Logomania: Khi “Cái Tôi” một lần nữa thống lĩnh thương hiệu cao cấp
Sự hoài niệm mang âm hưởng retro những năm 80s? Cũng đúng. Nhưng bên cạnh đó, việc phục sinh lại cơn sốt logo phải chăng là những động thái của các thương hiệu cao cấp nhằm khẳng định lại vị thế “tối thượng” của mình trong ngành công nghiệp thời trang
Khi mà khách hàng dần trở nên “dễ dãi” trong cái gu của họ.
Để nói về cơn sốt Logomania, trước hết ta phải hiểu nó là gì. Logomania là một thuật ngữ thời trang hướng tới những họa tiết nổi bật, những dấu ấn riêng mang đậm “cái tôi” đẳng cấp của các thương hiệu được thể hiện qua lớp vải. Vào thời điểm những năm 2000, khi cơn sốt Logomania đang trên đà hưng thinh tới đỉnh điểm, khắp các sàn diễn thời trang tới từng con phố, chúng ta chứng kiến những IT Girl đương thời như Paris Hilton, Britney Spear,… những tín đồ sành điệu khoác trên mình chiếc áo in Vetements, chiếc túi dập chìm biểu tượng LV của Louis Vuitton cỡ bự, những họa tiết xiên của Dior, Marc Jacob,… Hình ảnh logo thương hiệu như là một lời “tuyên ngôn” đẳng cấp của giới sành điệu năm 2000, một cách để thể hiện cái tầm của bản thân. Chưa xét đến tính thẩm mỹ, đây là một trong những xu hướng hào nhoáng bật nhất được lăng xê bởi hàng loạt các thương hiệu cao cấp.
Ảnh: Coolspotters
Như một vòng luân hồi, sau nốt trầm về sự khủng hoảng thời trang năm 2008, chỉ 6 năm sau đó, xu hướng logo lại manh nha quay trở lại, tiến những bước tiến đầu cho một thời kì phục hưng huy hoàng. Càn quét khắp các BST thời trang vào khoảng năm 2018, cho đến thời điểm hiện tại, xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Chiếc case Eye – Trunk cùng túi hộp Petite Malle ra mắt trong BST Louis Vuitton Thu-Đông 2014 của NTK Nicolas Ghesquière đánh dấu những bước đầu mang xu hướng Logomania quay trở lại
Năm 2018 có lẽ chính là thời điểm mà các NTK đều nghĩ rằng, đã tới lúc những hình ảnh mang tính biểu tượng của thương hiệu cao cấp được đẩy lên tầm cao mới. Trên sàn diễn BST Versace Men Thu 2018, những bộ trang phục trên được tô điểm bởi những hình ảnh ghim vàng đặc trưng, hay những chiếc khăn preppy mang tên “đế chế thời trang” nước Ý Versace. Trong khi đó, mặc cho việc hướng đến tinh thần tối giản, hình ảnh logo VLTN vẫn được in một cách nổi bật trên những chiếc túi xách, áo chui đầu. Một số NTK khác có nhiều nỗ lực “hướng về cội nguồn” hơn, như Dior Homme với chiếc áo “Le new look 1947″, tuy rằng với mục đích tri ân tới vị nhà sáng lập Christian Dior, nhưng về mặt bản chất thì vẫn ngầm thể hiện cái tầm đẳng cấp của một thương hiệu cao cấp lâu đời. Điều này làm dấy lên những thắc mắc của giới truyền thông, tại sao xu hướng Logomania lại trở lại mạnh mẽ như thế? Và từ đó, có hai giả thuyết được cho là hợp lý nhất ra đời.
Khi làn sóng retro “làm mưa làm gió” suốt nhiều năm gần đây, những phong cách thời trang những năm 80s, 90s như preppy, double denim, grunge,… ngập tràn trên các đường phố, thì Logomania cũng theo đó mà trở lại. Ở thời điểm đó, những chiếc áo ống Tommy Hilfiger, hay áo len chui đầu Benetton với họa tiết cùng dòng chữ “Benetton” sặc sỡ đặc trưng cho logomania đã tạo ra những phản ứng trái chiều trong thị trường thời trang, trực tiếp đối chọi với văn hóa hippie đương thời. Và việc mang những xu hướng, những ý tưởng đó trở lại, phát triển nó một cách tân thời hơn cũng là điều dễ hiểu, nhất là khi, thời trang luôn được ví von như là một vòng lặp không hồi kết.
