Loét thực quản vì nghẹn mề gà 5 ngày không biết
Sơ ý nuốt chửng cả khối mề gà trong lúc ăn cháo dẫn đến mắc nghẹn nhưng bệnh nhân không hay biết. Ngày thứ 5 sau tai nạn, bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng tức ngực, khó thở vì khối mề gà gây loét thực quản.
Tai nạn hi hữu xảy đến với bệnh nhân N.V.L (63 tuổi, ngụ tại Tân Biên, Tây Ninh). Khoảng 5 ngày trước khi phải đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cấp cứu, trong lúc ăn sáng bệnh nhân sơ ý nuốt chửng cả khối mề gà. Cảm giác nghẹn chỉ thoáng qua, sau đó bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường.
Khối mề gà được phát hiện qua hình ảnh nội soi thực quản
Người bệnh không để ý đến tình huống nuốt cả khối mề gà và nghĩ rằng thức ăn đã được tiêu hóa. Tuy nhiên những ngày sau, cảm giác nuốt nghẹn tăng dần, đến ngày thứ 5 bệnh nhân đối mặt với tình trạng khó thở, đau tức ngực, không nuốt được thức ăn nên phải vào bệnh viện cấp cứu.
Qua thăm khám, khai thác bệnh sử bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có tiền sử nuốt nghẹn nghi do co thắt tâm vị. Kiểm tra hình ảnh phát hiện bệnh nhân bị nghẽn thực quản do dị vật. Sau hội chẩn, bác sĩ chỉ định cho người bệnh thực hiện nội soi gắp dị vật.
Qua hình ảnh camera nội soi, ê kíp thấy khối thức ăn mềm đã bít chặt 1/3 giữa và 1/3 dưới thực quản. Từng khối thức ăn mềm mủn và khối mề gà được gắp thành công ra khỏi thực quản.
Video đang HOT
Bác sĩ đã gắp thành công dị vật sau 5 ngày “bỏ quên” trong thực quản người bệnh
Kiểm tra sau lấy dị vật, các bác sĩ phát hiện thực quản của người bệnh đã bị loét ở đoạn gần tâm vị và có hình ảnh co thắt tâm vị. Ngày 29/11, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đang được bác sĩ theo dõi đánh giá lại các tổn thương vùng thực quản – tâm vị để có kế hoạch điều trị triệt để tình trạng co thắt tâm vị, tránh nguy cơ nghẹn thức ăn tái diễn.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo hóc, nghẹn dị vật, thức ăn là tai nạn nguy hiểm thường gặp. Để tránh những tai nạn tương tự có thể xảy ra, khi dùng bữa, mỗi người cần chú ý lừa xương, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, trẻ em không nên vừa ăn vừa chơi đùa, thức ăn cho người lớn tuổi, răng đã rụng hoặc yếu cần được nấu mềm để các cụ dễ dàng nhai nuốt.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Nghệ An: Gia đình 4 người bị ngộ độc khí than khi sưởi ấm, 1 người chết
Bệnh viện đa khoa TP.Vinh (Nghệ An) tiếp nhận 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí than, một người tử vong trước khi nhập viện.
Ảnh minh họa
Tối 26.11, Bệnh viện đa khoa TP.Vinh cho biết, các bệnh nhân nhập viện vào sáng 25.11 gồm ông N.C.T (SN 1943), bà V. (SN 1948), chị N.N. (SN 1983) và một cháu bé sơ sinh, trú tại phường Cửa Nam (TP.Vinh).
Trong 4 bệnh nhân thì ông N.C.T đã tử vong trước khi đưa vào viện. 3 bệnh nhân còn lại nhập viện trong tình trạng khó thở, tức ngực, lơ mơ, gọi hỏi kém đáp ứng, rối loạn ý thức, theo dõi ngộ độc khí CO. Cháu bé sơ sinh được người nhà trực tiếp đưa vào Bệnh viện Sản - Nhi.
Người thân của các bệnh nhân trên cho bác sĩ cho biết, do chị N. mới sinh, trời lạnh nên gia đình đốt than trong nhà để sưởi ấm nên dẫn đến bị ngộ độc khí.
Kết quả xét nghiệm cho thấy các bệnh nhân đều có chỉ số oxy trong máu thấp, nồng độ CO cao. Bác sĩ lập tức cho các bệnh nhân thở oxy cao áp, truyền dịch để ổn định sức khỏe và chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Ngô Nam Hải, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc - Thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa TP.Vinh khuyến cáo:
Khi than bị đốt cháy trong điều kiện ít oxy như phòng kín sẽ sản sinh ra khí CO và CO2. Hai khí này đều có tác dụng xấu cho sức khỏe con người. Trong đó, đặc biệt là khí CO, là một chất khí không màu, không mùi được sản sinh ra trong quá trình cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon. Do vậy, nhiều người sẽ không nhận biết được mình đang hít phải khí CO cho đến khi bị ngất hoặc lịm ngay trong lúc ngủ.
Do đó, khi bắt buộc phải sưởi ấm bằng than trong điều kiện thời tiết quá lạnh, người dân cần lưu ý các điểm sau:
- Đốt than sưởi ấm chỉ sử dụng than củi, tuyệt đối không sử dụng than đá và than tổ ong.
- Tuyệt đối không được dùng than để sưởi ấm ở trong phòng kín, nhất là khi trong nhà có người già và trẻ nhỏ. Khi đốt lửa sưởi ấm cần mở cửa phòng để có không khí trao đổi.
- Chỉ sử dụng than để sưởi ấm trong thời gian ngắn, tối đa là 1 tiếng đồng hồ. Tuyệt đối không đốt than sưởi qua đêm.
- Để lò than ở vị trí xa cửa ra vào và các nơi có thể bắt lửa.
- Khi phát hiện người bị ngộ độc khí, ngay lập tức phải đưa nạn nhân ra khỏi khu vực khí độc, đến nơi thoáng khí, có càng nhiều oxy càng tốt. Sơ cấp cứu bằng hô hấp nhân tạo, khi bệnh nhân đã thở được thì đưa đến bệnh viện.
- Ngoài cách sưởi than truyền thống, người dân có thể sử dụng thiết bị sưởi ấm bằng điện như quạt điện, chăn điện, máy sưởi, điều hòa nóng...
Quang Cường
Theo motthegioi
Thói quen cần tránh khi dùng chảo chống dính Không nên rửa chảo ngay sau khi nấu, không dùng cọ sắt, kim loại để làm sạch chảo chống dính. Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, chảo chống dính là vật dụng quen thuộc trong gian bếp mỗi gia đình, song chất chống dính trong chảo không tốt cho sức khỏe, nhất là khi nấu ở nhiệt độ cao. Chất...