Lốc bụi trên vệ tinh sao Thổ
Phần lớn các nhà khoa học cho rằng, lốc xoáy không thể hình thành trên Titan – vệ tinh sao Thổ, bởi vì khí quyển Titan rất đậm đặc. Tuy nhiên, trong thực tế, những cơn lốc bụi xuất hiện khá nhiều trên Titan.
Vệ tinh Titan.
Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, là vệ tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có sông, hồ chứa methane lỏng và có những cơn lốc bụi. Tàu thăm dò vũ trụ Cassini (kết quả hợp tác của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Italy (ASI) còn phát hiện cả những cơn bão bụi trên Titan, tuy nhiên những sự kiện này không đủ để giải thích sự hình thành hệ tầng địa chất, cụ thể là những cồn bụi, bao phủ khoảng 17% diện tích bề mặt vệ tinh này.
Sự hiện diện của bụi, bao gồm vật chất hữu cơ, trên Titan đã được khẳng định trong những nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, cách phân phối lượng bụi này vẫn còn là bí mật.
Các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình khí tượng học và nghiên cứu dữ liệu do tàu Cassini thu thập để từ đó rút ra kết luận rằng, chuyển động của vật chất hữu cơ trên Titan là khả thi nhờ những cơn lốc bụi.
“Gió trên bề mặt Titan thường rất yếu. Các cơn lốc bụi có thể là một trong những cơ chế chủ yếu để phân phối bụi trên bề mặt vệ tinh này” – Nhà khoa học Brian Jackson ở ĐH Boise State (Mỹ), cho biết.
Những cơn lốc bụi hình thành trong điều kiện thời tiết khô ráo. Nếu ánh sáng Mặt trời sưởi ấm bề mặt Titan, thì một phần không khí bề mặt bắt đầu dâng lên, tạo thành những xoáy lốc nhỏ.
“Khi tính lượng bụi mà lốc bụi có thể mang theo, phụ thuộc vào vận tốc gió, chúng tôi thấy rằng, dường như lốc bụi có khả năng mang theo nhiều bụi hơn so với tính toán. Có thể có một cơ chế gì đó giúp phân phối lượng bụi này hoặc có thể các phương trình tính toán của chúng tôi là sai” – ông Brian Jackson nói.
Các cơn lốc bụi xuất hiện cả trên Trái đất lẫn trên sao Hỏa. Chúng cũng có thể hình thành trên Titan, tuy nhiên điều này cần được kiểm chứng. Chúng ta sẽ phải chờ đợi kết quả một thời gian nữa. Sứ mệnh vũ trụ tiếp theo khám phá Titan dự kiến diễn ra vào năm 2034.
Những hiểu biết mới về nguồn gốc của gió mặt trời
Hình ảnh từ vệ tinh Hinode, Nhật Bản đã làm sáng tỏ thêm từ trường mặt trời và nguồn gốc của gió mặt trời.
Dữ liệu từ vệ tinh Hinode, Nhật Bản cho thấy sóng từ có vai trò quyết định trong việc đưa gió mặt trời vào không gian. Gió mặt trời là một luồng khí tích điện được đẩy ra khỏi Mặt Trời theo mọi hướng ở tốc độ gần 1 triệu dặm mỗi giờ.
Hiểu rõ hơn về gió mặt trời có thể dẫn đến dự đoán chính xác hơn về các sóng bức xạ gây tổn hại trước khi chúng chạm tới các vệ tinh.
Nguồn ảnh: Scientific American
Làm thế nào gió mặt trời được hình thành và cung cấp năng lượng đã là chủ đề tranh luận trong nhiều thập kỷ. Về nguyên tắc, sóng Alfven có thể truyền năng lượng từ bề mặt Mặt trời qua bầu khí quyển của nó vào gió mặt trời.
Bởi vì điều này, sóng Alfven mang từ tính mạnh mẽ trong khí tích điện gần Mặt trời, nó luôn là một ứng cử viên hàng đầu như một lực lượng "chính" trong sự hình thành gió mặt trời.
Trong khí quyển mặt trời, sóng Alfven được tạo ra khi chuyển động đối lưu và sóng âm đẩy từ trường xung quanh, hoặc khi các quá trình chuyển động tạo ra dòng điện cho phép từ trường thay đổi hình dạng hoặc kết nối lại.
"Cho đến nay, sóng Alfven vẫn không thể quan sát được vì độ phân giải hạn chế của các dụng cụ có sẵn", Alexei Pevtsov, nhà khoa học chương trình Hinode từ Trụ sở NASA ở Washington, nói. "Với sự giúp đỡ của Hinode, giờ đây chúng tôi có thể thấy bằng chứng trực tiếp về sóng Alfven, điều này sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ bí ẩn về cách gió mặt trời được hình thành."
Sử dụng kính viễn vọng tia X độ phân giải cao của Hinode, một nhóm do Jonathan Cirtain, nhà vật lý năng lượng mặt trời tại Trung tâm bay không gian Marshall của NASA ở Huntsville, Alabama đã có thể nhìn sâu vào các cực của Mặt trời và quan sát số lượng tia X kỷ lục được bắn ra.
Các luồng tia X này như đài phun nước bắn ra plasma nóng di chuyển với tốc độ siêu khủng.
Với độ nhạy cao hơn của Hinode, nhóm của Cirtain đã quan sát trung bình 240 luồng tia X bắn plasma mỗi ngày.
Họ kết luận rằng sự kết nối lại từ tính, một quá trình trong đó hai từ trường tích điện trái dấu va chạm và giải phóng năng lượng, thường xuyên xảy ra trong khí quyển gần bề mặt Mặt trời. Sự tương tác này tạo thành cả sóng Alfven và sự bùng nổ của năng lượng plasma trong các tia X-quang.
"Những quan sát này cho thấy mối quan hệ rõ ràng giữa quá trình kết nối lại từ tính và sự hình thành sóng Alfven trong các nguồn tia X," Cirtain nói.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
Mưa lạ trên các thiên cầu Trên Trái đất, từ 'mưa' hay 'tuyết' thường khiến chúng ta liên tưởng tới nước, bởi lẽ về cơ bản chỉ có nước rơi từ trên trời xuống. Trong thực tế, sự việc trở nên phức tạp hơn bởi 'nước' không chỉ là 'nước'. Phần lớn lượng mưa từ vệ tinh Enceladus rơi vào vành đai Sao Thổ. Chúng ta có mưa đá,...