Loay hoay xác định nông sản chủ lực: Mỗi tỉnh chọn một “món”

Theo dõi VGT trên

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSLC) được xác định là vùng có nhiều thế mạnh để xây dựng các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, vì thế Bộ NNPTNT đã phối hợp Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức không ít hội thảo về liên kết, hợp tác sản xuất nông sản chủ lực tại các tiểu vùng thuộc ĐBSCL. Dù đã có định hướng chiến lược của Bộ NNPTNT, song các tiểu vùng vẫn khá lúng túng trong việc lựa chọn sản phẩm chiến lược phục vụ xuất khẩu.

LTS: Thời gian gần đây, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam từng chiếm vị thế chủ lực trên thị trường trong nước và xuất khẩu như gạo, cà phê, sắn, cao su… đang trên đà sụt giảm tăng trưởng. Trong khi đó, những mặt hàng lâu nay ít được quan tâm đầu tư như rau, đậu, trái cây lại có những bước tăng trưởng ngoạn mục. Điều này khiến nhiều nông dân và người quan tâm lĩnh vực nông nghiệp băn khoăn: Chọn cây gì làm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam?

Vẫn quẩn quanh cây lúa

Loay hoay xác định nông sản chủ lực: Mỗi tỉnh chọn một món - Hình 1

Thu hoạch lúa ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Huỳnh Xây

Mặc dù các tiểu vùng ở ĐBSCL có những thế mạnh khác nhau đối với các loại nông sản đặc sản, nhưng hầu như địa phương nào cũng lựa chọn cây lúa để phát triển. Điển hình như tiểu vùng bán đảo Cà Mau (gồm Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) cũng chọn cây lúa, hạt gạo làm sản phẩm chủ lực, dù xét về lợi thế vận chuyển, công nghệ, đầu mối tiêu thụ đều thua xa các tiểu vùng khác. Trong khi đó, các loại cây có khả năng và lợi thế lại chưa được chú ý đến như khóm (dứa), mía, chuối…

TS Lương Quang Xê (Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam) từng đưa ra cảnh báo: “Tình trạng thiếu nước ngọt cho trồng lúa và cả nước mặn cho nuôi trồng thủy sản vào các năm tới sẽ tiếp tục xảy ra do hệ thống thủy lợi cho toàn vùng ĐBSCL chưa hoàn chỉnh, trong khi đó tiểu vùng bán đảo Cà Mau sẽ thiếu nước ngọt do ĐBSCL không còn mùa lũ. Vì vậy, các địa phương trong vùng cần phải quy hoạch lại thủy lợi cũng như lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp”.

Ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, từ năm 2013, tỉnh đã triển khai chương trình phát triển nông sản chủ lực (giai đoạn 2013 – 2015, định hướng đến năm 2020) với tổng kinh phí thực hiện khoảng 300 tỷ đồng. Theo đó, tỉnh đã xây dựng nhãn hiệu cho 11 loại nông sản đặc trưng gắn liền với địa danh của từng địa phương trong tỉnh như: Cam sành Ngã Bảy, cam xoàn Phụng Hiệp, bưởi Năm Roi Phú Hữu, quýt đường Long Trị, chanh không hạt Châu Thành, khóm (dứa) Cầu Đúc, lúa Hậu Giang…

“Hiện nay, các vùng nguyên liệu chuyên canh của tỉnh Hậu Giang đã được hình thành, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, như vùng lúa chất lượng cao 32.000ha, vùng mía nguyên liệu 10.300ha, vùng cây có múi đặc sản 10.000ha, vùng khóm 2.000ha…” – ông Đồng thông tin.

TS Nguyễn Trọng Uyên – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NNPTNT) cho biết, lúa là sản phẩm chủ yếu của vùng tứ giác Long Xuyên, gồm An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và một số tỉnh đầu nguồn như Tiền Giang, Đồng Tháp. Tuy nhiên, các tiểu vùng khác cũng ưu tiên lựa chọn cây lúa làm sản phẩm chủ lực, điều này dẫn đến sản lượng lương thực toàn vùng ĐBSCL tăng cao trong nhiều năm nay và có nguy cơ dư thừa. Trong khi đó, bà con mỗi địa phương lại sử dụng tới 30-40 giống lúa, chưa chọn được giống đặc trưng cho từng tiểu vùng.

