Lội biển qua đảo Kê Gà ở Hàm Thuận Nam
Đảo Kê Gà có ngọn đèn biển cùng tên cao và xưa nhất ở Việt Nam. Đảo nhỏ, chưa tới 3ha, cách bờ khoảng 500m, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Đảo toàn đá, không có cư dân, chỉ có mấy anh em thuộc Cục Đảm bảo An toàn Hàng hải (Bộ Giao thông Vận tải) làm nhiệm vụ vận hành và bảo vệ đèn biển.
Hải đăng xây dựng từ tháng 2-1897 đến cuối năm 1898, cao 35m (65m so với mặt nước biển), do kỹ sư Chnavat (Pháp) thiết kế. Công trình có hình lục giác, nhỏ dần lên đỉnh, mỗi cạnh dài từ 3m đến 2m5; tường dày từ 1m6 đến 1m, càng mỏng hơn khi lên cao. Bán kính quét sáng của hải đăng là 40 km.
Hải đăng được xây bằng đá hoa cương, từng khối nhỏ hình chữ nhật, kiểu lắp ráp khít khao và kín kẻ, gần như không sử dụng chất kết dính. Bên trong có 183 bậc thang hình xoắn ốc nối chân với đỉnh đèn.
Cách đó không xa là hồ chứa nước mưa, lấy từ mái nhà phía trên. Nhà ở trên hồ chứa nên lúc nào cũng mát rượi như có máy điều hòa.
Trừ mấy cây sứ cổ thụ, đảo không có cây lớn. Cả người lẫn cỏ cây trên đảo đều phải tiết kiệm đất và nước để sinh tồn. Đỉnh hải đăng là điểm đón bình minh và tiễn hoàng hôn cực chất. Hải đăng lúc đó tựa ngọn đuốc đang soi đường cho tổ quốc.
Ban ngày, nhìn từ xa, hải đăng như cây bút khổng lồ, mà bầu trời là trang sách bất tận.
Đảo Kê Gà rất gần bờ, chỉ cách một eo nước nhỏ – Ảnh: NAM TRẦN
Video đang HOT
Những ngày nước rút có thể đi bộ ra đảo – Ảnh: NAM TRẦN
Đảo toàn đá, không có cư dân – Ảnh: NAM TRẦN
Trước đây, du khách có thể theo ngư dân lắc thuyền thúng ra đảo hoặc thuê thuyền đánh cá. Bây giờ có cano, chỉ vài phút là tới nới. Mùa biển lặng, có thể tổ chức team building kết bè vượt biển ra với Kê Gà.
Bình thường, thủy triều vẫn lên xuống mỗi ngày nhưng vào rằm tháng giêng, thủy triều rút mạnh, kéo biển ra xa. Lội bộ ra đảo, chỗ sâu nhất chỉ chưa tới một mét. Thời gian có thể xê xích, nhưng từ lúc nước rút mạnh và dâng trở lại, kéo dài từ 3 đến 5 tiếng. Thường là từ khuya đến rạng sáng, có thể đi bộ vượt biển qua đảo vô tư.
Du khách chụp ảnh lưu niệm với ngọn hải đăng Kê Gà trên đảo – Ảnh: NAM TRẦN
Du khách có thể cắm trại ngày dưới chân hải đăng – Ảnh: NAM TRẦN
Hoặc chọn sát mép biển – Ảnh: NAM TRẦN
Theo lịch nước rút, hè 2019, để lội biển ra đảo, chỉ còn các ngày :
1 đến 4-7 (ngày 29 5 đến 1 và 2-6 AL)
15 đến 18-7 (ngày 13 đến 16-6 AL).
31-7 đến 2/8 (ngày 29-6 đến 2-7 AL).
Giờ lội biển là 17h (ngày đầu) đến 20h (ngày cuối đợt).
Con đường đá đi lên hải đăng có 2 hàng sứ cổ thụ tuyệt đẹp – Ảnh: NAM TRẦN
Để đến Kê Gà, bạn có thể khởi hành từ TP.HCM vào buổi trưa. Dễ nhất là theo quốc lộ 1 đến ngã ba núi Takou, rẽ phải đi tiếp 31 km, qua Tân Thuận là đến bờ biển Kê Gà.
Nên ăn cơm trước khi lội biển. Lên đảo chỉ ăn nhẹ thêm.
Lội biển ra đảo phải mặc áo phao, đèn pin, trang phục và hành lý gọn nhẹ, có người cứu hộ (ngư dân tại chỗ) cùng đi. Thời gian lội biển khoảng 25 – 30 phút (từ bờ lên đảo).
Nên ngủ lại trên đảo để ngắm trăng, sao, đón bình minh. Có thể mang theo võng để ngủ.
