Lộc bình bằng gỗ nguyên khối cao bằng… nhà 2 tầng
Một chiếc lộc bình bằng gỗ Sao xanh nguyên khối với chiều cao tương đương tòa nhà hai tầng đang được trưng bày tại Hội chợ Nông nghiệp và Thương Mại Bắc Trung Bộ năm 2012, diễn ra tại Thanh Hóa.
Từ ngày 4 – 10/12, những người đến tham quan, mua sắm tại Hội chợ Nông nghiệp và thương mại Bắc Trung Bộ – Thanh Hoá 2012 đang diễn ra tại Thanh Hoá, được chiêm ngưỡng một lộc bình (còn gọi là độc bình vì người chơi thường chỉ trưng bày một chiếc) được cho là “độc nhất vô nhị ở Việt Nam” của Công ty TNHH Sơn Phước (Phú Yên).
Lộc bình được cho là “độc nhất vô nhị ở Việt Nam” tính đến thời điểm này.
Theo các nghệ nhân của Công ty Sơn Phước, chiếc lộc bình được làm bằng thân cây gỗ Sao xanh nguyên khối, có tên là “Lộc bình ông Thọ” với chiều cao 5,8m (tương đương một toàn nhà hai tầng), đường kính thân chỗ to nhất gần 2m.
Anh Phạm Xuân Vẽ, nhân viên bán hàng của Công ty Sơn Phước, cho biết: “Chiếc lộc bình này được công ty chế tác năm 2011. Để chế tác, 6 công nhân của công ty phải làm việc trong vòng 6 tháng. Đây là chiếc độc bình bằng gỗ nguyên khối lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chúng tôi đã làm hồ sơ để gửi xin xác nhận kỷ lục cho chiếc lộc bình này”.
Được biết cây gỗ Sao xanh này có nguồn gốc từ Tây Nguyên. Các nghệ nhân đã chế tác lộc bình theo hình khối của thân cây. Trước khi trở thành tác phẩm nghệ thuật, thân cây gỗ Sao xanh này đã có nhiều năm nằm dưới lòng suối. Chiếc lộc bình độc đáo này được rao bán với giá khá “khủng”: 850 triệu đồng.
Ngoài ra, người tham gia hội chợ còn được chiêm ngưỡng nhiều bộ bàn ghế bằng gỗ quý giá hàng trăm triệu đồng và nhiều sản phẩm làm từ gỗ hoá thạch…
Chữ Lộc được khắc trên cây lộc bình.
Rễ cây được chế tác làm chân đế lộc bình
Video đang HOT
Bộ bàn ghế bằng gỗ hương có giá 220 triệu đồng.
Sản phẩm gỗ hoá thạch.
Hội chợ với các chương trình hoạt động như: Hội thảo tư vấn nông dân chuyên đề “Công cụ máy làm đất trong sản xuất nông nghiệp”; gặp gỡ trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại hội chợ; hội thảo “Liên kết vùng, sức mạnh kinh tế vùng Bắc Trung Bộ”, thu hút khoảng 100 doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trong và ngoài nước. Hội thảo sẽ là nơi giới thiệu tiềm năng kinh tế vùng để có chiến lược phát triển ổn định.
Theo Dantri
Làng Nhật Tân lo ế đào Tết
Những "nghệ nhân" trồng đào Tết làng Nhật Tân (Tây Hồ-Hà Nội) cho biết: năm nay, giá đào không biến động vì chưa chắc đã có người mua.
Mặc dù còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Quý Tỵ nhưng những "nghệ nhân" trồng đào cho biết vẫn chưa thể nhận định chắc chắn về tình trạng đào tết sẽ cung cấp cho thị trường Hà Nội trong năm nay.
Đào Tết đã tưới "nước mắt"
Đến làng đào Nhật Tân vào thời điểm này, những "nghệ nhân" trồng đào đang thoăn thoát trút bỏ những cánh lá non cuối cùng còn sót lại sau khi đã được trút lá gần hết vài ngày trước. Theo những "nghệ nhân" trồng đào lâu năm, việc trút hết lá đào nhằm để nuôi nụ, và công đoạn này thường được làm trước khi thu hoạch chừng 1,5 - 2 tháng.
Để có những nụ đào to, đẹp, cần trút lá trước Tết chừng 1,5-2 tháng
Vốn là nghề cha truyền con nối bao đời nay, nhưng chị Thảo, chủ vườn đào Sơn Thảo tại đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ cho biết không thể nhận định được tình hình đào Tết tại thời điểm hiện tại vì "phải phụ thuộc vào thời tiết". Tuy nhiên, chị Thảo nghi ngại, mùa đào năm nay sẽ khó khăn hơn năm trước.
Năm nay, do mưa nhiều và dai dẳng, vườn đào 6 sào của chị Thảo tại bãi giữa sông Hồng thuộc phường Nhật Tân đã bị thối rễ khoảng 50 gốc đào vài năm tuổi. "Ra nhìn vườn đào mà rơi nước mắt", chị Thảo ngậm ngùi.
Tình trạng thối rễ cũng xảy ra với gần như tất cả các gia đình có vườn thuộc bãi trũng, hút nước. Một số người dân làng đào cho biết, thời điểm hiện tại, vùng đào này đã chết khoảng 30-40%.
Tại vườn chị Thảo, năm ngoái, giá thuê cây đào này là 10 triệu đồng
Theo kinh nghiệm của làng đào, nếu thời tiết lạnh vừa phải, khô ráo, đào sẽ được mùa và nở đẹp. Hiện, vụ đào đang ở thời điểm tuốt lá. Nếu tuốt sớm, cây sẽ ra lá mà không có hoa. Nếu tuốt muộn, nụ đào sẽ nhỏ, không kịp Tết.