Ưu tiên xác định sản phẩm chủ lực riêng

Video đang HOT

PGS-TS Nguyễn Văn Sánh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL nhận định, việc tăng diện tích sản xuất lúa ở ĐBSCL đã làm tăng khí thải nhà kính, tiêu hao lượng nước trong khi nguồn tài nguyên này đang ngày càng hiếm. Vì vậy, tới đây bà con không nên tăng diện tích nữa, các nhà khoa học cần nghiên cứu xem để thu hoạch được 1kg lúa thì tốn bao nhiêu nước, làm tăng phát thải nhà kính thế nào, từ đó có hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa hợp lý. Hoặc thay vì trồng lúa liên tục thì nên chuyển sang mô hình lúa – tôm, lúa – màu…

Được biệt, đến nay tỉnh Đồng Tháp đã lựa chọn được 5 cây – con chủ lực để tập trung đầu tư gồm: Lúa gạo, hoa kiểng, xoài, cá tra và vịt. Theo UBND tỉnh này, sở dĩ chọn lúa làm cây chủ lực là vì nơi đây có hơn 541.800ha sản xuất lúa, sản lượng trên 3,31 triệu tấn/năm, tập trung ở các huyện, thị phía Bắc sông Tiền như: Cao Lãnh, Tháp Mười, Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự, Tân Hồng và thị xã Hồng Ngự. Đặc biệt, Đồng Tháp có thế mạnh về cây xoài nên đã ưu ái phát triển loại cây này thành ngành hàng chiến lược. Hiện tỉnh có hơn 9.200ha xoài, với sản lượng ước tính 30.000 tấn/năm (chủ yếu là xoài Cát Chu và xoài Cát Hòa Lộc).

Còn theo ông Cao Văn Trọng – Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, thời gian qua, tỉnh này tập trung phát triển các loại nông sản như dừa, bưởi da xanh, măng cụt, chôm chôm, sầu riêng. Trong đó, diện tích dừa không ngừng gia tăng từ 55.800ha năm 2011 lên 65.500ha vào năm 2015 với sản lượng dừa trái hiện nay là 552.500 tấn.

Nhiều tỉnh, thành khác trong vùng cũng đã xác định một số sản phẩm chủ lực riêng. Như Tiền Giang phát triển 7 loại trái cây đặc sản (vú sữa Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, sầu riêng Ngũ Hiệp, sơri Gò Công, khóm Tân Lập, bưởi lông Cổ Cò, xoài cát Hòa Lôc), nếp bè Chợ Gạo, lúa chất lượng cao, rau an toàn, các sản phẩm thủy sản (cá tra, tôm, nghêu). Vĩnh Long thì chọn các sản phẩm lúa gạo, trái cây, thủy sản. TP.Cần Thơ chọn lúa gạo, trái cây và cá nuôi nước ngọt…

Theo Dantri

Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường

Nông nghiệp đang bị dồn tới chân tường và nếu không thay đổi thì không thể nào thoát ra được. Nông nghiệp mà bế tắc sẽ dẫn đến cả nền kinh tế chết theo.

Đó là lời cảnh tỉnh của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong cuộc trò truyện cùng bà với chủ đề: "Từ báo cáo Việt Nam 2035: Nghĩ về con đường chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam".

Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường - Hình 1

Cuộc trò truyện thu hút được rất nhiều sự quan tâm

Đã đến lúc phải chọn một con đường khác để đi

Nông nghiệp Việt Nam hiện nay, theo Báo cáo Việt Nam 2035, đang đứng trước ngã 3 đường. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc chúng ta phải chọn một con đường khác để đi, không thể cứ "nhùng nhằng" đứng ở giữa được nữa.

Nguyên nhân là bị cạnh tranh về nguồn nhân lực, về đất, về nước do quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ cũng như hạ tầng ở Việt Nam đã lấy đi rất nhiều đất và nguồn nước của nông nghiệp.

Thứ hai là chi phí tăng lên, giá đầu vào cũng tăng liên tục khiến cho năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam bị giảm sút đi qua việc sử dụng quá mức vật tư và tài nguyên.

Thứ ba là cơ hội và thách thức rất lớn trên thị trường quốc tế hiện nay, nó đòi hỏi chúng ta phải tạo ra những sản phẩm được tin cậy, có chất lượng, an toàn cho người sử dụng và bền vững.

Đó là những yếu tố quyết định về khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong tương lai. Việt Nam không thể đứng vững trong top 5 nước xuất khẩu nông phẩm nếu nông phẩm của chúng ta không đáng tin cậy, chất lượng không đạt chuẩn, không an toàn cho người tiêu dùng hoặc nó không mang tính chất bền vững.

