“Lộc trời” ở nơi có 2 nguồn nước, 1 kg rươi bằng 1 tạ thóc
Hồng Tiến, huyện Kiến Xương ( Thái Bình) là xã duyên giang sông Hồng có hệ thống ao hồ, sông ngòi thuận lợi cho phát triển thủy sản. Không những thế, vùng đất này còn được ban cho nhiều nguồn thủy sản phong phú, đa dạng, vô cùng độc đáo. Điều này không chỉ đưa Hồng Tiến trở thành miền quê đáng sống mà còn nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo của riêng mình.
“Tháng chín đôi mươi – tháng mười mùng năm”, cứ đến thời điểm này người dân Hồng Tiến lại bắt đầu vào vụ bắt rươi. Rươi sống quanh năm dưới đất, trong lớp bùn đáy hay trong các ruộng. Đến tháng 9, tháng 10 âm lịch, rươi lại nổi lên mặt ruộng.
Khai thác rươi tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Báo Thái Bình.
Ông Trần Văn Kiểm, Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy sản Hồng Tiến cho biết: Địa phương đã được trời ban cho nguồn nguyên liệu tự nhiên quý với nhiều đối tượng thủy sản phong phú, đa dạng như rươi, cáy, rạm, tôm cờ, tôm rảo, cá mòi. Đây là vùng giao thoa giữa hai nguồn nước nên các loài vật trên phát triển rất tốt, chất lượng sản phẩm cao, người dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và bảo vệ nên đã duy trì bảo tồn từ hàng trăm năm nay.
Con cáy-đặc sản nổi tiếng đất Hồng Tiến. Ảnh: mamcayhongtien.
Đặc biệt, theo ông Kiểm các loại đối tượng thủy đặc sản này có độ đạm, hàm lượng dinh dưỡng lớn, không dùng hóa chất, tốt cho sức khỏe nên giá trị sản phẩm rất cao. Tính bình quân 1kg rươi bằng cả 1 tạ thóc, tương đương với 400.000 đồng/kg và 1kg cáy có giá từ 80.000 – 100.000 đồng. Để bảo vệ được nguồn nguyên liệu quý này, xã quy hoạch tạo điều kiện cho người dân thuê đất để khai thác, HTX chịu trách nhiệm quản lý, điều tiết nước, khoa học kỹ thuật, thu mua và chế biến sản phẩm.
Video đang HOT
Sản phẩm mắm cáy Hồng Tiến thơm ngon nức tiếng. Ảnh: Báo Thái Bình.
cụ để lại, con cháu chỉ việc làm theo kinh nghiệm bằng phương pháp thủ công truyền thống rồi đem bán ra thị trường. Chỉ đơn giản là làm với muối trắng nhưng rất đậm đà, thơm ngon làm cho bữa cơm dân dã, đạm bạc thêm hương vị hấp dẫn. Nhất là gần đây HTX lại thu mua để xây dựng thương hiệu mắm cáy thì sản phẩm lại càng nổi tiếng và có nhiều khách tới đặt mua hơn.
Mô hình nuôi tôm thẻ của gia đình ông Ngô Văn Đẳng (thôn Nam Tiến, xã Hồng Tiến).
Mặc dù không có vùng nguyên liệu như các nhà khác nhưng mỗi năm bà Sen cũng thu mua trên 8 tạ cáy để làm. Để mắm cáy ngon, ngoài việc phải chọn những con cáy mẩy, đen, làm theo phương pháp dân gian thì ngay từ hạt muối để làm cũng phải trắng, sạch. Với cách làm cẩn thận, sạch sẽ, bình quân mỗi lít mắm cáy bà Sen bán 130.000 đồng.
Ngoài thế mạnh trên, Hồng Tiến còn quy hoạch 140ha để nuôi trồng thủy sản, trong đó 112 hộ có diện tích lớn.
Thương lái thu mua đặc sản rươi khai thác trên địa bàn xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Báo Thái Bình.
Anh Đặng Văn Đằng, thôn Nam Tiến cho biết: Thực hiện chuyển đổi từ năm 2005 với trên 1ha ao nuôi thủy sản mỗi năm cho gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng. Từ năm 2017 tôi bắt đầu cải tạo ao nuôi thay đổi cách làm truyền thống đưa tôm thẻ vào sản xuất. Bình quân mỗi vụ anh Đằng xuống 15 vạn con tôm giống, mỗi năm thu hoạch 2 vụ cho sản lượng khoảng 4 tấn tôm với giá bình quân 160.000 đồng/kg tôm thương phẩm. Hiện nay, trong khu chuyển đổi hầu hết các hộ đều đưa tôm thẻ vào nuôi theo mô hình công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi cá truyền thống.
Đặc biệt, năm 2016, HTX đã tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, từ đó doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX ngày càng tăng. HTX chủ động liên kết với các công ty có uy tín bao tiêu sản phẩm thủy sản cho xã viên, giúp ổn định giá cả, yên tâm đầu tư sản xuất đồng thời hỗ trợ xã viên kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh trên đối tượng nuôi.
Theo Thu Thủy (Báo Thái Bình)
Xã nghèo bắt dân nộp tiền tổ chức lễ hội đâm trâu
UBND xã Hồng Tiến, TX Hương Trà, Thừa Thiên - Huế có kế hoạch tổ chức lễ hội đâm trâu vào tháng 11/2018, yêu cầu mỗi hộ dân đóng góp 300.000 đồng, khiến nhiều người dân bức xúc.
