăm con gái từ nhỏ, ông bố đơn thân giật mình khi thấy một thứ trong cặp sách của con, vội cầu cứu: Tôi không muốn mất đứa bé! Thứ mà người cha tìm được trong cặp sách con gái khiến phụ huynh không khỏi hốt hoảng. Công việc "làm cha mẹ" chưa bao giờ dễ dàng với các bậc phụ huynh. Dạy con sống lễ phép, thông minh và hiểu chuyện... tưởng rằng đơn giản nhưng đến mấy chục năm vẫn khiến những bậc cha mẹ phải loay hoay. Nhất là...