Có rất nhiều nước đã lấy tiêu chí bền vững vào yêu cầu nhập khẩu và người tiêu dùng ở các nước tiên tiến có quyền từ chối sản phẩm từ những nơi được cho là làm bẩn hoặc là làm theo kiểu bóc lột người lao động. Tất cả các tiêu chí như công bằng, bao dung hay sạch đều được đã đưa vào các cam kết về hội nhập, bà Lan cho biết thêm.

Ý nghĩa xuyên suốt của Báo cáo Việt Nam 2035 là phải tăng giá trị và giảm đầu vào. Giảm bớt đi các yếu tố thừa thãi gây ô nhiễm, gây vấn nạn cho xã hội để tăng giá trị, tăng chất lượng làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn và mọi người được hưởng lợi nhiều hơn. Thông điệp của "tăng giá trị, giảm đầu vào" là phải thay đổi chính sách ở cấp ngành Nông nghiệp và cả ở cấp quốc gia.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, hướng tới tương lai của năm 2030, nông nghiệp Việt Nam phải phát triển thành một hệ thống kinh doanh nông nghiệp hiện đại. Đây là một cách tiếp cận mới, xưa nay chúng ta chỉ nói tới việc sản xuất nông nghiệp chứ chưa đề cập tới kinh doanh nông nghiệp. Tỉ trọng của nông nghiệp ở khâu sản xuất giảm xuống chỉ còn đóng góp từ 8-9% của tổng GDP, nhưng kinh doanh nông nghiệp không giảm xuống mà còn đóng góp tới 15% của GDP.

Như vậy, 1/4 GDP của Việt Nam vẫn được tạo ra từ nông nghiệp, gồm cả hai khâu là sản xuất nông sản và kinh doanh nông nghiệp. Hiện nay, theo thống kê chính thức, nông nghiệp đã đóng góp khoảng 22% của GDP cho nên trong thời điểm cuối năm sắp tới đây sẽ có sự tăng trưởng, bà Lan cho biết.

Bà Lan cũng cho rằng, không chỉ phát triển kinh doanh nông nghiệp mà cần phải thay đổi cả cách sử dụng đất, cần tổ chức lại sản xuất và chuỗi giá trị cho nông nghiệp thay đổi. Nên chuyển đổi 1/3 đất trồng lúa hiện nay (khoảng 3,8 triệu ha đây là con số cứng mà Nhà nước đã giữ gần 10 năm qua) sang cho canh tác các ngành nông nghiệp khác, hoặc các dịch vụ sinh thái nông nghiệp.

Bà Chi Lan cho rằng, nông nghiệp Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong một phần tư thế kỉ vừa qua, để đưa Việt Nam là một trong năm nước xuất khẩu nông phẩm hàng đầu trên thế giới. Đây là một điều đáng tự hào khi các sản phẩm của chúng ta như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản,...trở thành những mặt hàng lớn.

Thế nhưng, hiệu quả, chất lượng, năng suất và phúc lợi cho nông dân lại thấp. Số lượng tăng nhanh nhưng hiệu quả của nông nghiệp lại thấp, chúng ta chủ yếu là xuất khẩu thô và không làm được gì hơn. Hiện nay, việc xuất khẩu thô lại cũng đang gặp khó khăn do không đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng.

Giải pháp

Những vướng mắc lớn nhất hiện nay của nền nông nghiệp Việt Nam được bà Lan nêu ra là đất và nước. Trong các nước ở khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam là nước mà có diện tích đất trên đầu người nông dân thấp nhất trong khu vực, trong đó vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi thấp nhất. Khan hiếm nước cũng đang dần thể hiện rõ ở trên toàn thế giới, khoảng 15 năm nữa lượng nước cung cấp sẽ chỉ còn 65% hiện nay.

Các thách thức đối với nền nông nghiệp nước nhà có thể sẽ nổi lên như dân số làm nông nghiệp già hóa, khó giữ các tài năng trẻ yêu thích nông nghiệp, tác động từ phát triển công nghệ, nhiều thảm họa môi trường, tranh chấp tài nguyên nước và biển trong khu vực.

Các giải pháp trong Báo cáo Việt Nam 2035, để đổi mới nông nghiệp là thực hiện phương châm "nhiều hơn từ ít hơn", phải đạt được những lợi ích kinh tế rộng lớn hơn trong khi sử dụng ít hơn các đầu vào, chuyển đổi sang thực hành sản xuất nông nghiệp dựa vào tri thức và cần "tăng kiến tạo, giảm chỉ đạo" của Nhà nước.

