Lợi cả đôi đường: Đưa cá tầm về vừa nuôi vừa ngắm ở huyện đồng bằng
Sau hơn một tháng thả nuôi tại khu vực suối Chí ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, nhận thấy toàn bộ số cá thả thích ứng và phát triển tốt nên anh Hoa quyết định tiếp tục đầu tư đào ao kiên cố mở rộng phát triển vật nuôi này.
Anh Nguyễn Hữu Hoa (sinh 1975) ở TP. Quảng Ngãi kể: “Sau khi nghe và đến tận nơi tìm hiểu mô hình nuôi cá tầm thành công ở tại huyện miền núi Sơn Tây, nhận thấy khu vực suối Chí có điều kiện tự nhiên khá thích hợp, nên anh nảy sinh ý tưởng đưa loài cá này về đây nuôi thí điểm để phát triển kinh tế”.
Suối Chí, huyện Nghĩa Hành, nơi anh Hoa chọn nuôi cá tầm xứ lạnh.
Theo đó, trong khuôn viên dọc theo suối Chí rộng khoảng 30 ha đã được cấp phép cho thuê phát triển du lịch, vào cuối năm 2018, anh Hoa chọn điểm mát và thuận lợi nhất để đào và lót bạt làm ao tạm. Đồng thời xây hồ thả 80 con cá tầm lớn có trọng lượng từ 7-10 kg/con, mua với giá 200.000 đồng/kg để thả nuôi.
Một điểm nuôi thí điểm.
Kiểm tra cá tầm nuôi tại nơi mới.
Theo anh Hoa, việc nuôi vừa thí điểm để nhân rộng phát triển kinh tế; đồng thời đây cũng là khu vực phát triển du lịch, nên thả nuôi loại có kích cỡ lớn sẽ tạo thêm điểm nhấn cho khách đến đây vui chơi và xem, lợi cả đôi đường.
Video đang HOT
Cùng với nuôi vừa thí điểm để nhân rộng phát triển kinh tế; anh Hoa còn thả một số cá tầm vào hồ, nuôi chung với cá Koi tạo thêm điểm nhấn cho khách đến suối Chí vui chơi và xem
Nhìn những chú cá tầm đen bóng, to bằng bắp chân người lớn, dài gần nửa mét bơi dưới hồ, chị Nghiêm Thị Hà (35 tuổi), một du khách ở TP.Quảng Ngãi thích thú bày tỏ: “Đã nghe nói nhiều nhưng đây là lần đầu tiên tận mắt thấy loài cá này ở ngay đồng bằng, thật khó mà tin được”.
Nhận thấy toàn bộ số cá thả thích ứng và phát triển tốt, anh Hoa đầu tư hàng chục triệu đồng đào ao kiên cố trên 500m2, mở rộng phát triển việc nuôi cá tầm con.
Sau thời gian nuôi tại khu vực suối Chí, nhận thấy toàn bộ số cá thả thích ứng và phát triển tốt nên anh Hoa quyết định tiếp tục đầu tư hàng chục triệu đồng đào ao kiên cố trên 500m2, mở rộng phát triển việc nuôi cá tầm con. Đến thời điểm này, anh Hoa là người đầu tiên đưa cá tầm về đồng bằng và là thứ hai ở Quảng Ngãi nuôi thành công con vật này.
Theo Danviet
Dầm mình nhiều giờ quyết "săn" bằng được con đồng đen, cơm cháy
Để bắt loài nhuyễn thể (hình dáng như nghêu, hến) có tên gọi là con đồng đen, cơm cháy người dân phải dầm mình nhiều giờ liền ở khu vực nước lợ (chè hai), gần cửa biển.
Nói về tên gọi khá lạ của 2 con vật trên, nhiều người dân ở Quảng Ngãi giải thích: Do màu sắc của nó giống như đồng đen và cơm cháy nên mới đặt như vậy. Loài nhiễu thể này sống bám vào đá, gốc cây... ở những vùng nước nước lợ, gần khu vực cửa biển ở Quảng Ngãi. Trong đó loài có kích cỡ, màu nhạt hơn và kết thành từng mảng được gọi là cơm cháy; loại kia có kích cỡ lớn hơn và màu sắc vỏ ngoài đen bóng nên được gọi là đồng đen.
Loài vật có tên đồng đen, cơm cháy sống ở những vùng nước nước lợ, gần khu vực cửa biển ở Quảng Ngãi.
Vụ mùa "săn" đồng đen, cơm cháy hàng năm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 10. Chị Nguyễn Thị Hoa (37 tuổi), ở xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi, tâm sự: "Hàng ngày khi con nước bắt đầu ròng (rút) thì tôi đi bắt, đến khi nước dâng lên lại thì nghỉ. Để bắt loài vậy này khá vất vả, ngoài phải dầm mình trong nước suốt nhiều giờ liền do con vật này bám vào đá, gốc cây rất chắc nên phải dùng thanh sắt dẹp để nạy, xỉa cho rời ra".
Có kích cỡ, màu nhạt hơn và kết thành từng mảng được gọi là cơm cháy.
kích cỡ lớn hơn và màu sắc vỏ ngoài đen bóng nên được gọi là đồng đen.
Để bắt đồng đen, cơm cháy người dân phải dầm mình nhiều giờ dưới nước.
Theo người dân nơi đây, tùy theo thời gian đi và gặp nơi có nhiều hay ít mà số lượng đồng đen, cơm cháy bắt được khác nhau. Đây loại thức ăn ưa thích của tôm hùm nên nhu cầu tiêu thụ trên thị trường rất lớn. Vì vậy toàn bộ số lượng đồng đen và cơm cháy mà người dân Quảng Ngãi bắt, được thương lái đến tận nơi thu mua hết, với giá 5.000 đồng/kg.
Chúng sống bám chặt vào thân cây, đá.
Nhẩm tính với số lượng bắt được từ 40 - 50 kg/người/ngày, loài cơm cháy và đồng đen mang lại thu nhập cho nhiều người dân vùng nước lợ, gần cửa biển Quảng Ngãi khoản thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng.
Theo Danviet
Ầm ầm kéo đến xem buồng chuối dài 2,5m ra trăm nải vẫn "đẻ" trái Đến thời điểm này dù chiều dài đo được đã gần 2,5m với tổng số ước trên 100 nải, nhưng buồng chuối của gia đình anh Đồng Ngọc Dũng, ở thôn 4, xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà vẫn tiếp tục "đẻ" trái. Những ngày đầu năm mới của Tết cổ truyền, nhiều người dân...