Lộc Hà gấp rút triển khai nhiều biện pháp bảo vệ đàn lợn 12.355 con
Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) “tấn công” đàn gia súc các huyện lân cận, những ngày này, các địa phương ở huyện Lộc Hà ( Hà Tĩnh) đang gấp rút triển khai các biện pháp ngăn ngừa, quyết tâm không để dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn 12.355 con.
Ông Hồ Sỹ Liên – cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hồng Lộc cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 2.400 con lợn. Để phòng chống DTLCP, chúng tôi vừa tổ chức phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi tại các điểm chợ, khu chăn nuôi nông hộ (đang nuôi 600 con). Ngoài ra, chúng tôi cũng đã nhận, cấp 60 lít hóa chất, 2 tạ vôi bột cho khu chăn nuôi tập trung (đang nuôi 1.800 con) để họ tự phun, rắc. (Trong ảnh: Lực lượng chuyên môn phun hóa hóa khử trùng ở chợ Hồng Lộc).
Với tinh thần “không để xảy ra dịch rồi mới dập”, các địa phương khác ở Lộc Hà cũng đã tập trung phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột tại các trục đường chính, các khu vực tiềm ân nguy cơ xây ra dịch bệnh cao; nhất là ở Hộ Độ, Thạch Mỹ, Hồng Lộc, Ích Hậu, Thịnh Lộc… (Trong ảnh: Phun hóa chất trong các chuồng trại nuôi lợn quy mô nông hộ ở Tân Lộc).
Hoạt động phun tiêu độc khử trùng môi trường chủ yếu được tập trung tại các khu vực có nguy cơ phát dịch cao như: các địa điểm trước đây đã từng xẩy ra dịch, vùng chăn nuôi tập trung, chợ buôn bán gia súc, các trục đường chính… (Trong ảnh: bà con nhân dân và lực lượng chuyên môn rắc vôi phòng dịch trên các trục đường vào khu chăn nuôi tập trung ở Thạch Mỹ).
Video đang HOT
Đến thời điểm này, ngoài khoảng 9 tấn vôi bột thì các địa phương ở Lộc Hà đã sử dụng 1.700 lít hóa chất được cấp phát (riêng trong 10 ngày gần đây sử dụng 600 lít) để ngăn dịch. Hóa chất được sử dụng hiệu quả, phun đúng quy trình, quy định, liều lượng (Trong ảnh: lực lượng chuyên môn phun hóa chất và rắc vôi ngăn dịch trên trục đường Vượng – An).
Ngoài ra, để bảo vệ đàn lợn trước dịch bệnh, UBND huyện Lộc Hà cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các phòng ngành, địa phương, Nhân dân vào cuộc; thường xuyên thông tin, tuyên truyền để nhân cao nhận thức, ý thức phòng chống dịch cho người dân; tăng cường kiểm soát giết mổ, tiêm phòng… (Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi Lộc Hà kiểm tra hoạt động giết mổ ở Thạch Châu).
Thủ tướng: Tiếp tục tìm kiếm những người còn mất tích trong bão số 9
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ ngành, địa phương liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 9, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Ảnh hưởng của bão số 9 vừa qua đã làm tốc mái nhà của người dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Ảnh: Công luận
Bão số 9 là một trong những cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua đổ bộ vào miền Trung làm 80 người chết và mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị sập đổ, trên 170.000 nhà và hàng trăm trường học tốc mái, hư hại, nhiều công trình kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, đê điều bị hư hỏng.
Để giúp các tỉnh miền Trung, đặc biệt các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng khắc phục hậu quả bão số 9, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương liên quan trong thời gian tới phải tập trung khắc phục, sớm thông tuyến giao thông, bao gồm cả quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã,... để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn và cứu trợ, cũng như bảo đảm giao thông đi lại cho người dân.
Tiếp tục tìm kiếm những người còn mất tích
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tìm kiếm những người còn mất tích, nhất là tại các khu vực sạt lở ở tỉnh Quảng Nam và các ngư dân còn mất liên lạc của tỉnh Bình Định. Tiếp tục hỗ trợ điều trị, chăm sóc những người bị thương.
Kịp thời làm tốt công tác thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là gia đình có người bị tử nạn, mất tích, sập đổ nhà. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp ở địa phương.
Đồng thời, tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống cho người dân, không được để người dân không có chỗ ở, thiếu đói, bệnh tật.
Cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương huy động lực lượng quân đội, công an, đoàn viên thanh niên hỗ trợ người dân sửa chữa lại nhà cửa, bằng mọi biện pháp tiếp cận hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là ở các khu vực bị chia cắt do đường giao thông bị sạt lở.
Bảo đảm sinh kế cho người dân
Theo Thủ tướng, việc khắc phục hậu quả bão, lũ cần huy động hệ thống chính trị ở địa phương; Tỉnh ủy, chính quyền các địa phương cần ban hành Nghị quyết để huy động lực lượng, chủ động bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ cả trước mắt và lâu dài, trong đó cần chủ động rà soát, sắp xếp dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, kết hợp với bảo đảm sinh kế cho người dân.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng trong điều kiện bảo đảm an toàn) để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, hàng cứu trợ kịp thời cho người dân, nhất là tại các khu vực còn bị chia cắt giao thông.
Bộ Công Thương chỉ đạo khôi phục nhanh hệ thống điện, sản xuất công nghiệp; có phương án cung ứng đủ hàng hóa, tăng cường kiểm soát thị trường, không để tình trạng khan hiếm hàng dẫn tới tăng giá bất hợp lý, tiêu thụ hàng giả, kém chất lượng; rà soát, kiểm tra, kịp thời triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vận động toàn ngành, toàn quốc hỗ trợ trang thiết bị giảng dạy, sách vở và đồ dùng học tập cho các trường học, cơ sở giáo dục bị thiệt hại nặng nề do bão số 9 tạo điều kiện cho học sinh trở lại trường.
Bộ Y tế chỉ đạo hỗ trợ điều trị cho người bị thương, bảo đảm công tác khám, chữa bệnh cho người dân vùng bị bão lũ, hướng dẫn xử lý nguồn nước sinh hoạt, xử lý môi trường, không được để phát sinh bệnh dịch sau bão lũ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo chuẩn bị giống cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ địa phương phục hồi sản xuất; kiểm tra đê điều, hồ đập thủy lợi, kịp thời sửa chữa khắc phục sự cố hồ đập để chủ động ứng phó và bảo đảm an toàn trong những đợt bão, lũ tới.
Hà Tĩnh chủ động khoanh vùng dịch tả lợn châu Phi trong phạm vi hẹp Nhiều địa phương ở Hà Tĩnh tái nhiễm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), buộc chính quyền và người dân phải thực hiện đồng bộ các biện pháp để khoanh vùng dịch trong phạm vi hẹp, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi. Cơ quan chức năng thực hiện tiêu huỷ lợn bị nhiễm bệnh tại huyện Vũ Quang. Từ tháng 10...