Những chiếc áo sweater của Benetton những năm 90s. Ảnh: The MidWasteland
Video đang HOT
Thiết kế áo ống Tommy Hilfiger những năm 90s. Ảnh: Twitter
Tuy vậy, khi xu thế hiện đại đang dần chuyển mình, hướng sự chú ý tới những cái tên thuộc văn hóa đường phố, quên đi sự đẳng cấp ẩn mình của dòng thời trang xa xỉ, thì những nhà thiết kế thuộc những thương hiệu cao cấp cảm thấy rằng, họ cần phải đẩy mạnh những tuyên ngôn khẳng định vị thế của mình trên “đấu trường thời trang”, mà logo chính là công cụ trực diện và hiệu quả nhất. Ở thời đại công nghệ số như hiện nay, các mạng xã hội chính là cổng tương tác, kết nối và giao tiếp lớn nhất. Đồng thời, những hình ảnh ấn tượng cũng trở thành một công cụ giao tiếp hoàn hảo gấp nhiều lần so với lời nói văn vẻ. Vì vậy, những hình ảnh logo nổi bật, đặc sắc, mạnh mẽ cũng theo đó trở nên “viral” hơn, tiếp cận được tới giới yêu mến thời trang, cũng như sự nhận biết thương hiệu lên một tầm cao mới. Hơn thế nữa, khi cái tên thương hiệu được thể hiện một cách thu hút qua những bức hình “tự sướng” của giới sành điệu, các influencers, IT Girl, thì việc quảng cáo cũng hiệu quả tương đương một bảng quảng cáo cỡ lớn giữa Quảng trường Thời đại vậy. Cuối cùng thì, có một điều mọi thương hiệu cao cấp đều hiểu được, hình ảnh chính là thứ quan trọng nhất.
Bella Hadid trong một set đồ lông thú mang biểu tượng logo oblique của Fendi. Ảnh: Celebsfirst
Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng chưa được nêu ra trong những nhận định trên. Logomania không hẳn chỉ đơn giản là một công cụ chiến lược hay xu hướng thời trang retro đơn thuần. Có một sự tương quan rất lớn giữa thời trang đương đại và cơn sốt logo, đó chính là sự táo bạo, khao khát thể hiện cái tầm của bản thân, sự hào nhoáng bậc cao của nhiều món đồ xa xỉ thuộc những cái tên đẳng cấp nhất nhì trên thế giới.
Trên thực tế, khi làn sóng Logomania hậu hiện đại lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 80s, 90s của thế kỷ trước, nó chưa hẳn đóng vai trò là một biểu tượng của thời trang. Hình ảnh của những chiếc logo thời đó được coi là giải pháp tình thế cho ngành công nghiệp thời trang đang gặp nhiều vấn đề, khó khăn đương thời. “Kinh đô ánh sáng” Paris, với tư cách là “con tim” của nền thời trang thế giới, biểu tượng của sự thanh lịch, quý phái phương Tây đang dần chia sẻ vị thế thượng đẳng của mình, đầu tiên là vào tay London, nơi những văn hóa trẻ đầy nổi loạn, ngông cuồng lên ngôi, trở thành một định nghĩa cho sự sành điệu, và sau đó là New York, nơi nền văn minh đường phố và trào lưu Hip Hop cùng nhau định nghĩa lại những khái niệm về thẩm mỹ. Cũng vào thời điểm đó, những ý tưởng mới lạ, có phần kỳ quái đậm chất các NTK đến từ xứ sở Phù Tang cũng du nhập vào trong kinh đô của nước Pháp, làm lung lay vị trí đỉnh cao của các thương hiệu cao cấp lâu đời.