Hấp dẫn đảo Kê Gà, Bình Thuận
Ngọn hải đăng trăm tuổi trên đảo Kê Gà sừng sững giữa biển khơi đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với Bình Thuận.
Đứng trên ban-công ở đỉnh hải đăng, phong cảnh một vùng biển mở ra trước mắt du khách đẹp đến sững sờ, hiếm có...
Từ thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đi xe máy hoặc xe buýt dọc theo bờ biển phía Nam khoảng 25 km là đến địa điểm có ngọn hải đăng trăm tuổi này. Hải đăng Kê Gà (có người gọi Khe Gà) nằm trên hòn đảo nhỏ, cách bờ biển khoảng 500 mét. Lúc nước thủy triều xuống, người ta có thể đi bộ ra đảo.
Vùng biển này thường xuyên có tàu thuyền đi ngang, nhất là tàu buôn nước ngoài. Cũng bởi là vùng biển có vị trí hiểm trở, nhiều bãi đá ngầm, người Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng tại đây để dẫn đường tàu thuyền đánh cá, cảnh báo nguy hiểm đối với tàu buôn. Kỹ sư người Pháp Chnavat là người thiết kế công trình này và được khởi công xây dựng vào tháng 02/1897, đến cuối năm 1898 hải đăng mới hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 1900-đến nay đã 108 năm.
Tháp hải đăng hình bát giác được xây trên đỉnh cao nhất của đảo. Tại tháp đèn có những ô cửa kính dày bao bọc 2 bóng đèn có công suất 2.000w, xoay được 360 độ. Vào lúc trời trong, nhìn từ xa 10km du khách đã có thể thấy ngọn hải đăng sừng sững giữa trời cao. Ban đêm, ánh đèn chiếu sáng đến 22 hải lý.
Lối dẫn vào hải đăng là những bậc thang bằng bê tông, hai bên trồng hàng hoa sứ cổ. Người dân ở đây cho rằng, những cây sứ được trồng ngay sau khi ngọn hải đăng được dựng lên nên gốc cây nào cũng to lớn. Vào bên trong hải đăng, du khách phải bước lên 184 bậc thang xoắn trôn ốc để lên đỉnh. Tại đây, một ban-công rộng rãi mở ra để du khách đứng ngắm biển xanh bao la. Những khu nghỉ dưỡng, bãi đá, bờ biển... trải dài hàng chục cây số đều thu gọn vào tầm mắt. Những mệt mỏi sau khi đi bộ lên các bậc thang cao 54 mét sẽ được xua tan bởi cảnh đẹp của thiên nhiên và làn gió biển mát rượi khiến du khách cảm thấy phấn chấn. Thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để lên đỉnh Kê Gà là lúc hoàng hôn. Những người mê biển thường ở lại đảo qua đêm để câu cá, ngắm ánh trăng vằng vặc vào ban đêm bên ngọn lửa hồng và ngắm cảnh bình minh hùng vĩ hiện dần trên mặt biển...
Dù đã có từ rất lâu nhưng hải đăng Kê Gà chưa được nhiều người biết đến. Phần lớn du khách đến Phan Thiết đi thẳng ra Mũi Né nhưng từ khi Mũi Né bị "bao vây" bởi hệ thống các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn thì những người yêu thiên nhiên miền biển có ý thích đi tìm những điểm dừng chân mới. Cuộc đổ bộ của du khách và các nhà đầu tư vào phía Nam Phan Thiết bắt đầu từ đó. Nhiều khu nghỉ dưỡng đã mọc lên nhưng đều có phong cách kiến trúc tôn trọng thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa giữa người và biển.
Việc đưa người ra ngọn hải đăng tham quan hiện nay chưa nằm trong tua, tuyến của hãng lữ hành lớn nào mà chủ yếu do người dân địa phương làm theo kiểu tự phát. Lên xuống tàu để ra hải đăng và trở lại đất liền không được thuận tiện, nhất là với người lớn tuổi. Hai đầu bến vẫn chưa có cầu tàu. Du khách phải xắn quần lội nước để leo lên tàu... Nhưng chắc chắn trong thời gian không xa nữa, Kê Gà sẽ có tên trong danh sách các tour du lịch và đây sẽ là điểm đến hấp dẫn với mỗi du khách khi đến Bình Thuận.
Kê Gà - Vẻ đẹp hoang sơ Mũi Kê Gà cách trung tâm thành phố Phan Thiết về hướng Nam gần 30 km, thuộc địa giới hành chính xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam có một vẻ đẹp rất hoang sơ và kỳ vỹ bởi những tảng đá to, ngọn Hải Đăng cao vút có từ thời Pháp thuộc. Bãi biển trải rộng, nước trong xanh phẳng lặng. Cảnh...