“Lọc” cát biển bắt ốc cườm bé tẹo như cúc áo, bỏ túi tiền triệu
Để săn được ốc cườm, ngư dân Nghệ An chế dụng cụ đơn giản để cào thụt lùi trên cát biển, họ có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Ngư dân săn bắt ốc cườm tại các bãi biển Quỳnh Lưu. Ảnh: Việt Hùng
Nghề cào bắt ốc cườm chỉ mới xuất hiện khoảng 2 năm nay tại các vùng ven biển Nghệ An. Có mặt tại bãi biển xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu), chứng kiến nhiều ngư dân đang tập trung từng nhóm 2 – 3 người để cào bắt ốc cườm.
Ngư dân Hồ Văn Tình ở xã Quỳnh Lương cho biết, liên tục từ tháng 5 đến nay, ngày nào anh cũng ra biển để cào bắt loại ốc này.
Xác định được thủy triều lên xuống, ngư dân săn được từ 3 – 5 tạ mỗi ngày, thu về tiền triệu. Ảnh: Việt Hùng
“Lúc nào thủy triều xuống khoảng 2/3 bãi triều là thuận lợi cho việc cào ốc cườm. Chúng tôi chia nhau mỗi người một công việc, người thì cào ốc, còn người ở phía trên sàng đãi, chọn lọc những con to để cho vào bao. Khi nào thủy triều lên là chúng tôi ra về. Toàn bộ ốc cườm sẽ được nhập cho đầu mối, có ngày thu hơn 1 triệu đồng, bình quân từ 500.000 – 700.000/ngày” – ngư dân Tình cho hay.
Video đang HOT
Dụng cụ cào bắt ốc cườm được ngư dân tự chế bằng chiếc khung hình chữ nhật và đi thụt lùi để cào bắt. Ảnh: Việt Hùng
Dụng cụ của ngư dân săn ốc cườm rất đơn giản, họ chế thanh lưỡi thép thành khung hình chữ nhật có chiều dài 60 cm, rộng 30 cm; sau đó gắn một túi lưới theo hình khung dài khoảng 3 – 4 m. Khi ra mép biển, họ cầm dụng cụ này đi thụt lùi rồi cào xuống lớp cát, toàn bộ ốc sẽ lọt vào lưới, đến khi nặng lưới sẽ đưa lên bờ.
Ốc cườm rửa sạch cho vào nồi hấp gừng với lá chanh, sau đó đãi lấy ruột chế biến làm món ăn phù hợp vào mùa hè. Ảnh: Việt Hùng
Ngư dân Nguyễn Văn Hưng ở xã Quỳnh Bảng làm nghề này cho biết, nghề này đòi hỏi ngư dân phải nắm được việc thủy triều lên xuống từng giờ; nếu thủy triều lên cao thì không thể cào được mà khi thủy triều xuống quá thấp càng khó hơn.
Ốc cườm hay còn gọi là ốc gạo chỉ nhỏ bằng chiếc cúc áo và xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất từ tháng 11 đến hết tháng 3 âm lịch của năm sau.
Mỗi ngày ngư dân Nghệ An săn được hàng tấn ốc cườm nhập cho nhà hàng với giá 7.000 đồng/kg. Ảnh: Việt Hùng
Sản phẩm ốc cườm đánh bắt được sẽ nhập cho các đầu mối lớn ở thành phố Vinh, ra tỉnh Thanh Hóa với giá 7.000 – 10.000 đồng/kg.
Ốc cườm sau khi gỡ ruột, được chế biến bằng nhiều cách như rang sả ớt, lá chanh ăn kèm với bánh đa, món ăn này rất thích hợp vào mùa hè.
Theo Việt Hùng (Báo Nghệ An)
Trung Quốc điều tàu, trực thăng tới hỗ trợ tìm kiếm ngư dân Việt Nam mất tích
Trung Quốc điều động 8 tàu và 2 trực thăng tới hỗ trợ lực lượng cứu hộ Việt Nam trong công tác tìm kiếm các thuyền viên mất tích hôm 28/6.
Liên quan tới hoạt động tìm kiếm, cứu nạn sau vụ va đâm giữa tàu cá của ngư dân Nghệ An với tàu chở hàng hôm 28/6 ở khu vực các đường phân định Vịnh Bắc Bộ 14,5 hải lí về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chiều ngày 4/7 cho biết:
"Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 29/6, Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đề nghị cơ quan chức năng của Trung Quốc hỗ trợ khẩn cấp, phối hợp với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam tổ chức tìm kiếm các ngư dân còn mất tích".
Khu vực tàu cá gặp nạn. (Ảnh: Báo Nhân dân)
Trên cơ sở đề nghị của Việt Nam, Trung Quốc đã điều 8 tàu và 2 trực thăng tới khu vực trên để phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
Hiện nay, đội cứu hộ cứu được 9 ngư dân, tìm được 1 thi thể và 9 ngư dân khác vẫn đang mất tích.
Bà Hằng cho biết Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục cập nhật thông tin, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để nhanh chóng tìm kiếm các ngư dân mất tích.
Theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó Sự cố, Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn Việt Nam, vào lúc 13h05 ngày 28/6, tàu cá NA 958899 TS chở 19 ngư dân Việt Nam gặp nạn sau khi va chạm với tàu chở hàng Pacific 01.
Vụ va chạm khiến tàu cá bị chìm, 19 thuyền viên trên tàu rơi xuống biển. Lúc này, tàu Pacific 01 đã dừng lại, thả xuồng cứu 10 ngư dân, tuy nhiên 1 người đã thiệt mạng.
Ngay sau tai nạn, nhóm thợ lặn do Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam thuê gồm 5 người đã có mặt tại hiện trường để tìm kiếm các thuyền viên. Cùng với nhóm thợ lặn, tại hiện trường còn có 4 tàu chuyên dụng và nhiều tàu cá của ngư dân với trên 100 người tham gia tìm kiếm người mất tích.
Tới cuối ngày 2/7, do thời tiết chuyển biến xấu, công việc tìm kiếm bị gián đoạn tạm thời nhưng nhanh chóng được nối lại sau khi áp thấp nhiệt đới đi qua.
SONG HY
Theo VTC
Độc đáo nghề làm ốc mỹ nghệ ở Sầm Sơn Tận dụng những 'phế phẩm' của biển như vỏ ốc các loại, qua bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra nhiều sản phẩm lưu niệm độc đáo. Những vỏ ốc thô sơ bỗng trở nên có hồn, với nhiều hình hài, màu sắc mang đậm chất biển. Sản xuất ốc mỹ nghệ tại cơ sở của gia đình chị Nguyễn...