Lời biện bạch nghịch lý, phô bày quá trình Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Quá trình Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông tiếp tục được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị giải thích bằng lời biện bạch đầy nghịch lý rằng, đây là cách để “tự vệ trước sức ép an ninh từ các nước khác ngoài khu vực”.
Các cơ sở quân sự Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo đá nhân tạo Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam
Phát biểu trong cuộc họp báo bên lề Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói về hoạt động quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông bằng lập luận: “Một số nước ngoài khu vực, chủ yếu là Mỹ, đã đưa vũ khí chiến lược lớn đến khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông, như là cách để phô bày sức mạnh quân sự và gây sức ép với các nước tại khu vực, bao gồm Trung Quốc. Tôi e rằng đây là động lực lớn nhất cho việc Trung Quốc thúc đẩy việc quân sự hóa tại khu vực”.
Thế nhưng, theo dõi những diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong những năm gần đây, không khó khăn gì để thấy rõ nghịch lý trong lời giải thích của ông Vương Nghị. Thực tế nhiều năm qua, bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn từng bước, từ âm thầm lúc đầu đến công khai như hiện nay, triển khai hoạt động quân sự hóa tại các điểm chiếm đóng trái phép trên Biển Đông (thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam).
Cụ thể, bước 1 là bồi đắp các đá nhân tạo trong 4 năm (2013 – 2016). Theo đó, Trung Quốc đã bồi đắp 7 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép, gồm Châu Viên, Xu Bi, Gạc Ma, Vành Khăn, Ga Ven, Tư Nghĩa, Chữ Thập với diện tích khoảng hơn 1.000 ha, vượt xa so với lúc đầu. Trong thời gian đó, các sân bay với đường băng dài từ 2.500 – 3.400m lần lượt xuất hiện trên các đảo Gạc Ma, Vành Khăn và Xu Bi.
Bước 2 là quá trình từng bước quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 2-2016, Trung Quốc cho lắp đặt 2 khẩu đội với 9 giàn phóng tên lửa HQ-9B trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp đó, các máy bay ném bom chiến lược H6K hiện đại nhất Trung Quốc mang tên lửa hành trình siêu thanh được tăng cường đến Phú Lâm. Với sự trợ giúp của H6K, Trung Quốc có khả năng khống chế toàn bộ các nước Đông Nam Á và khống chế căn cứ quân sự của Mỹ ở phía Bắc Australia.
Chưa dừng ở Hoàng Sa, năm 2016, Trung Quốc cho lắp đặt radar tần số cao phục vụ mục tiêu quân sự ở 4 đảo: Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Châu Viên, giúp Trung Quốc có thể phát hiện và cảnh báo sớm máy bay, tàu thuyền của nước ngoài qua eo biển Malacca và Biển Đông. Với bộ đôi radar tần số cao và tên lửa HQ-9B có tầm bắn 200km, vươn tới độ cao 27,5km, Trung Quốc có thể thiết lập một vùng cấm bay rộng lớn trên Biển Đông.
Theo chuyên gia Richard Javad Heydarian, giáo sư về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học De La Salle, việc Trung Quốc triển khai máy bay ném bom có khả năng tấn công hạt nhân, cùng nhiều tên lửa và các thiết bị phá sóng radar đã làm thay đổi căn bản các toan tính chiến lược trong khu vực này.
Video đang HOT
Trong một lần trả lời điều trần Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, đã cảnh báo rõ về toan tính của Trung Quốc: “Hiện chỉ thiếu việc triển khai các lực lượng. Một khi chiếm đóng xong, Trung Quốc sẽ có khả năng mở rộng tầm ảnh hưởng ra hàng ngàn hải lý xuống phía Nam và phô trương lực lượng đến tận sâu trong Đại Tây Dương”.
Như vậy, tham vọng độc chiếm Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng cũng như khả năng kiếm soát ra cả Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương trong tương lai nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc, chứ không chỉ đơn giản là đối phó với sự cạnh tranh trước mắt trên Biển Đông như lời của ông Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Theo anninhthudo
Mỹ "mải miết" với Triều Tiên, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông
Trong lúc chính quyền Mỹ đang tập trung vào vấn đề Triều Tiên thì Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm khẳng định yêu sách phi lý của nước này trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước.
Máy bay H-6K của Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông (Ảnh: SCMP)
Vào cuối tuần trước, Lực lượng Không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) lần đầu tiên triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6K tới một trong số các đảo mà Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thậm chí còn đăng tải đoạn video chiếu cảnh máy bay này diễn tập cất và hạ cánh ở đường băng trên đảo.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, vị trí máy bay ném bom Trung Quốc diễn tập là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngoài lực lượng quân nhân đồn trú thường trực, Trung Quốc còn triển khai trái phép các máy bay chiến đấu J-11, các tên lửa đất đối không HQ-9, tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 và một số trang thiết bị khác trên đảo Phú Lâm.
Trước đó, Không quân Trung Quốc từng triển khai các máy bay chiến đấu tới Biển Đông, tuy nhiên lần này là Xian H-6K - loại máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom hạt nhân và được ví như "pháo đài bay" B-52 của Trung Quốc. Phụ thuộc vào khối lượng vũ khí mang theo, H-6K có thể hoạt động từ 3.000-6.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Sau khi được tiếp nhiên liệu, tầm bay của H-6K có thể lên tới 14.000km. Máy bay này đã được thiết kế để tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu, từ đó tiến hành các cuộc không kích với độ chính xác cao hơn.