Thời trang Hippie những năm 90s. Ảnh: The Trend Spotter
Những yếu tố đó ảnh hưởng rất nhiều tới cách giới yêu thời trang thời điểm đó ăn mặc. Thiếu đi những giá trị cổ điển của Paris, mọi thứ dần trở nên bớt trang trọng, đẳng cấp hơn, cũng như khoảng cách giữa văn minh đường phố và đế chế thời trang bậc cao dần bị thu hẹp lại. Thời trang cũng theo đó mà trở nên thể thao hơn, thoải mái đời thường hơn, những món đồ như quần jeans, áo thun cũng xuất hiện nhiều hơn. Làm sao chúng ta có thể quên được sự hưng thịnh của văn hóa hip hop những năm 80s, cùng những thiết kế áo thủy thủ của Jean-Paul Gaultier hay hình ảnh siêu mẫu Kate Moss với chiếc quần jeans đáy thấp và áo tank top?
Ảnh: Pinterest
Điều đó dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng cho ngành công nghiệp thời trang, từ các NTK, các thương hiệu cao cấp cho tới khách hàng. Với những thiết kế quần áo đơn giản, ai mà có thể biết được rằng bạn đang mặc một chiếc áo thiết kế cao cấp hay không? Và giải pháp được đưa ra là: đưa phần logo phía trong nổi bật ra bên ngoài. Và kết quả thì trông khá mỉa mai – quần áo đơn giản với những chiếc logo cực kì khoa trương. Và đa số, thiết kế càng đơn giản bao nhiêu, thì logo càng được nhấn mạnh một cách hào nhoáng, rực rỡ bấy nhiêu.
Ảnh: Melé
Làn sóng Logomania trường tồn khoảng tới hơn một thập kỷ, trước khi trở nên lụi tàn. Thời trang trở lại với sự dè dặt, tinh tế vốn có, dưới bóng hình những xu hướng thời trang đầy phức tạp: những thiết kế giày thể thao cao cấp, đầy tinh tế, những đôi giày chiến binh mạnh mẽ, váy dạ hội mang hơi hướng những năm 50s, áo khoác da Balmain cao cấp với cầu vai sành điệu. Những màn bắt tay giữa những thương hiệu cao cấp và thời trang nhanh cũng theo đó mà nở rộ, đơn cử như là sự hợp tác của H&M với Karl Lagerfeld hay Lanvin. Có thể là nền kinh tế những năm 2000 đang có nhiều biến động, điều đó cũng không khiến cho đám đông bớt khao khát thứ thời trang đỉnh cao này đi.
Ảnh: Pinterest
Sau đó, khi mà thời trang không còn những dấu ấn sự tồn tại của hình ảnh logo nổi bật, xu hướng hippy quay trở lại, với những món đồ thời trang đặc trưng như quần jeans, áo lao động, họa tiết ca rô lớn,… Qua thời gian, từ thứ văn minh đường phố thông thường, hippy dần được “thay máu”, biến hóa trở nên cao cấp hơn, và trở thành một phong cách thời trang chính thống.
Những thương hiệu cao cấp cũng theo đó mà phải bắt kịp cuộc chơi của thời đại. Họ bắt buộc phải đi theo xu hướng của cộng đồng, hội nhập với văn minh đường phố cùng với phong cách hippy. Vấn đề cũ cũng theo đó mà quay lại, làm sao để với những thiết kế cơ bản của văn hóa này, cái tên thương hiệu vẫn được nổi bật nhất. Gucci có thể “hồi sinh” chiếc áo thun in logo “gây bão” một thời, trong khi nhà mốt Prada thực hiện ngay một BST mang hơi hướng retro-tương lai với những chiếc túi xách nylon đen được gắn những chiếc huy hiệu logo nổi bật.
Ảnh: The Garnette Report (Photo by Christian Vierig/Getty Images)
Nếu nhìn một cách khách quan, điều này khá mỉa mai. Cái trào lưu được sinh ra vào cả thập kỷ trước nhằm cứu vãn vị thế cho thời trang cao cấp nay trở thành một làn sóng hùng mạnh, lan tỏa cả thế giới.
