Lóc cóc chả nướng ống tre
Màu sắc bắt mắt cùng vị béo, thơm của miếng chả nướng bao quanh ống tre bóng màu thời gian là điểm khác biệt mà du khách mỗi khi đến Huế không nên bỏ qua…
Từng có thời gian vắng bóng dễ đến 15 năm dù chả nướng ống tre chất lượng tương đương với “người anh em” chả lụa, chả quế, chả bò… Lý do, ngay cả với bà Châu có nghề làm nem, chả 3 đời ở đường Đào Duy Anh cũng không rõ.
Lần “tái xuất” này, ngoài có thể ăn riêng hoặc kèm với bánh mỳ, gần đây, chả nướng ống tre còn hiện diện trong thực đơn của nhiều nhà hàng, tiệc cưới với “vai trò” thay cho những món khai vị “truyền thống” và được nhiều thực khách đón nhận.
Thông thường, mỗi ống tre dài 1 mét, đắp lên 2-3 kg chả, thời gian nướng tầm 30-45 phút tùy theo trọng lượng. Nguyên liệu, cách làm cũng như chả lụa, chả quế thông thường. Tuy nhiên, để khi nướng không cháy, tăng thêm độ béo, thơm và cũng là sự khác biệt, ngoài ngũ vị hương, cứ mỗi ký thịt nạc quết, trung bình người làm trộn thêm 2 lạng mỡ gáy xắt hạt lựu.
Chả nướng ống tre thường bán trong ngày. Và khi theo chân các chị, các mẹ, mùi thơm của chả cứ vấn vương khắp phố phường cùng tiếng lóc cóc “Ai… chả ống tre”…
Bà Châu (đường Đào Duy Anh) chia sẻ, sau khi quết xong cần thời gian để chả cô lại mới bám dính vào ống tre…
… và phải đắp làm sao để khi nướng chín đều chính là bí quết của nghề này
Video đang HOT
Trong thời gian đợi đắp chả, than hoa đã được chuẩn bị sẵn sàng
Vừa nướng, người ta vừa phết lên một lớp dầu ăn, mật ong cùng ngũ vị hương để tạo màu và mùi
Cây chả 3kg được nướng chín sau khoảng 35 phút lăn đều trên than hoa
Thật khó cưỡng trước những ống chả bắt mắt, thơm nức mũi
Mới 6h sáng đã có khách đến lấy hàng v ới giá sỉ 150 ngàn đồng/kg
Dì Na có thâm niên hơn 10 năm làm chả bán kèm bánh mỳ trong chợ Đông Ba. “Từ 6h sáng đến khoảng 10h là bán hết ống chả 2kg”, dì Na nói.
Kết hợp với tương ớt, muối tiêu, rau răm và dưa leo, bánh mỳ chả nướng ống tre là một trong những món ăn đường phố ngon và rẻ mà du khách nên thử mỗi khi đến Huế
Tìm lại hương vị bún chả que tre Hà Nội
Miếng chả nướng kẹp que tre cháy xèo xèo trên bếp than, tỏa hương thơm đầy gọi mời. Khi miếng thịt vừa chín tới, chủ quán sẽ thả ngay vào bát nước chấm pha sẵn, bày cùng đĩa bún và giỏ rau mang ra phục vụ khách.
Bún chả từ lâu đã trở nên món ăn thân thuộc với người dân Thủ đô. Không chỉ vậy, qua lời tả của các nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Băng Sơn, bún chả còn là nét tinh túy trong ẩm thực Hà Thành.
nhắc đến ẩm thực Hà Nội xưa, hầu hết không ai có thể quên bún chả kẹp que tre. Món ăn giản dị mà thấm đượm hương vị làng quê Bắc Việt này cũng là thứ quà mà ai bước chân đến Hà Nội cũng nên một lần nếm thử. Trong khi phần bún và nước chấm tương đồng so với các loại truyền thống khác, cách chế biến chả chính là điểm khác biệt nổi trội. Thay vì kẹp vỉ sắt để nướng, người ta dùng que tre và tạo nên hương vị riêng biệt cho món ăn.
Cái làm nên vị ngon khó cưỡng của bún chả que tre là nước chấm chua ngọt dùng kèm rau sống gồm xà lách, kinh giới, vài cọng ngổ, mùi tàu, tía tô, giá đỗ. Ảnh: monngonvietnam
Bún chả que tre vẫn gồm hai loại chả miếng và chả viên như thông thường. Tuy nhiên, phần chả viên còn có lá xương sông hoặc lá lốt bọc bên ngoài. Chả miếng là thịt ba chỉ lạng mỏng, ướp mắm, đường, tiêu và cả hai loại đều kẹp vào những chiếc que tre nhỏ.
Đây có thể là tre tươi hoặc ống giang, ống nứa. Tre cũng góp phần tạo nên hương vị cho thịt nướng. bởi thế, tre được chọn là những thanh tươi, non. Các miếng thịt kẹp giữa hai thanh tre vót dẹt, buộc một đầu bằng lạt, đem nướng trên chậu than hoa và quạt đều tay.
Mẹt bún chả que tre gợi nhớ về một món ăn xưa cũ, ghi dấu ấn trong lòng người Hà Nội. Ảnh: Quang Lâm
Người nướng thịt cũng cần khéo léo để giữ lửa vừa, luôn lật tay sao cho bên ngoài miếng thịt xém vàng giòn, bên trong mềm và phảng phất mùi thơm hăng của tre, tạo nên hương vị đặc trưng quyến rũ. Khi có khách, chủ quán nhanh tay gỡ thịt và thả vào bát nước mắm chua ngọt pha sẵn là có ngay món ngon để phục vụ.
Một suất bún chả que tre khoảng 30.000 - 35.000 đồng. Ảnh: Monngonvietnam
trước đây, bún chả que tre có thể mua mang đi. Thay vì chấm mắm, người ta dùng cùng muối tiêu, gói bằng lá chuối. Ngày nay, cách làm này không còn nhưng người Hà Nội hoài cổ, sành ăn vẫn thường tìm đến những quán quen trong ngõ chợ Đồng Xuân, phố Lương Ngọc Quyến hay Nguyễn Du để tận hưởng món chả nướng mang phong cách cổ truyền này. Qua món ăn, họ nhớ về thú ăn chơi rất xưa của Hà Nội còn sót lại.
Theo Internet
Đầu bếp tiết lộ tuyệt chiêu khiến gan mềm ngon "một phát ăn ngay", khô sợ bị khô Gan lợn là thực phẩm được nhiều người ưa thích nhưng đây không phải là một món ăn dễ chế biến. Hãy học ngay cách xào gan lợn cực chuẩn dưới đây: 1. Mẹo xào gan lợn không khô Chuẩn bị: - 300g gan heo - 1 nhánh hành lá - 1/2 quả ớt chuông xanh, 1 quả ớt đỏ (nếu bạn thích...