Cũng trong báo cáo này, để tạo môi trường phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường cần phải bảo hộ được quyền tài sản cho người nông dân như quyền sử dụng đất, nước và sở hữu trí tuệ của những người làm ra các phát kiến về nông nghiệp.

Phải sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước vì các doanh nghiệp này đang sử dụng quá nhiều đất nông nghiệp. Nên để các khu vực tư nhân tiến hành phát triển thị trường dịch vụ nông nghiệp và các dịch vụ như hậu cần, viễn thông, tài chính,...

Các chính sách thương mại và hoạt động đối ngoại cần Nhà nước phải làm để tìm thị trường như việc kí kết nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do FTA để mở cửa cho nông sản và giải quyết được các vấn đề xuyên biên giới như nguồn nước của sông Mekong.

Đổi mới thể chế về đất nông nghiệp chính là điều quan trọng nhất trong Báo cáo, đây là nút cơ bản cho phát triển nông nghiệp trong thời gian tới. Đổi mới ở đây là phải tích tụ được đất, nếu đất phân tán manh mún thì không có cách gì phát triển.

Bà Chi Lan cho rằng, cần có 1 thị trường giao dịch đất nông nghiệp với quy mô lớn thì mới có thể tăng khả năng tích tụ đất và thông qua thị trường đó người nông dân cũng có thể giữ được đất đai của mình. Nếu không có thông điệp từ thị trường, người nông dân cứ luôn đứng trước tình thế bị Nhà nước thu hồi đất mà không có quyền đàm phán thì rất khó.

Thị trường sẽ là kênh cho nông dân có quyền đàm phán, có tiếng nói của mình nhằm bảo vệ quyền của mình về đất đai đảm bảo thời hạn thuê đất và giao đất đủ dài để người nông dân làm và linh hoạt chuyển từ đất lúa sang đất khác. Việc cần làm trong tương lai là trao quyền sử dụng đất cho nông dân và các doanh nghiệp làm nông nghiệp.

Chuyên gia Phạm Chi Lan đã nhấn mạnh, thúc đẩy được nông nghiệp phát triển sẽ tạo động lực cho tăng trưởng hoặc là một mô hình mới, cách đi mới cho sự hồi phục và phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

Thế Hưng

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?
05:11:20 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ronaldo, Bruno Fernandes rời đội tuyển Bồ Đào Nha
13:02:06 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024
Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân
13:52:34 17/11/2024
Đậu nhồi nhân kiểu này rồi chiên giòn sẽ được món dân dã mà ngon, cả nhà ăn không thừa một miếng
15:41:03 17/11/2024

Tin mới nhất

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"

12:34:57 15/11/2024
Ngày 15/11, Công an xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thông tin có người chết trong bể nước của công ty K. đóng tại Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, là bịa đặt.

Có thể bạn quan tâm

Màu nào hợp với vàng mù tạt? những combo ăn điểm mùa thu đông 2024

Thời trang

18:54:15 17/11/2024
Phối màu vàng mù tạt có thể tạo ra nhiều phong cách khác nhau, từ năng động và cá tính đến thanh lịch và cổ điển. Để đạt được hiệu ứng thời trang cao nhất, bạn nên kết hợp màu này với các gam màu trung tính hoặc tông màu đậm.

Houthi tuyên bố ra đòn thành công nhằm vào cơ sở quan trọng của Israel ở Eilat

Thế giới

18:45:45 17/11/2024
Ông Saree nhấn mạnh chiến dịch chống Israel của các lực lượng Houthi sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động của Israel ở Dải Gaza chấm dứt và Dải Gaza được dỡ bỏ phong tỏa cũng như Israel chấm dứt hành động xâm nhập Liban.

Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ

Tv show

18:43:35 17/11/2024
Tối 16/11, tập 4 của chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 vừa lên sóng với loạt tiết mục ấn tượng đến từ 2 liên minh do Thu Phương - Mỹ Linh làm thủ lĩnh.

Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%

Netizen

18:33:06 17/11/2024
Thời gian gần đây, xuất hiện hàng loạt câu chuyện độc lạ thú vị quanh chủ đề người ngoại quốc hoà nhập văn hoá Việt, thậm chí là hoà tan.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,

Gyokeres lên tiếng về khả năng đến MU

Sao thể thao

14:55:53 17/11/2024
Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres đã có những chia sẻ về cơ hội theo chân HLV Ruben Amorim gia nhập MU trong thời gian tới.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

Sức khỏe

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.