Theo elleman.vn
Louis Vuitton gặp rắc rối giữa tâm bão scandal của Michael Jackson
Bộ sưu tập nam Thu Đông 2019 của Louis Vuitton lấy cảm hứng từ huyền thoại nhạc pop đã sớm 'khai tử' các thiết kế khi phim tài liệu Leaving Neverland cáo buộc ca sĩ Michael Jackson lạm dục tình dục trẻ em.
Bộ sưu tập Thu Đông 2019 của Louis Vuitton lấy cảm hứng từ huyền thoại nhạc pop Michael Jackson vừa trình làng đã sớm 'khai tử'
Theo Daily Mail, chỉ vài hôm sau khi những thước phim được phát sóng, Paris Jackson, con gái Michael Jackson, đã xuất hiện trước công chúng. Cô kéo mũ len che mặt và lắc đầu trước những câu hỏi của phóng viên về scandal ấu dâm của cha mình. Kế tiếp, nhiều kênh radio quốc tế quyết định ngừng phát nhạc của siêu sao quá cố. Trang trại Neverland Ranch (Xứ sở thần tiên) của Michael Jackson sụt giá thảm hại trên thị trường bất động sản. Ngay cả thế giới thời trang cũng không thoát khỏi vòng xoáy tồi tệ này khi thương hiệu đình đám Louis Vuitton và tâm huyết của nhà thiết kế Virgil Abloh như "đổ sông đổ bể" sau khi trình làng bộ sưu tập Thu Đông 2019, lấy cảm hứng từ chính phong cách ăn mặc của ông hoàng nhạc pop này.
Leaving Neverland cáo buộc ca sĩ quá cố Michael Jackson có hành vi lạm dục tình dục trẻ em
Bộ sưu tập của Virgil Abloh cho thương hiệu xa xỉ của Pháp gây tranh cãi trong cộng đồng giữa lợi nhuận và tính nhân văn, khiến các ông lớn của Louis Vuitton phải ra tay hành động để cứu vãn vị thế nhãn hàng. Một mặt họ can đảm khai tử các thiết kế kỳ công của mình ra khỏi sàn diễn và thị trường, một mặt lên án quá khứ tăm tối của Michael Jackson vừa bị bóc trần ở Liên hoan phim Sundance. Riêng nhà thiết kế Virgil Abloh chân thành thanh minh "mình vô tội", vì anh không biết tí nào về những gì có trong Leaving Neverland trước khi phác họa thiết kế cho bộ sưu tập.
Với những nhà sáng tạo nghệ thuật, nguồn cảm hứng đến từ những thần tượng lịch sử lúc nào cũng như con dao hai lưỡi, vừa bi hài vừa nghiệt ngã. Cuộc đời của Attila, Hitler hay nhân vật Hannibal có thể thổi bùng lên những gì gọi là điểm nhấn của nghệ thuật, nhưng lại sẽ dễ dàng làm mất giá trị sản phẩm khi chúng bị soi ở khía cạnh nhân văn. Giờ đây, bộ sưu tập nam năm thứ hai của Virgil Abloh, Giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton cũng rơi vào trường hợp tương tự. Trả lời phỏng vấn trước show diễn tháng 1 vừa qua ở Paris, anh đã say sưa nói về thần tượng thời thơ ấu Michael Jackson của mình, như một hình tượng gì đó cao hơn cả một nghệ sĩ giải trí tuyệt vời thuần túy. Từ hứng khởi ấy, Abloh chấm Michael là nhân vật đổi mới quan trọng nhất trong lịch sử trang phục nam và anh thả hồn bay bổng vào đấy với sức sáng tạo đáng nể phục, mãi cho đến khi Leaving Neverland lan ra.
Nhà thiết kế Virgil Abloh đang gặp rắc rối giữa tâm bão scandal của Michael Jackson
Thời gian gần đây, theo đánh giá của tờ New Yorker, Virgil Abloh là ngôi sao thiết kế trang phục nam lớn nhất đế chế thời trang hiện đại, làm lu mờ các tên tuổi như Alessandro Michele, Demna Gvasalia hay Craig Green. Thế nhưng Leaving Neverland đã phá đổ hết những công sức của nhà thiết kế thời trang người Mỹ, giám đốc thiết kế ngành hàng thời trang nam cho thương hiệu Louis Vuitton từ tháng 3.2018. Louis Vuitton đã có động thái dừng lại khi nhận ra rằng vinh danh sai thần tượng là sự báng bổ xã hội và Virgil Abloh cũng đưa ra tuyên bố đanh thép: "Tôi nghiêm khắc lên án bất kỳ hình thức lạm dụng, bạo lực hoặc xâm phạm trẻ em nào đối với quyền con người".
