Lốc xoáy gây thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng ở Bình Phước
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước xuất hiện những cơn lốc xoáy đầu mùa mưa. Đặc biệt, vào giữa tháng 4, lốc xoáy đã gây thiệt hại cây trồng, nhà cửa ước tính khoảng 20 tỷ đồng.
Trong ảnh: Cây trồng bị gãy đổ do lốc xoáy. Ảnh: K GỬIH -TTXVN
Bình Phước tuy không chịu ảnh hưởng thiếu nước do nắng nóng, hạn hán nhưng những cơn cơn mưa kèm giông lốc đã gây thiệt hại đáng kể về cây trồng của nhân dân trong tỉnh.
Theo thống kê, lốc xoáy khiến 36 căn nhà bị tốc mái, trong đó: huyện Đồng Phú 2 căn, Phú Riềng 19 căn, Bù Đăng 10 căn, Bù Đốp 1 căn và Lộc Ninh 4 căn. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng là hơn 101 ha, trong đó 62,64 ha ở mức độ thiệt hại từ 30-100% (8,55 ha cao su; 49,55 ha điều; 0,3 ha tiêu; 4,24 ha cây ăn trái như sầu riêng, mít).
Video đang HOT
Trong các đợt lốc xoáy, ở thị xã Phước Long có hơn 100 tấn sầu riêng bị rụng trái non, trị giá khoảng 5 tỷ đồng, gãy đổ 30 cây sầu riêng và 1.000 cây cao su trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Đây là diện tích sầu riêng thuộc 15 hộ xã viên hợp tác xã Bàu Nghé, xã Phước Tín.
Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa dông kèm lốc, sét, gió giật mạnh cũng như các hình thái thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra trong thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước đã đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình thời tiết để người dân biết, chủ động ứng phó.
Các đơn vị liên quan khẩn trương huy động lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ” để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả. Việc dự báo thiên tai, thời tiết cần thực hiện thường xuyên để cập nhật thông báo, hướng dẫn kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng thời tiết xấu, nhất là dông, lốc, sét, mưa lớn cục bộ. Chính quyền các cấp, các đoàn thể vận động người dân cần chú ý đề phòng, chủ động chằng chống, gia cố, tu sửa nhà cửa, thực hiện các biện pháp bảo vệ hoa màu, cây trồng, vật nuôi, nhà xưởng, nhà vườn…
Các địa phường cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó mưa dông kèm lốc xoáy, sét và gió giật mạnh, chuẩn bị đầy đủ mọi phương án phòng tránh để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Tại khu vực suối Rạt là nơi thường xuyên bị lũ lụt. Để tránh thiệt hại về người và tài sản, hoa màu, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiến nghị UBND tỉnh xây dựng bản đồ ngập lụt và kế hoạch ứng phó với tình huống khẩn cấp; xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, hỗ trợ giám sát, cảnh báo lũ sớm tại suối Rạt trên địa bàn huyện Đồng Phú và thành phố Đồng Xoài. Việc này nhằm xác định được lũ về trước ít nhất từ 3- 6 giờ để cảnh báo sớm cũng như thực hiện di chuyển người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.
Chủ động cung cấp thông tin, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai
Ngày 23/12, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh: Cùng với dịch COVID-19, năm 2020 cũng là năm thiên tai xảy ra khốc liệt, "lũ chồng lũ, bão chồng bão" nhưng ngành Khí tượng Thủy văn đã nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021 của Tổng cục Khí tượng Thủy văn và tổng kết công tác của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Nhiều ngôi nhà tại Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình bị ngập sâu trong nước. Ảnh minh họa: Văn Tý/TTXVN
Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến, tại đầu cầu Hà Nội, đề cập đến nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Tổng cục Khí tượng Thủy văn tăng cường phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành để chủ động cung cấp thông tin, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai; tăng cường tuyên truyền để người dân chủ động trong phòng, tránh thiên tai nhất là tại các khu vực dễ bị tổn thương bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan; tiếp tục cụ thể hóa bản tin dự báo thời tiết nguy hiểm đến từng địa phương tại các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh; cải tiến nội dung và hình thức các bản tin dự báo khí tượng thủy văn, nhất là các bản tin dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, lũ...
Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, khoa học hơn và toàn diện về phân vùng rủi ro thiên tai phù hợp với thực tiễn; các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai dựa trên tác động để người dân, cộng đồng xã hội nắm bắt kịp thời, dễ hiểu, dễ ứng dụng trong công tác chủ động phòng, tránh thiên tai.
Đối với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh việc tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ huy của Bộ và các đơn vị, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên và xây dựng phương án phòng, tránh thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với tình hình thực tế để chủ động ứng phó với mọi tình huống. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Ngoài ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cần xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn; chỉ đạo công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đặc biệt tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Lê Hồng Phong, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 là tập trung xây dựng Đề án quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật về khí tượng thủy văn và nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác sử dụng bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn giai đoạn 2021-2025, hoàn thành đến năm 2030 trên phạm vi toàn quốc; xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Lập Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...
Bên cạnh đó, Tổng cục Khí tượng Thủy văn triển khai chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm về dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn; các đề tài cấp quốc gia, đề tài nghị định thư; thực hiện 3 dự án khoa học công nghệ; triển khai 22 đề tài cấp bộ chuyển tiếp; 5 đề tài cấp bộ mở mới năm 2021. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác đa phương, song phương và tích cực huy động nguồn lực hỗ trợ thực hiện kế hoạch hiện đại hóa ngành Khí tượng Thủy văn thông qua việc triển khai thực hiện những dự án, chương trình hợp tác song phương và đa phương.
Tại hội nghị trực tuyến, đại diện các Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, thành phố và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực, các đơn vị liên quan đã trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan tới công tác dự báo, cảnh báo, công tác phối hợp chuyên môn, phòng, chống thiên tai...
Năm 2020, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, đặc biệt là theo dõi, chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác dự báo, tuân thủ các quy trình dự báo, cảnh báo; chỉ đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thực hiện cảnh báo, dự báo kịp thời, sát diễn biến của 14 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, 22 đợt không khí lạnh, 13 đợt nắng nóng, 18 đợt mưa lũ diện rộng, 17 đợt lũ. Ngoài ra, đã dự báo, cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá, mưa lớn cục bộ; tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ...
Kết thúc hội nghị, Ban Tổ chức đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khí tượng thủy văn.
Chủ động phòng, chống để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra Từ đầu tháng 10 đến nay, bão, mưa, lũ dồn dập xảy ra tại một số tỉnh miền trung với nhiều con số kỷ lục về lượng mưa, mức lũ. Tuy chúng ta đã chủ động phòng, chống, nhưng tính đến ngày 2-11, thiên tai đã làm 166 người chết, 64 người mất tích cùng rất nhiều thiệt hại về tài sản, cơ...