Ngoài triển khai máy bay ném bom, Trung Quốc gần đây cũng có nhiều động thái khác nhằm thể hiện sự bành trướng của nước này trên Biển Đông. Hồi đầu tháng, CNBC dẫn nguồn tin tình báo cho biết Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai các tên lửa hành trình YJ-12B và tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9B trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong khi đó, Fox News hôm qua dẫn ảnh chụp ngày 20/5 của ImageSat International cho thấy Bắc Kinh cũng đã triển khai thêm một hệ thống tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm.
Toan tính của Trung Quốc
Ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 28/3 (Ảnh: Reuters)
Theo Daily Beast, việc Trung Quốc triển khai máy bay ném bom chiến lược vào thời điểm này có thể không nhằm mục đích khiêu khích các quốc gia khác trong khu vực - những nước cũng đang tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Thay vào đó, mục tiêu thực sự của Trung Quốc có thể nhằm "nắn gân" Mỹ trong bối cảnh Bắc Kinh dường như đang "vượt mặt" Washington trên một số mặt trận.
Trong các cuộc đàm phán thương mại song phương, cuộc chiến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ dường như bị lãng quên, trong khi các khoản thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc đã bị đình chỉ. Ngoài ra, Tổng thống Donald Trump cũng đề cập tới việc giữ việc làm cho người Trung Quốc. Điều quan trọng hơn cả là sự thành công hay thất bại của Tổng thống Trump trong cuộc gặp lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đều có bóng dáng của Trung Quốc - đồng minh thân cận và là đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng.
Theo nhà phân tích Brendon Hong, Trung Quốc hiểu rằng nước này đang ở thế "thượng phong" trong các vấn đề mà Mỹ đang đầu tư nhiều công sức để đạt được thành quả. Và Bắc Kinh đã sử dụng chính bối cảnh này như một vỏ bọc để nước này tăng cường các động thái trên Biển Đông.
"Tôi nghĩ (Trung Quốc) có động cơ chính trị rõ ràng khi chọn thời điểm này (triển khai máy bay). Bởi vì Mỹ đang chủ yếu dồn sức cho vấn đề Triều Tiên... nên đã mở cửa cơ hội (cho Trung Quốc) khi phản ứng của Mỹ có thể sẽ bị hạn chế", AFP dẫn lời Euan Graham, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại viên nghiên cứu Lowy của Australia nhận định.
Theo ông Graham, cuộc diễn tập mới nhất của máy bay H-6K "chủ yếu mang tính biểu tượng" và không phải là động thái quân sự quá mạnh mẽ. Để có thể thực sự triển khai máy bay ném bom tới đảo Phú Lâm lâu dài, Trung Quốc sẽ phải xây dựng cơ sở hạ tầng hậu cần để vận hành máy bay, tiếp nhiên liệu cho máy bay, lưu trữ vũ khí và nhà ở cho phi hành đoàn.
"Nếu chỉ đơn giản là hạ cánh máy bay thì hành động đó chưa đủ để biến chúng thành không gian hoạt động", ông Graham nói thêm.
Sự bận tâm của Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters)
Theo Foreign Policy, Tổng thống Donald Trump dành quá nhiều sự tập trung cho vấn đề Triều Tiên tới mức ông dường như không mấy chú tâm tới một đối thủ mạnh ở châu Á là Trung Quốc.
Trong khi sự hiện diện quân sự của Mỹ trải khắp trên toàn cầu, Trung Quốc chủ yếu tập trung nguồn lực vào các khu vực lân cận. Trong phiên điều trần gần đây tại Mỹ, Đô đốc Philip Davidson, người được bổ nhiệm lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo quân đội Trung Quốc hiện đủ khả năng kiểm soát Biển Đông, ngoại trừ bước vào một cuộc chiến tranh trực diện với Mỹ.
Bắc Kinh được cho là sẽ không lựa chọn phương án đối đầu với Mỹ - lực lượng quân sự được đánh giá là mạnh nhất ở khu vực châu Á. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ sử dụng chiến thuật "dài hơi" và chờ cho tới khi Mỹ mệt mỏi với các cam kết quân sự ở châu Á. Mặc dù vẫn duy trì các lực lượng quân sự tại Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản, song Tổng thống Trump từ lâu đã yêu cầu các nước đồng minh phải chia sẻ gánh nặng bảo hộ với Washington.
Việc Trung Quốc triển khai máy bay ném bom tới Biển Đông diễn tập đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước. Lầu Năm Góc lên án hành động này là dấu hiệu của quá trình "quân sự hóa liên tục" tại các đảo tranh chấp. Philippines cũng bày tỏ quan ngại và nói rằng nước này sẽ có "các hành động ngoại giao phù hợp" để ứng phó với Trung Quốc.
Thành Đạt
Theo Dantri
Giới chuyên môn nhận định về chuyến thăm Triều Tiên của ông Vương Nghị Chuyến thăm Triều Tiên từ 2-3.5 của Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị được đánh giá là nằm trong nỗ lực nâng cao tiếng nói của Bắc Kinh trong việc thiết lập hòa bình trên bán đảo. Ngoại trưởng Trung Quốc và Ngoại trưởng Triều Tiên. Ảnh: Reuters. Chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Vương Nghị diễn ra vài...