Xét về hình thức, bộ sưu tập theo chủ đề Jackson cũng có thể được xem là một nỗ lực để nắm bắt thị trường. Thật vậy, những lá cờ bằng da Abloh dùng làm biểu tượng trên dòng túi xách đắt tiền của mình cũng có chiếc mang cờ bang Jackson sinh sống, Indiana. Bộ sưu tập còn bao gồm những chiếc áo khoác đính sequin thể hiện trang phục sân khấu rực rỡ hoành tráng của Michael Jackson, trong khi chiếc áo thun phông có in hình đôi chân đi giày đế mềm kèm đôi tất trắng tỏ lòng trân trọng những bước nhảy thần kỳ của ông. Ngoài ra, còn có một loạt các kỹ thuật kéo vải đa lớp mang sắc thái xám, áo khoác ngoài được trang trí kiểu chữ lồng LV (Louis Vuitton) nổi tiếng, cộng với áo sơ mi, áo len và trenchcoat có in cờ các tiểu bang nước Mỹ.
Bộ sưu tập thời trang nam Thu Đông 2019 của Louis Vuitton
Giữa cơn bão thị phi, Michael Burke, chủ tịch và giám đốc điều hành hãng cho biết: "Chúng tôi đã nhận ra những cáo buộc đầy rắc rối và đáng lo ngại được tìm thấy trong bộ phim tài liệu Leaving Neverland. An toàn và phúc lợi cho trẻ em là vô cùng quan trọng đối với Louis Vuitton. Chúng tôi cam kết ủng hộ tính nhân văn cộng đồng này". Có vẻ như ngành công ngiệp thời trang nay đang sẵn sàng hi sinh lợi nhuận vì cộng đồng. Các phong trào PETA, Me Too và các bài học từ Dolce Gabbana hoặc Zara ở Trung Quốc ít nhiều đã hằn rõ điểm sáng này nơi giới thiết kế thời trang.
Louis Vuitton là cái tên mới nhất gặp rắc rối khi phải gấp rút giải quyết tranh cãi xung quanh các sản phẩm của mình, đến từ áp lực bị phản ánh mạnh mẽ của giới tiêu dùng cao cấp trong thời đại truyền thông xã hội, xoáy vào các vấn đề nhạy cảm chưa biết đúng sai tới đâu. Gucci tháng trước đã phải huy động chất xám để đưa ra một loạt sáng kiến nhằm cân bằng lại cuộc cách mạng đa văn hóa và nhận thức trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của công ty trên toàn cầu, sau những cáo buộc từ dư luận cho rằng áo len kiểu Balaclava của họ dễ gợi lên khuôn mặt người dùng toàn là da màu. Trong khi đó, Prada thú nhận họ đã đành phải "chuyển công tác" một số thành viên trong hội đồng tư vấn nghệ thuật của công ty, sau khi bị đối mặt với cáo buộc trực tuyến rằng các bức tượng và linh vật cầu may trông giống như hình động vật trưng ở chuỗi cửa hàng của hãng gợi lên trong con mắt người xem toàn khuôn mặt da màu.
Theo thanhnien.vn
Tuần này streetstyle giới trẻ Hàn quốc đơn giản, thoải mái nhưng vẫn cực kì trendy Nắng đã về sau những ngày đông lạnh lẽo, phong cách của các bạn trẻ xứ Kim Chi cũng bắt đầu thay đổi theo. Không còn những chiếc áo dạ măng-tô dày cộm, những chiếc áo khoác lông to sụ. Mà thay vào đó là những set trang phục năng động, thoái mái hơn với style sport truyền thống. Tuần này streetstyle của...