Lễ hội Ariêu Car tổ chức ngày 10/3/2016 đã bỏ đi phần lễ đâm trâu
Bắt dân nộp tiền để mời lãnh đạo, tổ chức tiệc
Theo ông Lê Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến, lễ hội đâm trâu là nét văn hóa truyền thống của đồng bào Pa Hy trên địa bàn. Trước đây, theo dự kiến 5 năm sẽ tổ chức lễ hội một lần. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, địa phương dự kiến 10 năm tổ chức lễ hội một lần. Lần gần đây nhất địa phương tổ chức lễ hội đâm trâu vào tháng 11/2008.
Năm nay, các già làng, trưởng bản tại địa phương này đã tổ chức họp và thống nhất tổ chức lễ hội vào ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11. Sau khi các già làng, trưởng bản đồng ý phương án, chính quyền xã (đại diện là các trưởng thôn) đứng ra vận động nhân dân đóng góp mỗi hộ 300.000 đồng. Cũng theo ông Hòa, xã Hồng Tiến có 347 hộ dân (trong đó có 46 hộ nghèo), các hộ nghèo "nộp thì tốt, không nộp cũng không sao", các hộ còn lại đều phải nộp. Số tiền trên sẽ được dùng để thuê rạp, mời lãnh đạo, tổ chức tiệc... trong thời gian diễn ra lễ hội đâm trâu.
Theo người dân xã Hồng Tiến, phần lớn các hộ gia đình trên địa bàn hiện làm nương rẫy, điều kiện kinh tế khó khăn. Trong khi đó, số tiền phải đóng góp 300.000 đồng không nhỏ. "Nghèo biết lấy đâu ra tiền đóng, mà không đóng thì sợ khi có giấy tờ cần xã chứng thực bị trả về với lý do chưa nộp tiền", bà Lê Thị M. lo lắng.
Trong khi đó, bà Hoàng Thị D. cho rằng, lễ hội đâm trâu "nhìn rất ghê" nên bà không muốn xem, không muốn xã tổ chức.
Đã yêu cầu trả lại tiền
Chiều 4/9, ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, UBND xã Hồng Tiến không báo cáo với UBND TX Hương Trà cũng như không báo cáo xin đăng ký với Sở VH&TT tỉnh về việc tổ chức lễ hội đâm trâu. Việc làm trên của xã Hồng Tiến là hoàn toàn sai với văn bản hướng dẫn của Bộ cũng như UBND tỉnh.
Liên quan vụ việc xã Hồng Tiến tổ chức lễ hội đâm trâu, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) vừa có công văn đề nghị Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế kiểm tra, xác minh để có biện pháp chấn chỉnh, kịp thời xử lý những vi phạm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Đồng thời, tiến hành rà soát hồ sơ về nguồn gốc, quy trình tổ chức lễ hội đâm trâu trên địa bàn tỉnh, không cấp phép tổ chức lễ hội có nội dung kích động bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc. Cục yêu cầu gửi kết quả xác minh trước ngày 10/9.
Sau khi nhận thông tin, Thanh tra Sở VH&TT đã làm việc với UBND xã Hồng Tiến. Kết quả làm việc cho thấy, UBND xã đã chủ trương thu tại hai nơi: Một nơi nhân dân đến nộp cho trưởng thôn, một nơi nhân dân đến nộp tại UBND xã và đã thu khoảng 10 triệu đồng. Sau khi làm việc, Sở đã yêu cầu địa phương trả lại tiền cho người dân từ ngày 30/8.
Theo ông Dũng, mặc dù trong tập tục của đồng bào dân tộc ít người đã có hoạt động này, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đã không còn phù hợp bởi thể hiện tính tàn bạo, man rợ mà con người không nên thực hiện. Những năm qua, Sở đã vận động và hầu hết các địa phương đều có thái độ chấp hành nghiêm túc. Ông Dũng cũng cho biết, ngày hội đại đoàn kết được xã tổ chức sắp tới có nhiều hoạt động, trong đó hình thức đâm trâu không phù hợp với đời sống hiện tại nên sẽ không thực hiện và Sở cũng đã báo cáo UBND tỉnh và Bộ VH-TT&DL.
Ông Nguyễn Xuân Ty, Chủ tịch UBND TX Hương Trà cho biết, chủ trương thu tiền của người dân để tổ chức lễ hội đâm trâu là việc làm tùy tiện của chính quyền xã Hồng Tiến. UBND thị xã đã chỉ đạo lập đoàn công tác làm việc với xã Hồng Tiến, đồng thời sẽ xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể ở xã Hồng Tiến đã chủ trương làm việc này.
Duy Lợi
Theo baogiaothong
Cha thương binh què cụt nuốt nước mắt chăm con tai nạn giao thông Con trai bị tai nạn giao thông hiện đang trong tình trạng hôn mê sâu, mẹ bị bệnh tim nặng, chỉ còn người cha là thương binh 61% cụt tay, cụt chân hàng ngày nặng nhọc lê từng bước chăm con ở bệnh viện. Song, điều khó khăn hơn cả là gia đình họ đang không còn khả năng vay được tiền cứu...