Lời bộc bạch đọc mà thương của nhân viên y tế: Đeo khẩu trang nên phải lớn giọng, xin đừng giận tụi con!
Tờ giấy thông báo trên tường đã “bộc bạch” cái khó của biết bao đội ngũ nhân viên y tế khi phải đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ kín mít.
Làn sóng Covid-19 vẫn đang “ nóng” tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nhiều cán bộ, đội ngũ nhân viên y tế, các tình nguyện viên liên tục hỗ trợ chi viện, không ngại ngày đêm miệt mài túc trực, lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc các bệnh nhân. Nhưng mỗi ngày phải tiếp hàng trăm, hàng nghìn bà con, làm việc dưới cái nắng gắt, mặc đồ bảo hộ kín mít, đội ngũ y bác sĩ cũng khó mà phục vụ chu đáo, quan tâm kỹ lưỡng tới từng người một. Tuy nhiên, với tình thần trách nhiệm cao, họ vẫn luôn cố gắng giúp các bệnh nhân, người đến khám hay xét nghiệm cảm thấy thoải mái nhất có thể.
Lo sợ việc đeo khẩu trang nên việc giao tiếp có phần hạn chế, một số người có tính cẩn thận còn làm một tờ giấy dán tường, bộc bạch nỗi lòng: “Tụi con đeo khẩu trang nên nói to giọng. Chứ không phải la. Cô/chú/anh/chị đừng giận, tội nghiệp tụi con nghen” .
Lời nhắn “bộc bạch” nỗi lòng của đội ngũ y tế, sợ nói to người dân hiểu nhầm (Ảnh: Đàm Hà Phú)
Dòng nhắn nhủ ấy đã nói hộ nỗi lòng khó nói của biết bao người trong đội ngũ y tế đang ngày đêm căng mình chống dịch. Dễ nhìn thấy tại các điểm xét nghiệm, số lượng đội ngũ y bác sĩ phục vụ luôn có tỉ lệ nghịch lớn với số lượng bà con tới khám. Khoác trên người bộ đồ bảo hộ, đeo khẩu trang 24/24, lại phải tiếp số lượng lớn người dân, các y bác sĩ nhiều khi phải nói to hơn một chút để các cụ già, trẻ nhỏ có thể nghe rõ hơn.
Nếu không phải là người có tấm lòng rộng lượng và biết thông cảm, hẳn là sẽ rất khó để có thể hiểu “nỗi lòng” của những con người dám xung phong ra tiền tuyến chống dịch. Rất nhiều dân mạng đã để lại bình luận tích cực dưới tấm ảnh, ngợi ca sự cẩn thận, chu đáo của đội ngũ y tế.
- Thấy mà tội, các bạn cũng đâu có cố tình. Cũng chỉ mong phục vụ bà con tốt nhất thôi. Thương còn không hết, làm sao giận cho đặng!
- Mình đi khám, nhiều khi các bác nói chuyện, ồn ào lắm. Người ta phổ biến hướng dẫn vẫn mải “buôn” nên không nghe đâu, phải nói to chút may ra mới trật tự được cơ.
- Họ phục vụ cả cộng đồng, cảm trăm người một buổi, nói bé thì ai nghe ai lọt? Lại còn đeo full combo găng tay đồ bảo hộ kính chống bắn khẩu trang, nóng nực gấp bội mà vẫn dịu dàng, chu đáo. Thấy vừa thương vừa nể!
Video đang HOT
Những ngày làm việc liên tục, các bác sĩ trẻ phải tranh thủ gục xuống nơi bậc thềm để lấy sức (Ảnh: Sở Y Tế TP HCM)
Bên cạnh đó, rất nhiều người đang là tình nguyện viên, tham gia đội ngũ chống dịch cũng đồng tình với lời nhắn trong tờ giấy thông báo trên. Số khác cũng ủng hộ “sáng kiến” độc đáo lại không lo làm “mất lòng đôi bên này”:
- Mình đang là bác sĩ sàng lọc của đội tiêm vaccine cộng đồng. Đeo khẩu trang và nói với âm lượng như bình thường thì bà con không nghe được. Cho nên để nghe rõ thì phải nói to hơn nữa, việc nói liên tục làm mất nước nhanh hơn, và cũng khó thở hơn do lớp khẩu trang quá dày. Chỉ mong mọi người hiểu và bỏ qua, chấp hành tốt hơn chút cho đội ngũ y tế đỡ vất vả.
- Mình cũng là tình nguyện viên, mặc áo phòng hộ, đeo khẩu trang lại thêm cái mặt nạ mà phải gồng người lên nói. Chứ chủ động hét 3 hơi là kiệt sức lắm rồi. Mong mọi người thông cảm nếu các y bác sĩ có lỡ “la” to xíu nha.
Nữ y tá giấu mặt sau lớp bảo hộ, không dám nhận con, nghe lý do còn đau lòng hơn
Nghe con nói vậy, chị lại càng không dám nhận con.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 quay trở lại và lan rộng trong cộng đồng khiến nhiều đội ngũ y bác sĩ phải tích cực "ra tiền tuyến" để phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Trong đó không thiếu những ông bố, bà mẹ phải dứt tâm xa con dù vô cùng thương nhớ, nhất là thời điểm Tết nguyên đán đang đến rất gần. Thậm chí, như cô y tá dưới đây, vô tình được gặp con khi đang làm nhiệm vụ, cô cũng không dám nhận con vì những lý do mà nói ra, bà mẹ nào cũng vô cùng xúc động.
