Loét dạ dày có dùng được rượu tỏi
Bị viêm loét dạ dày, liệu dùng rượu tỏi có hại gì hay không?
“Tôi bị viêm loét dạ dày tá tràng và xét nghiệm máu HBsAg ( ). Nghe nói tỏi có thể chữa được nhiều thứ bệnh. Vậy trường hợp của tôi có dùng được rượu tỏi không?”.
Trả lời:
Tỏi được các nhà khoa học chứng minh là một dược phẩm có giá trị phòng chống bệnh tật rất tốt. Theo kết quả nghiên cứu, tỏi có thể can thiệp hữu hiệu vào các nhóm bệnh như thấp khớp, tim mạch, phế quản, tiêu hóa, trĩ, đái tháo đường…
Video đang HOT
Vả lại, từ ngàn đời nay, tỏi lại là một loại gia vị hết sức thông dụng trong đời sống hằng ngày ở nhiều nơi trên thế giới. Bởi vậy, với trường hợp của bạn, việc dùng rượu tỏi vẫn rất hữu ích miễn là dùng đúng liều và đúng cách.
Bị viêm loét dạ dày tá tràng vẫn có thể uống rượu tỏi vì nó là loại rượu ữu ích miễn là dùng đúng liều và đúng cách (Ảnh minh họa)
Cách chế và dùng rượu tỏi cụ thể như sau: Dùng 40 g tỏi khô (thường thì mua 50 g, bóc bỏ vỏ là vừa), thái nhỏ rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng 45 độ (rượu Lúa mới là tốt nhất) trong bình kín, để nơi thoáng mát, thỉnh thoảng lắc đều, sau chừng 10 ngày là có thể dùng được, lúc này rượu có màu vàng nghệ.
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 40 giọt (tương đương với một thìa cà phê) vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục suốt đời, thường thì sau chừng mươi ngày lại phải chế một lần để bảo đảm dùng kế tiếp. Với lượng rượu rất nhỏ như vậy thì những người phải kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn có thể dùng được.
Theo Eva
Phổi bỏng ngô
Chất tạo mùi bơ trong bỏng ngô nướng bằng lò vi ba được cho là có thể làm tổn thương phổi, nếu hít quá thường xuyên.
Bỏng ngô nướng bằng lò vi ba thường được giới trẻ phương Tây ưa thích một phần nhờ vào mùi vị thơm lừng tỏa khắp phòng lúc túi bắp được mở bung sau khi nướng xong. Tuy nhiên, liệu hương thơm đó có thể làm tổn hại phổi bạn vĩnh viễn? Bồi thẩm đoàn ở bang Colorado (Mỹ) phán quyết rằng có. Ông Wayne Watson, 59 tuổi cư ngụ tại thành phố Denver, thủ phủ bang Colorado đã được xử thắng cuộc trong vụ kiện hãng sản xuất bỏng ngô dành cho lò vi sóng và 2 hiệu tạp hóa cung cấp loại thức ăn vặt này cho nguyên đơn. Tổng cộng, phía bị đơn phải trả 7,2 triệu USD cho ông Watson vì đã khiến ông này mắc phải một tình trạng hô hấp hiếm gọi là viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, còn gọi là "phổi bỏng ngô", tức các nhánh khí quản nhỏ bên trong phổi bị hủy hoại và không thể nào chữa trị được.
Theo Đài CBS, bệnh nhân Watson cho rằng nhà sản xuất Gilster-Mary Lee, cũng như các hiệu tạp hóa Kroger và Dillons, lẽ ra phải dán nhãn cảnh báo trên sản phẩm của mình. Tình trạng bệnh được gọi là phổi bỏng ngô này, từng liên quan đến một bệnh lý nghề nghiệp do hít phải khí độc hại gọi là diacetyl. Cho đến cách đây vài năm, đây là thành phần chính mà các nhà sản xuất bỏng ngô dùng để tạo ra mùi bơ nhân tạo cho các sản phẩm hút khách của mình. Báo cáo vào năm 2003 của Viện An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (NIOSH) đã phát hiện một tỷ lệ đáng kể trường hợp viêm tiểu phế quản tắc nghẽn ở những công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất bỏng ngô, đặc biệt ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với một lượng lớn mùi do hóa chất diacetyl tạo ra. Theo NIOSH, các thí nghiệm trên động vật cho thấy việc hít phải những khí tạo ra từ mùi bơ nhân tạo, bao gồm diacetyl, gây tổn hại nghiêm trọng cho khí quản.
Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) lại xếp hóa chất trên vào dạng "thường được xem là an toàn", và trước khi ông Watson bị chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo, chưa từng có sự liên hệ nào giữa việc ăn bỏng ngô vi ba với tình trạng viêm tiểu khí quản tắc nghẽn. Trường hợp của ông Watson khá đặc biệt. Ông là khách hàng thường xuyên của bắp hiệu Gilster-Mary Lee, mỗi ngày ăn 2 túi trong suốt 10 năm dài. Vào năm 2007, bác sĩ Cecile Rose, chuyên gia phổi chẩn đoán bệnh cho ông Watson đã viết thư cảnh báo gửi các cơ quan liên bang tại Mỹ với nội dung: "Chúng tôi không chắc rằng việc thường xuyên hít phải mùi vị bơ trong bỏng ngô vi ba đã khiến bệnh nhân này mắc bệnh phổi. Tuy nhiên, chúng tôi không có cách giải thích nào khác khả dĩ hơn".
Một số nhà cung cấp bỏng ngô chính tại Mỹ giờ đây đã ngưng sử dụng diacetyl, thường xuất hiện tự nhiên trong men của một số bia và rượu vang, do mối nguy hiểm có thể của nó đối với công nhân và khách hàng. Tuy nhiên, ít nhất một trong những hóa chất dùng để thay thế mùi vị cũ là 2,3-pentanedione cũng bị phát hiện có thể đe dọa hệ hô hấp ở người.
Tụ Yên
Theo thanh niên
Tầm quan trọng của bữa ăn sáng Có lẽ theo thói quen từ xưa để lại, nhiều người trong chúng ta thường không coi trọng bữa sáng. Nhưng thực ra mọi người đang bỏ qua một bữa đáng ăn nhất trong ngày. Bữa sáng là một trong ba bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam nói riêng và của con người nói chung. Ấy thế mà nhiều lúc, do...