Loay hoay kiểm soát chất lượng không khí
Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe người dân nhưng cơ quan chức năng chưa có giải pháp cấp bách, rõ ràng
Ngay 3-10, nhưng cơn mưa “vang” liên tuc trut xuông Ha Nôi va nhiêu khu vưc miên Băc nên tinh trang ô nhiêm không khi ơ khu vực đa cai thiên ro rêt. Cũng như vậy, những cơn mưa lớn trong 2 ngày vừa qua cũng góp phần “rửa” môi trường TP HCM.
Có chuyển biến
Đai diên Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tai nguyên va Môi trương TP Hà Nội) cho biêt theo thông tin quan trắc chất lượng không khí của chi cuc trong ngày 3-10, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được tại 10 điêm tại TP Hà Nội ở mức “trung bình”, trên dưới 100, nơi cao nhất là khu vực Hàng Đậu (124). Như vậy, chất lượng không khí của thủ đô đã có những chuyển biến tốt.
Khí thải từ xe cá nhân góp phần gây ô nhiễm không khí ở TP HCM Ảnh: LÊ PHONG
Tại TP HCM, tính đến trưa 3-10, ứng dụng cảnh báo ô nhiễm không khí AirVisual đã đưa ra những chỉ số tích cực hơn. Thay vì AQI liên tục đạt trên mức 150 thì nay đã giảm mạnh. Ghi nhận bằng trực quan cho thấy bầu trời TP HCM sáng 3-10 đã quang đãng hơn trước. Theo dự báo, những ngày tới, từ 3 giờ đến 5 giờ, không khí khá ô nhiễm vì thời điểm này có nhiều sương mù.
Video đang HOT
Còn theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, từ năm 2012 đến nay, AQI của TP ở mức thấp, chất lượng môi trường đô thị có cải thiện. Tuy nhiên, một số khu vực nội thành có thời điểm AQI lớn hơn 100, chủ yếu tại các nút giao thông trọng điểm như: Ngã tư Cách Mạng Tháng Tám – Ông Ích Đường (100,93), đường vào khu vực mỏ đá Hòa Nhơn (129,51), ngã ba đường Lê Trọng Tấn – Trường Chinh (130,59), khu làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước mới (167,86)…
Chưa có giải pháp rõ ràng
GS Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cho rằng nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí của Hà Nội nói riêng và các TP lớn nói chung là từ phương tiện giao thông; hoạt động xây dựng, công nghiệp và dân sinh. “Lượng phương tiện cá nhân quá nhiều, cần tăng phương tiện công cộng và vệ sinh đường phố” – GS Pham Ngoc Đăng nhận định.
Vân đê đăt ra la trong suốt cả đợt ô nhiễm không khí kéo dài vừa qua, gần như cơ quan chức năng Hà Nội và TP HCM không có giải pháp cấp bách nào để kiểm soát, giảm các nguồn thải gây ô nhiễm.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Vũ Đăng Định – Chanh Văn phong, ngươi phat ngôn cua UBND TP Ha Nôi – cho biết TP sẽ tiếp tục trồng 1 triệu cây xanh để cải thiện chất lượng không khí. Ngoài ra, TP Hà Nội đã chuyển từ hoạt động quét dọn rác thủ công sang xe cơ giới. Mục tiêu đến ngày 31-12-2020, toàn TP không còn bếp than tổ ong. Hiện nay, Hà Nội đã nhập xe phá dỡ công trình với công nghệ hiện đại, có thể nghiền bê-tông ngay khi phá dỡ. Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm các xe chở phế thải xây dựng không che chắn.
Còn theo ông Cao Tung Sơn, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM), hiện nay, công tác quan trắc không khí ở TP vẫn mang tính thủ công. Đơn vị đang nâng cấp hệ thống quan trắc, dự kiến đến năm 2020 sẽ có thêm 23 trạm tự động và 225 trạm bán tự động nhằm hình thành mạng lưới phủ kín TP. Những trạm này sẽ cho ra một bức tranh toàn cảnh không khí tại TP và từ đó có các biện pháp kéo giảm khí thải ra môi trường.