Theo chia sẻ, Liu Mohan - y tá tại Khoa Ngoại tổng hợp tại Bệnh viện Nhân dân số 5 Thẩm Dương (Liêu Ninh, Trung Quốc) là một trong gần 10.000 nhân viên y tế tham gia vào công việc lấy mẫu xét nghiệm từ người dân. Vì giãn cách xã hội, chồng chị đang đi làm xa cũng không dám trở về nhà. Con gái thì phải gửi về nhà bà ngoại vì chị Liu cũng không được phép về nhà những ngày phục vụ chống dịch.
Vào ngày 2 tháng 1 vừa qua, cô được giao nhiệm vụ thu thập mẫu xét nghiệm trong cộng đồng nơi cô sinh sống.
Cô Liu vô cùng vui mừng " Thật là trùng hợp quá, nhà mẹ đẻ tôi đang ở gần đây" - cô hào hứng nói với các đồng nghiệp của mình vì cô biết, con gái mình cũng đang ở nhà bà ngoại. Cảm xúc nhiều ngày liền không được gặp con gái bỗng khiến cô nghẹn lại. Nhiều ngày qua khi ở lại bệnh viện chống dịch, cô chỉ có thể nhìn thấy con gái qua màn hình điện thoại. Dù vô cùng nhớ con, yêu con mà cô không thể gặp trực tiếp để ôm con, hôn con, âu yếm con.
Buổi trưa ngày hôm ấy, sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho rất nhiều người trước đó, bỗng một bé gái đến ngồi trước mặt cô Liu để thực hành lấy mẫu.
Cô bé xưng tên mình là Hangyi. Nghe đến tên con bé, Liu đã lập tức quay lại, vui mừng khó tả vì nhận ra đó là con gái mình. Thế nhưng nữ y tá bỗng phải kìm lòng lại, cô không thể gọi con và nhận đứa trẻ mà bình tĩnh lấy mẫu xét nghiệm cho con gái.
Toàn bộ cơ thể Liu được bao bọc bởi quần áo bảo hộ y tế, khuôn mặt cô là một lớp kính bảo hộ, đeo khẩu trang chỉ để lộ ra đôi mắt nên bé Hangyi có thể cũng không thể nhận ra người ngồi đối diện là mẹ của mình. Khi kết thúc phần lấy mẫu xét nghiệm, cô nhóc nói cảm ơn " Cô đã vất vả quá ạ. Con cảm ơn cô, cố lên cô ơi" .
Lần đầu tiên nghe thấy những lời nói ngọt ngào này từ con gái, lại ra rất lâu rồi, Liu cố gắng đáp lại " Cảm ơn con nhiều".
Bất giác, Hangyi đáp lại: " Cô ơi, giọng cô giống mẹ con quá. Cô hiền như mẹ con, lâu rồi con không được gặp mẹ ".
Nhìn ánh mắt con gái đang nhìn mình, thăm dò mình, Liu càng thêm nghẹn ngào nhưng cô phải cố không để nước mắt mình trào ra và gọi người kế tiếp vào lấy mẫu xét nghiệm.
Giải thích lý do không dám nhận con gái, Liu nói: " Bên ngoài còn rất nhiều người đang chờ đợi để được lấy mẫu xét nghiệm. Nếu mẹ con tôi nhận nhau, chắc chắn bé sẽ khóc và đòi mẹ bế. Tôi thì không thể trì hoãn công việc được. Tôi sợ mình sẽ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình khi tôi nhận con gái".
Bên cạnh đó, nếu Liu khóc thì sẽ làm mờ lớp kính nên sẽ phải thay toàn bộ trang phục, lãng phí thời gian và lãng phí tiền bạc của nhà nước. " Tôi không để cho mình được khóc".
Liu vẫy tay chào tạm biệt con gái của mình, cô bé với đôi mắt buồn bã không được đáp lại đành xoay người quay đi. Lòng Liu đau đớn vô cùng.
Sau buổi làm việc hôm ấy, Liu đã trở về nơi ở của mình và tiếp tục trò chuyện với con gái qua màn hình điện thoại. Những gì con gái nói sau đó lại càng khiến Liu đau lòng và thương con hơn.
- "Hangyi, hôm nay con có đi lấy mẫu xét nghiệm không?"
- "Ồ sao mẹ biết hay vậy? có phải bà ngoại nói cho mẹ biết không?"
- "Có đau không?"
-" Dạ không đau chút nào mẹ ơi".
-"Mẹ biết người lấy mẫu cho con là ai nè"
- "Dạ có phải mẹ không?"
Liu Mohan ngỡ ngàng, thì ra con gái đã nhận ra mẹ, nhưng vẫn cố gắng kiềm chế cảm xúc để mẹ hoàn thành công việc.
- "Đúng rồi, đó là mẹ"
- "Dạ con có cảm giác cô đó là mẹ, nhưng con không dám gọi. Mẹ ơi! Mẹ tuyệt vời quá!"
Liu trò chuyện với những người đồng nghiệp của mình rằng rất muốn nhận con ngay lúc ấy nhưng quả thực không dám. Cô đã nhớ con rất nhiều và lâu rồi chẳng được ôm bé.
Câu chuyện cảm động của mẹ con cô Liu đã được chia sẻ rất mạnh trên mạng xã hội và khiến nhiều người phải dành cho cô hai từ "cảm ơn" vì cô đã rất có trách nhiệm trong công việc của mình. Kể cả con gái cô, một bé gái tuyệt vời.
Nghẹn lòng hình ảnh tình nguyện viên chống dịch ở TP.HCM Hiện, tình hình dịch Covid-19 ở nước ta vẫn đang diễn biến phức tạp. Điều này khiến các lực lượng tuyến đầu phải căng mình làm việc, họ đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả. Minh chứng rõ nhất là câu chuyện của nam tình nguyện viên dưới đây. Nam tình nguyện viên không quản ngại khó tham gia chống dịch. (Ảnh:...