Mặc dù đào làng đã hỏng không ít nhưng các chủ vườn đào cho biết, giá đào năm nay không có biến động bởi kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp, cơ quan phá sản không có dư tiền nghĩ đến thú chơi đào nên mặc dù chi phí đã đội lên nhiều so với năm ngoái nhưng "không thể tăng giá vô tội vạ".
Vườn đào Thuận Khánh của gia đình anh Thuận, phường Nhật Tân có hơn 300 gốc đào từ 5-10 tuổi. Vườn đào này, gia đình anh chủ yếu cho các cơ quan thuê chơi dịp tết từ ngày 23 tháng Chạp đến khoảng 16 tháng Giêng. Giá thuê đào mọi năm dao dộng từ 5-15 triệu đồng/cây. Nếu trừ tất cả chi phí, mỗi năm, gia đình anh chị thu về khoảng 120 triệu đồng/vụ đào. Tuy nhiên, anh Thuận cho hay, năm nay cũng chưa biết đào có được giá không bởi: ""Bây giờ chỉ mong có người đến thuê, mua là tốt lắm rồi", anh Thuận chia sẻ.
Cây nào này được một gia đình cán bộ cao cấp thuê với giá 10 triệu đồng tại vườn ông Thuận trong nhiều năm
Theo tiết lộ của người trồng đào, để có được một cây đào tết cũng khá công phu. Riêng công việc "tuốt lá" cho đào cũng rất tốn kém. Mỗi công "tuốt lá" là 200.000 đồng/người/ngày, cộng nuôi ăn. Đối với đào cho thuê, việc đánh từ bãi trồng về chậu cây cũng cần đến 5 người khỏe mạnh. Khi vận chuyển đến người thuê đào cũng mất chừng ấy nhân công...
Vất vả là vậy nhưng chị Thảo cho biết, không phải cây đào nào cũng ra hoa đều, đẹp, có giá trị. Với vườn đào hơn 200 gốc của mình, chị Thảo cho biết, mỗi năm chỉ có hơn 100 gốc đào có thể đem ra thị trường, không kể, mỗi cây đào chỉ có thể sống khoảng 3-5 năm nếu chuyên đánh lên trồng trong chậu cho thuê.
Chết nữa vẫn "bám" đào
Mang tiếng là có vườn đào 200 gốc nhưng mỗi năm nếu thắng lợi thì gia đình ông Nguyễn Văn Nam, phường Nhật Tân cũng chỉ lãi từ 45-50 triệu đồng bởi vườn đào của gia đình ông chỉ bán cành. Theo ông Nam, 50 triệu đồng/2 người/12 tháng, tính ra mỗi tháng, mỗi người chỉ được 2 triệu đồng/tháng nếu đào được mùa, còn như năm ngoái, do tính sai ngày khoanh gốc nên đào nở "be bét" trước Tết hơn 1 tháng nên "mất tết".
"Nếu không trồng đào, tiền đi làm thuê cao hơn, lại không phải thấp thỏm nhưng không thể bỏ đất đi làm thuê được", ông Nam buồn rầu.
Cố gắng bám đất, làm nghề trồng đào truyền thống của làng nhưng lúc nào cũng lo lắng, "không lo lấy gì mà sống nhưng thiên nhiên, trời đất làm thì phải chịu".
Bông hoa hiếm hoi nở trước Tết hơn 2 tháng
Mặc dù nghề trồng đào khắc nghiệt, dễ trắng tay nhưng chị Thảo, chủ vườn đào Sơn Thảo cho biết sẽ "không từ bỏ nghề cha truyền con nối".
"Gia đình tôi trong đất trồng đào Nhật Tân. Nghề này là nghề của cha mẹ nên tôi rất tâm huyết, trăn trở với nghề này. Chết thế, chết nữa tôi vẫn làm", chỉ Thảo quả quyết.
Khi được hỏi về đặc trưng hoa đào của làng, những "nghệ nhân" không giấu nổi niềm tự hào về "chất" đào bích, đào xác pháo mà hiếm có địa phương nào trồng được. Cũng như việc trồng đào Tết, quất Tết cũng ăn nhau ở chất đất. "Nhiều người đã mang quất Nhật Tân về văn Giang (Hưng Yên) nhưng quả quất nhỏ li ti, không to đều như tại nơi nó sinh ra", anh Chung, chủ vườn đào Chung Giang, phường Nhật Tân nói.
Phường Nhật Tân có hơn 1.000 hộ dân thì có hơn 1.000 hộ trồng đào với diện tích từ 35 - 37 ha. Gần 40ha trồng đào của phường Nhật Tân, nếu được mùa sẽ cung ứng thoải mái cho thị trường đào Hà Nội dịp tết. Thế nhưng theo những người trồng đào, được mùa hay không vẫn chưa thể nói trước vì phụ thuộc phần lớn vào thời tiết. Điều đó cũng có nghĩa là chưa thể biết được giá cả cho thú chơi đào ngày tết năm nay thế nào. Tuy nhiên, theo dự đoán của anh Trung, giá cả đào tết năm nay sẽ không có biến động lớn bởi theo mặt bằng chung của cả làng, đào đang phát triển rất tốt, không khan hiếm và sẽ đủ cung ứng cho người Hà Nội chơi tết.
Theo 24h
Đặc sắc nghệ thuật cắm hoa Ikebana Trong buổi giao lưu doanh nhân hướng tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản sẽ được thưởng thức nghệ thuật cắm hoa đặc sắc. Ngày 2-12, tại Trung tâm phát triển phụ nữ các doanh nghiệp sẽ giao lưu theo từng nhóm ngành nghề và thưởng thức nghệ thuật cắm hoa Ikebana của nghệ nhân...