Đề xuất lập quỹ không khí sạch
Mấy ngày qua, trên diễn đàn về chất lượng không khí, một số chuyên gia đề xuất thành lập quỹ không khí sạch Việt Nam, lấy nguồn thu từ các loại thuế, phí môi trường. “Cần quy định rõ là phí môi trường cho khí thải phải dùng để quản lý không khí địa phương. Tránh trường hợp như phí nước thải, nguồn thu đưa về chung ngân sách địa phương, chỉ một số rất ít cho quỹ bảo vệ môi trường khiến hiệu quả không đáng kể” – TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, đề nghị.
HUY THANH – LÊ PHONG – BÍCH VÂN
Theo Nguoilaodong
Hiện tượng nghịch nhiệt tiếp tục khiến chất lượng không khí xấu đi
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, chất lượng không khí trên địa bàn thành phố trong tuần qua (từ ngày 22/09 - 28/09) đang tiếp tục xấu đi.
Nguyên nhân là do sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá lớn (từ 5-9 độ C) dẫn đến xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ, tạo ra lớp sương mù tầng thấp khiến các chất ô nhiễm trong không khí bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất, gây ô nhiễm.
Báo cáo chỉ số chất lượng không khí tại các tram quan trắc trên địa bàn thành phố Hà Nội do Chi cục Bảo vệ Môi trường công bố cho thấy, trong tuần qua, chất lượng không khí chủ yếu ở mức kém. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần, cả 10 trạm quan trắc đều có chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu.
Hiện tượng nghịch nhiệt tiếp tục khiến chất lượng không khí xấu đi
Cụ thể, tại các trạm quan trắc không khí nền đô thị như Trung Yên 3, Kim Liên, Tân Mai, Mỹ Đình và Tây Mỗ, chất lượng không đã giảm so với tuần trước đó, chỉ số chất lượng không khí ở mức kém là chủ yếu, còn lại ở mức trung bình và tốt. Đối với các trạm quan trắc giao thông nội đô (Hàng Đậu, Hoàn Kiếm và Thành Công), chất lượng không khí trong tuần qua cũng có xu hướng xấu đi.
Riêng Minh Khai và Phạm Văn Đồng là hai trạm quan trắc đặt tại khu vực có mật độ giao thông, chỉ số chất lượng không khí trong tuần tại 2 trạm này chủ yếu ở mức kém, có những ngày ở mức xấu. Chỉ số chất lượng không khí cao nhất tại 2 trạm Minh Khai và Phạm Văn Đồng lần lượt là 205 và 199.
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, trong tuần vừa qua điều kiện thời tiết tác động rất lớn đến chất lượng không khí tại Hà Nội. Vào ngày đầu tuần, trời có mưa rải rác tạo điều kiện thuận lợi cho việc khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí, nhiều trạm có chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt, còn lại ở mức trung bình.
Tuy nhiên, vào những ngày sau đó, trời không mưa, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá lớn (từ 5-9 độ C) dẫn đến xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ, tạo ra lớp sương mù tầng thấp khiến các chất ô nhiễm trong không khí không thoát lên được và bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất khiến chỉ số chất lượng không khí tăng cao.
Ngoài ra, việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa của các hộ dân khu vực ngoại thành gây ra khói bụi rất lớn tại chính khu vực đốt rơm rạ và các khu vực lân cận cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng không khí trên địa bàn thành phố trong tuần vừa qua.
Để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, Chi cục Bảo vệ Môi trường khuyến cáo người dân cần hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống. Các khu vực dân ngoại thành không đốt rơm rạ.
Cạnh đó, người dân nên tham gia các phương tiện công cộng như xe bus, xe điện, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân và nên sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông... để hạn chế phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường.
Mạnh Quân
Theo LĐTĐ
AirVisual: Chỉ số chất lượng không khí ở HN là từ nhiều trạm quan trắc Đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội nói các website chất lượng không khí thiếu khách quan vì lấy dữ liệu từ trạm của Đại sứ quán Mỹ. Đại diện AirVisual phủ nhận điều này. "Ở Hà Nội, chúng tôi lấy dữ liệu từ 14 trạm quan trắc, trong đó 10 trạm là của chính phủ, bao gồm 9 trạm...