Logo mới của Viettel khiến CĐV ‘chia đôi chiến tuyến’
Sau khi CLB Viettel công bố logo mới thì bên cạnh rất nhiều ý kiến ủng hộ cũng có không ít người hâm mộ đã bày tỏ sự không hài lòng, thậm chí có người còn sửa lại logo mới và được khen đẹp hơn logo chính thức.
Chiều nay (5/3), CLB Viettel đã công bố logo chính thức của đội bóng này sử dụng trong mùa giải 2021. Theo chia sẻ từ fanpage chính thức của đội bóng được coi là “hậu duệ Thể Công”, logo của Viettel FC chính là biểu tượng về sự cộng hưởng các giá trị và khát vọng của đội bóng.
Việc sử dụng cách điệu hình ảnh cành tùng (hình ảnh quen thuộc trong quân hiệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam) để khẳng định nguồn gốc của đội bóng Viettel từ Quân đội, khẳng định chất lính là bản sắc riêng của các cầu thủ Viettel FC.
Logo mới của Viettel
Video đang HOT
Hai ngôi sao tượng trưng mục tiêu của đội bóng Viettel: vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam và vì người hâm mộ. Hệ thống các vòng tròn chuyển động theo từng lớp: tạo khối sức mạnh cộng hưởng, kết nối, đoàn kết. Hình quả bóng tại khu vực hình ảnh trung tâm tạo thành khối thống nhất như quyết tâm và nỗ lực không ngừng đội bóng Viettel.
Sau khi logo được công bố đã nhận được không ít ý kiến trái chiều cũng như ủng hộ từ phía người hâm mộ. Một số ý kiến chia sẻ: “Mấy ông làm nghề thiết kế áo đấu với logo ở Việt Nam nhàn thật”, “Nhìn giống hoa anh đào Nhật hay lá cờ Hong Kong quá ta”, “Logo như phụ tùng xe máy”.
“Tẻ nhạt về thiết kế, nhạt nhẽo về màu sắc. Không hề thấy 1 chút gì chất lính trong cái logo này”, “Đơn điệu. Nhìn không thấy nó liên quan gì đến bóng đá”.
Ngược lại, không ít người hâm mộ tỏ ra thích thú với logo mới của đội bóng mình yêu thích: “Đẹp. Ít ra vẫn có điểm nhấn và tính chuyên môn hơn”, “Đủ để nhớ là thành công của logo rồi”, “Logo đẹp, chúc Viettel FC thi đấu tốt”, “Hứa hẹn 1 mùa giải bùng nổ và thành công cho đội”, “Logo đẹp quá! Chúc Viettel FC thi đấu các giải thành công!”
Viettel vô địch, nhưng Hà Nội mới là số một
V.League 2020 đã khép lại với ngôi vô địch ngọt ngào và xứng đáng của Viettel, vốn luôn tự đứng trên đôi chân của chính mình với truyền thống của đội bóng quân đội tiền thân là Thể Công. Thầy trò HLV Trương Việt Hoàng cán đích ở lượt trận cuối và đưa Hà Nội thành cựu vô địch.
Quang Hải (trái) và đồng đội Hà Nội có lối chơi bắt mắt nhất V.League 2020. Ảnh: ANH HUY.
Tuy nhiên, trong mắt giới chuyên môn, Hà Nội mới là đội có lối chơi tấn công hay nhất, đẹp mắt nhất và đội hình đồng đều nhất. Các học trò của ông Chu ình Nghiêm ghi nhiều bàn thắng nhất (37 bàn) và để thủng lưới ít nhất (16 bàn) cho thấy sự nhuần nhuyễn lẫn hiệu quả trong cách đá của họ.
Nếu như Viettel có đến 8 trận thắng chỉ với sít sao 1 bàn; thì Hà Nội có những cơn mưa gôn làm mát lòng người yêu lối chơi tấn công hấp dẫn. HLV Trương Việt Hoàng không ngần ngại thú nhận Viettel tự lượng sức mình và biết "liệu cơm gắp mắm" với kiểu đá thực dụng hơn là lối chơi đẹp mắt. Một lối chơi hào hoa từng được xây dựng ở đội bóng mặc áo lính, nhưng khi HLV Trương Việt Hoàng thấy rõ sự chông chênh nếu trận nào cũng đá tấn công và cống hiến mà không đi đôi với hiệu quả, Viettel đã thay đổi.
Viettel đã thay đổi chiến thuật từ giữa giai đoạn 1 và chấp nhận lối chơi bóng khô khan chỉ với mục tiêu phải giành chiến thắng dù chỉ là 1 bàn mỗi trận. Họ lên ngôi thuyết phục nhưng điều đó không có nghĩa Viettel qua mặt Hà Nội về mặt chuyên môn, mà minh chứng rõ nhất là các học trò của HLV Chu ình Nghiêm chiếm số đông trong đội hình các đội tuyển quốc gia do HLV Park Hang-seo tuyển chọn.
Có hơn nửa đội hình quen thuộc của Hà Nội là trụ cột trên tuyển quốc gia, như tiền vệ Hùng Dũng, ức Huy, Quang Hải, hậu vệ Văn Hậu, Văn Kiên, các "thương binh" vừa hồi phục Duy Mạnh, ình Trọng, hay cựu binh lão luyện Văn Quyết, Thành Lương, Tấn Tài, Tấn Trường. Họ còn có những tài năng trẻ khác gồm Thái Quý, hay một số phát hiện của thầy Park Hang-seo cho tuyển U22 Việt Nam là hậu vệ Việt Anh, Văn Tới, Văn Xuân.
Mặc dù vẫn còn mang tiếng được sự trợ giúp lặng lẽ của một số đội bóng thân bầu Hiển, nhưng không ai phủ nhận Hà Nội có cách đá tấn công quyến rũ nhất V.League mùa giải qua. Họ không thể giữ ngôi vô địch do lượt đi khuyết nhiều vị trí, gặp chấn thương, quá tải, hay nhiều cầu thủ trẻ chưa kịp thích nghi với lối chơi chung.
Hà Nội tăng tốc mạnh mẽ trong lượt về nhưng không thể soán ngôi Viettel, vốn có một hàng thủ chắc chắn làm chỗ dựa cho kiểu đá phòng ngự - phản công.
Có thể không cần đến sự liên minh với những gương mặt thân quen, Hà Nội mùa bóng sau vẫn là một thế lực đáng gờm nhất cho các đối thủ trên đường chạy đua đến ngôi vua V.League.
Viettel: Lịch sử sang trang 22 năm thực sự là một quãng thời gian quá dài với những người Thể Công thích... hoài cổ. Rốt cuộc họ cũng được thỏa mãn với chức vô địch của Viettel, vốn dĩ được xem là những hậu duệ của những "cơn lốc đỏ" lẫy lừng. Nhắc đến Thể Công, ngay lập tức người ta nhắc đến năm 1998. Ngày ấy, HLV...